(VTC News) - Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho rằng không thể ghi âm, ghi hình tất cả các vụ án mà chỉ nên bắt buộc ghi âm, ghi hình trong các vụ án nghiêm trọng.
Trong phiên thảo luận tổ chiều 27/5 về dự thảo Luật tố tụng hình sự (sửa đổi), quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can và 'quyền im lặng' nhận được nhiều tranh luận của các đại biểu quốc hội.
Không nên bắt buộc phải ghi âm, ghi hình
Tranh luận về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 174) của dự thảo Luật tố tụng hình sự (sửa đổi), ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP.Hà Nội nêu thực tế, luật không bắt buộc nhưng trong một số vụ án nghiêm trọng, bị can, bị cáo thay đổi lời khai liên tục buộc công an Hà Nội cũng phải ghi âm ghi hình.
Nhưng việc ghi âm, ghi hình ở đây không phải cứ đặt máy quay, máy ghi âm là xong, mà phải lập biên bản ghi rõ cuộc hỏi cung được ghi bằng máy gì, mã số máy, rồi cho bị can nghe lại, sau đó lập biên bản niêm phong…. thì bản ghi âm đó mới có giá trị pháp lý.
“Một điều tra viên điều tra 30-60 vụ, mỗi bị can ít nhất là 6-7 bản cung, nhiều thì tới 60-70 bản cung. Trang bị hệ thống ghi âm, ghi hình bao nhiêu cho đủ? Ghi âm, ghi hình hết thì cất trữ ở đâu cho đủ?", Tướng Chung đặt vấn đề và đề xuất “chỉ nên quy định ghi âm, ghi hình đối với những vụ án phức tạp”.
Phó Giám đốc công an TP.HCM Lê Đông Phong cũng cho rằng, ghi âm, ghi hình trong một số trường hợp là cần thiết, nhưng phải ghi bằng phim để đảm bảo tính an toàn của chứng cứ.
Tuy nhiên, ai quản lý ghi âm, ghi hình và ghi ở giai đoạn nào phải được quy định cụ thể, nếu không sẽ làm khó cho công tác điều tra.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, hiện nay 60% phạm pháp là có chứng cứ, vậy có cần thiết phải ghi âm, ghi hình? .
"Việc ghi âm, ghi hình trong mọi trường hợp là lý tưởng hoá và gây tốn kém ngân sách của nhà nước", ông Đương nói.
"Quyền im lặng" là như thế nào?
Ngoài vấn đề ghi âm ghi hình, một trong những vấn đề cũng được "mổ xẻ" trong buổi thảo luận tại tổ về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là “quyền im lặng” trong bộ luật này.
Theo Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an, thời gian qua đã nảy ra cuộc tranh luận về cái gọi là “quyền im lặng”, sau một hồi thảo luận thì mới đi đến quy định trong dự thảo luật là: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, quy định không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc tự nhận mình có tội thì không chuẩn lắm, làm khó khăn cho hoạt động điều tra.
"Tôi đề nghị quy định lại là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội”, ông Hiếu nói.
Phó Giám đốc Công an TP.HCM Lê Đông Phong cũng cho rằng, lời khai vẫn là một chứng cứ. Quy định bị can, bị cáo không cần khai là máy móc. Mình nên quy định bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, không bị ép buộc. Đừng nhìn vào một số vụ oan sai mà đảo lộn tất cả.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, quy định quyền im lặng của người phạm tội là không đúng. Khi im lặng là lúc chưa có luật sư.
Còn im lặng, không khai là bất lợi. Không buộc phải khai, phải nhận tội ngầm hiểu là im lặng, không khai báo gì cả. Giết người cướp của cũng không khai báo là không đúng.
Châu Anh
Trong phiên thảo luận tổ chiều 27/5 về dự thảo Luật tố tụng hình sự (sửa đổi), quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can và 'quyền im lặng' nhận được nhiều tranh luận của các đại biểu quốc hội.
Không nên bắt buộc phải ghi âm, ghi hình
Tranh luận về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 174) của dự thảo Luật tố tụng hình sự (sửa đổi), ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP.Hà Nội nêu thực tế, luật không bắt buộc nhưng trong một số vụ án nghiêm trọng, bị can, bị cáo thay đổi lời khai liên tục buộc công an Hà Nội cũng phải ghi âm ghi hình.
Giám đốc Công an TP Hà Nội (phía bên phải) thảo luận về quy định ghi âm ghi hình |
“Một điều tra viên điều tra 30-60 vụ, mỗi bị can ít nhất là 6-7 bản cung, nhiều thì tới 60-70 bản cung. Trang bị hệ thống ghi âm, ghi hình bao nhiêu cho đủ? Ghi âm, ghi hình hết thì cất trữ ở đâu cho đủ?", Tướng Chung đặt vấn đề và đề xuất “chỉ nên quy định ghi âm, ghi hình đối với những vụ án phức tạp”.
Phó Giám đốc công an TP.HCM Lê Đông Phong cũng cho rằng, ghi âm, ghi hình trong một số trường hợp là cần thiết, nhưng phải ghi bằng phim để đảm bảo tính an toàn của chứng cứ.
Tuy nhiên, ai quản lý ghi âm, ghi hình và ghi ở giai đoạn nào phải được quy định cụ thể, nếu không sẽ làm khó cho công tác điều tra.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, hiện nay 60% phạm pháp là có chứng cứ, vậy có cần thiết phải ghi âm, ghi hình? .
"Việc ghi âm, ghi hình trong mọi trường hợp là lý tưởng hoá và gây tốn kém ngân sách của nhà nước", ông Đương nói.
"Quyền im lặng" là như thế nào?
Ngoài vấn đề ghi âm ghi hình, một trong những vấn đề cũng được "mổ xẻ" trong buổi thảo luận tại tổ về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là “quyền im lặng” trong bộ luật này.
Theo Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an, thời gian qua đã nảy ra cuộc tranh luận về cái gọi là “quyền im lặng”, sau một hồi thảo luận thì mới đi đến quy định trong dự thảo luật là: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, quy định không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc tự nhận mình có tội thì không chuẩn lắm, làm khó khăn cho hoạt động điều tra.
"Tôi đề nghị quy định lại là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội”, ông Hiếu nói.
Phó Giám đốc Công an TP.HCM Lê Đông Phong cũng cho rằng, lời khai vẫn là một chứng cứ. Quy định bị can, bị cáo không cần khai là máy móc. Mình nên quy định bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, không bị ép buộc. Đừng nhìn vào một số vụ oan sai mà đảo lộn tất cả.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, quy định quyền im lặng của người phạm tội là không đúng. Khi im lặng là lúc chưa có luật sư.
Còn im lặng, không khai là bất lợi. Không buộc phải khai, phải nhận tội ngầm hiểu là im lặng, không khai báo gì cả. Giết người cướp của cũng không khai báo là không đúng.
Châu Anh
Bình luận