(VTC News) - Dù kinh doanh được hơn 4 năm nhưng anh Hiển, Giám đốc một công ty kinh doanh dồ cho mẹ và bé, vẫn thường xuyên đem chiếc ôtô của nhà “gửi” tiệm cầm đồ để lấy tiền trang trải chi phí sản xuất và trả lương cho nhân viên.
Việc thật như đùa này không còn chuyện hiếm gặp với nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ như anh Hiển.
Tiệm cầm đồ mới là nơi cấp vốn
Từ khi mở công ty riêng hơn 4 năm nay, anh Hiển - Giám đốc một công ty kinh doanh đồ cho mẹ và bé thừa nhận đã phải 2 lần đi vay “nóng” ông chú và 2 lần “cắm” chiếc xe máy và chiếc ôtô Innova 7 chỗ để có tiền xoay xở cho công ty.
Anh kể năm đầu tiên là khó khăn nhất khi ấy sau khi “nịnh” mãi vợ mới giao hết tất cả sổ tiết kiệm cho mượn để làm ăn, anh vẫn phải đi vay “tín dụng đen” vì bế tắc. Khi đó, do hệ thống cửa hàng mới mở nên bị các nhãn hiệu sữa và các công ty đồ chơi trẻ em “bắt nạt”.
“Vì là nhãn hiệu nổi tiếng, lại được các bà mẹ bỉm sữa tín nhiệm nên họ nói thẳng phải trả tiền trước mới cho cửa hàng tôi bán sản phẩm. Mà những mặt hàng như bỉm, sữa thực tế lãi không nhiều, hàng tồn kho lớn nên lúc nào tôi cũng trong tình trạng thiếu tiền thừa hàng”, anh Hiển kể.
Mỗi đợt vay “nóng” như thế, lãi suất anh Hiển phải trả ít nhất cũng phải 1.000-1.300 đồng/triệu/ngày. “Đỉnh điểm là mùa Tết đầu tiên ra riêng kinh doanh, để có tiền trả nhân viên về quê ăn Tết, tôi phải cắm chiếc xe máy 70 triệu. Tết đó cũng chỉ ru rú ở nhà, không dám đi đâu”, anh kể.
Việc thật như đùa này không còn chuyện hiếm gặp với nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ như anh Hiển.
Tiệm cầm đồ mới là nơi cấp vốn
Từ khi mở công ty riêng hơn 4 năm nay, anh Hiển - Giám đốc một công ty kinh doanh đồ cho mẹ và bé thừa nhận đã phải 2 lần đi vay “nóng” ông chú và 2 lần “cắm” chiếc xe máy và chiếc ôtô Innova 7 chỗ để có tiền xoay xở cho công ty.
Anh kể năm đầu tiên là khó khăn nhất khi ấy sau khi “nịnh” mãi vợ mới giao hết tất cả sổ tiết kiệm cho mượn để làm ăn, anh vẫn phải đi vay “tín dụng đen” vì bế tắc. Khi đó, do hệ thống cửa hàng mới mở nên bị các nhãn hiệu sữa và các công ty đồ chơi trẻ em “bắt nạt”.
“Vì là nhãn hiệu nổi tiếng, lại được các bà mẹ bỉm sữa tín nhiệm nên họ nói thẳng phải trả tiền trước mới cho cửa hàng tôi bán sản phẩm. Mà những mặt hàng như bỉm, sữa thực tế lãi không nhiều, hàng tồn kho lớn nên lúc nào tôi cũng trong tình trạng thiếu tiền thừa hàng”, anh Hiển kể.
Mỗi đợt vay “nóng” như thế, lãi suất anh Hiển phải trả ít nhất cũng phải 1.000-1.300 đồng/triệu/ngày. “Đỉnh điểm là mùa Tết đầu tiên ra riêng kinh doanh, để có tiền trả nhân viên về quê ăn Tết, tôi phải cắm chiếc xe máy 70 triệu. Tết đó cũng chỉ ru rú ở nhà, không dám đi đâu”, anh kể.
Chuyện của anh Hiển được xem là “bình thường” trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay bởi rất ít khi các doanh nghiệp loại này vay được vốn ngân hàng.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận được vốn ngân hàng, 70% còn lại vô cùng khó khăn trong tiếp cận vốn, lúc vay được, lúc không nên dẫn đến việc khó lên kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
Một trong những lý do chính là thiếu tài sản đảm bảo. Trong nhiều năm trở lại đây, bài toán cho vay tín chấp được đặt ra rất nhiều lần nhưng thực tế các ngân hàng vẫn không dám “thả gà ra đuổi” bởi tín nhiệm của các doanh nghiệp lẫn chủ công ty chưa khiến họ yên tâm.
Ông Cao Sĩ Kiêm, khi còn giữ chức Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thừa nhận thực tế này. Theo ông, ngoài lý do doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện về tài sản, về pháp lý cũng như tính hiệu quả của sử dụng vốn ngân hàng đặt ra, còn có những nguyên nhân đến từ chính các tổ chức tín dụng. Ông nói, nhiều thủ tục chưa thông thoáng, thiếu kịp thời làm mất thời cơ của doanh nghiệp nên có một số không hăng hái tham gia.
“Nhỏ nhưng phải có võ”
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cái “yếu” lớn nhất của doanh nghiệp SME không phải là “nghèo” tài sản đảm bảo, “thiếu” quan hệ để vay ngân hàng mà là “kém” trong quản trị dòng tiền. Với một doanh nghiệp nhỏ hoặc thậm chí siêu nhỏ, chỉ cần quản lý tốt dòng tiền đã là một cách sinh lời tự nhiên.
Như trường hợp của anh Hiển, bản thân anh cũng thừa nhận không phải công ty kinh doanh ảo, có khách hàng thật, nguồn hàng ổn định nhưng anh chưa biết cách điều tiết dòng tiền và quản lý công nợ cho khôn khéo. “Nhiều khi tôi không hiểu tiền đi đâu trong khi rõ ràng là số lượng khách hàng của tôi tăng lên từng ngày, kho hàng hóa của chúng tôi cũng đầy lên nhanh chóng”, anh Hiển thắc mắc.
Đại diện VPBank, một ngân hàng TMCP hoạt động lâu năm trong ngành cũng chia sẻ khó khăn này với các doanh nghiệp. “Một doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể tối đa hóa khả năng sinh lời của đồng tiền bằng cách đầu tư, gửi tiết kiệm hoặc thậm chí trì hoãn việc chi ra, gọi tiền về sớm nhất có thể”, vị đại diện này cho biết.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận được vốn ngân hàng, 70% còn lại vô cùng khó khăn trong tiếp cận vốn, lúc vay được, lúc không nên dẫn đến việc khó lên kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
Một trong những lý do chính là thiếu tài sản đảm bảo. Trong nhiều năm trở lại đây, bài toán cho vay tín chấp được đặt ra rất nhiều lần nhưng thực tế các ngân hàng vẫn không dám “thả gà ra đuổi” bởi tín nhiệm của các doanh nghiệp lẫn chủ công ty chưa khiến họ yên tâm.
Ông Cao Sĩ Kiêm, khi còn giữ chức Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thừa nhận thực tế này. Theo ông, ngoài lý do doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện về tài sản, về pháp lý cũng như tính hiệu quả của sử dụng vốn ngân hàng đặt ra, còn có những nguyên nhân đến từ chính các tổ chức tín dụng. Ông nói, nhiều thủ tục chưa thông thoáng, thiếu kịp thời làm mất thời cơ của doanh nghiệp nên có một số không hăng hái tham gia.
“Nhỏ nhưng phải có võ”
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cái “yếu” lớn nhất của doanh nghiệp SME không phải là “nghèo” tài sản đảm bảo, “thiếu” quan hệ để vay ngân hàng mà là “kém” trong quản trị dòng tiền. Với một doanh nghiệp nhỏ hoặc thậm chí siêu nhỏ, chỉ cần quản lý tốt dòng tiền đã là một cách sinh lời tự nhiên.
Như trường hợp của anh Hiển, bản thân anh cũng thừa nhận không phải công ty kinh doanh ảo, có khách hàng thật, nguồn hàng ổn định nhưng anh chưa biết cách điều tiết dòng tiền và quản lý công nợ cho khôn khéo. “Nhiều khi tôi không hiểu tiền đi đâu trong khi rõ ràng là số lượng khách hàng của tôi tăng lên từng ngày, kho hàng hóa của chúng tôi cũng đầy lên nhanh chóng”, anh Hiển thắc mắc.
Đại diện VPBank, một ngân hàng TMCP hoạt động lâu năm trong ngành cũng chia sẻ khó khăn này với các doanh nghiệp. “Một doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể tối đa hóa khả năng sinh lời của đồng tiền bằng cách đầu tư, gửi tiết kiệm hoặc thậm chí trì hoãn việc chi ra, gọi tiền về sớm nhất có thể”, vị đại diện này cho biết.
Đại diện VPBank làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp ngay tại xưởng sản xuất của đơn vị |
Thay vì những hỗ trợ trên giấy tờ, báo chí và kiểu hô khẩu hiệu để bắt ép các nhà băng cho họ vay với lãi suất ưu đãi, các chuyên gia cho rằng nên tìm cách hướng dẫn doanh nghiệp quản lý dòng tiền tốt. Một số ngân hàng hiện nay đã nhìn ra điều này, thay vì đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng minh có nhà, có xe khi đi vay, họ sẵn sàng đưa ra các chương trình chiến lược đồng hành cùng doanh nghiệp.
Đại diện Ngân hàng VPBank chia sẻ: “Nhân viên của chúng tôi được đào tạo để thành nhà tư vấn tài chínhthay vì trở thành một nhân viên kinh doanh thuần túy. Tôi tin đó mới là điều các doanh nghiệp SME cần ở một tổ chức tài chính như VPBank.
Khi người chủ Doanh nghiệp muốn dùng một sản phẩm ngân hàng sẵn có, họ có thể đến bất cứ ngân hàng nào. Nhưng khi họ cần gợi ý về giải pháp tài chính có lợi cho việc kinh doanh của họ, họ sẽ tìm đến VPBank”.
Thanh Hường
Bình luận