Vì sao địa phương cương quyết tới cùng không chấp nhận phương án đền bù QSDĐ cho 15 cá nhân tổ hưu trí dù đã được xác minh, thẩm tra thực tế và pháp lý của nhiều cơ quan chuyên môn ở Trung ương, đã 2 đời phó Thủ tướng phụ trách chỉ đạo thực hiện?
PV nhận được hồ sơ khiếu nại của ông Nguyễn Văn Tổng và 14 hộ dân vào thời điểm đoàn thanh tra liên ngành chuẩn bị làm việc.
Đọc bộ hồ sơ chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, khó hiểu. Vì sao địa phương cương quyết tới cùng không chấp nhận phương án đền bù QSDĐ cho 15 cá nhân tổ hưu trí dù đã được xác minh, thẩm tra thực tế và pháp lý của nhiều cơ quan chuyên môn ở Trung ương, đã 2 đời phó Thủ tướng phụ trách chỉ đạo thực hiện?
Nghe người khiếu nại nói
Tại căn nhà của ông Huỳnh Văn Tiến, thành viên của tổ hưu trí ở TP. Vũng Tàu, PV được nghe trình bày của ông Tiến và ông Nguyễn Văn Tổng. Là những người đã tham gia kháng chiến, công tác lâu năm nên họ khá am tường về luật pháp.
Ông Tổng nói: “Chúng tôi bức xúc lắm. Đời người “vướng” phải con đường khiếu nại khác chi mắc nạn. Nhiều anh em trong chúng tâm lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi đã đầu tư bao công sức vào cải tạo đất, trồng cây nuôi cá. Trận bão số 9 năm 2006 tàn phá sạch. Rồi đất bị thu hồi nên có làm được gì đâu”.
Nói về nguồn gốc đất, ông Tiến kể lại: “Hồi đó sau Đại hội 6, Đảng và Nhà nước kêu gọi mọi người dân hãy tích cực lao động, SX “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Thấy đất nông trường bỏ hoang, chúng tôi làm đơn xin được giao để tăng gia cải thiện đời sống. Vợ chồng tôi nuôi heo, đi xin nước cơm, trồng rau, bán được đồng nào đổ vào đất tham gia trồng cây mong mỏi sau này bán được có chút vốn liếng. Lúc ấy đất hoang hóa, cằn cỗi. Mấy ai quan tâm và cũng không nghĩ sau này đất sẽ tăng giá”.
15 cá nhân cùng nhau làm đơn lấy tên cho dễ gọi là tổ hưu trí. Đơn của họ gửi cho UBND phường 11 nhận, UBND phường thành lập hội đồng xét. Cũng cần nhắc lại thời điểm đó Bà Rịa – Vũng Tàu đang là đặc khu, chính quyền chỉ 2 cấp chứ không phải như bây giờ. “Vả lại pháp luật về đất đai lúc ấy còn đang sơ sài, chưa chặt chẽ như bây giờ!”, ông Tiến nói thêm.
Tổ hưu trí SX ổn định khá lâu. Trong thời gian đó các cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra và hướng dẫn cho họ đăng ký QSDĐ. Nhưng sau đó có quy hoạch nên không đăng ký được. Và UBND TP. Vũng Tàu có QĐ thu hồi. Là những cán bộ nhà nước nên tổ hưu trí chấp hành. Tuy nhiên, phương án đền bù, bồi thường của chính quyền đã đẩy tổ hưu trí vào con đường khiếu kiện.
Ông Tiến tỏ ra vô cùng bức xúc: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, ai cũng phải sống và làm việc theo pháp luật. Sao lại có chuyện “trên bảo dưới không nghe” kéo dài mãi? Chúng tôi bị đối xử không công bằng. Các bộ ngành trung ương đều xác định khiếu nại của chúng tôi là đúng. Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết cho chúng tôi. Nhưng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiên quyết từ chối tới cùng, moi móc ra đủ thứ chuyện đâu đâu để bác yêu cầu của chúng tôi”.
Ông Tiến, ông Tổng cho biết thêm, ngoài việc bác đơn, kiểm tra chà xát tới lui mấy bận, tổ hưu trí còn bị dư luận xấu bủa vây như “chạy” các cơ quan chính phủ mấy tỷ để có kết luận có lợi v.v…
Trả lời câu hỏi về nguyện vọng muốn đề đạt gì với đoàn thanh tra liên ngành sắp vào, ông Tiến khẳng khái: “Nguyện vọng của chúng tôi là được đối xử theo đúng pháp luật. Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chúng tôi. Khi giao đất có hội đồng của chính quyền xét duyệt, bao nhiêu năm chúng tôi đổ công sức tiền của vào không thấy nói chúng tôi sai.
Thậm chí chúng tôi còn được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cấp QSDĐ. Nếu không quy hoạch thì chúng tôi đã có sổ đỏ. Nay thu hồi thì kiếm ra đủ lý do để bác bỏ quyền của chúng tôi mà luật pháp cho phép, phủ nhận cả những việc làm của chính quyền lúc bấy giờ, “vạch lá tìm sâu” cả tên người đóng thuế để… Có thể có vài sơ suất như vậy nhưng đó không phải là lỗi của chúng tôi”.
Tổ hưu trí còn gửi cho chúng tôi bộ hồ sơ về tổ phụ lão tương tư. Các thành viên tổ phụ lão cũng được UBND phường 11 cấp đất cho SX từ năm 1985. Đất sử dụng ổn định liên tục. Sau đó đất cũng vào diện quy hoạch và thu hồi, họ được đền bù cả QSDĐ…
Vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ địa phương
Như vậy, việc giải quyết khiếu nại của 15 thành viên tổ hưu trí là từ đâu vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp chính thức từ phía địa phương.
Bởi, nếu cho rằng “do cách vận dụng luật pháp về đất đai” vì luật pháp về đất đai của Việt Nam vốn phức tạp nhất thế giới thì khi đã có kết luận chính thức của các cơ quan chuyên môn và đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện thì UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải thực hiện dù không đồng tình. Đó là nguyên tắc căn bản nhất của công tác quản lý. Tại sao ở đây các chỉ đạo của Chính phủ đều “lùi bước” trước những “phát hiện mới” của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đến mức sau 6 năm thu hồi đất và khiếu nại, 3 cơ quan Bộ và ngang bộ, Chính phủ, chưa kể các cơ quan Đảng, vào cuộc tham gia xác minh, điều tra làm rõ để có kết luận để nay lại trở lại vạch xuất phát ban đầu mà đoàn thanh tra liên ngành vừa phải vào cuộc?
Quả là khó hiểu với trường hợp giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Tổng và 14 cá nhân tổ hưu trí ở phường 11, TP. Vũng Tàu. Pháp luật về đất đai của chúng ta vốn dĩ đã phức tạp nhất thế giới song cách vận dụng do con người thực hiện như thế này khiến cho sự phức tạp được nhân lên gấp bội lần, thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân vô kể. Đó là chưa nói đến hậu quả xấu về an ninh trật tự xã hội!
Theo VNN
Đọc bộ hồ sơ chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, khó hiểu. Vì sao địa phương cương quyết tới cùng không chấp nhận phương án đền bù QSDĐ cho 15 cá nhân tổ hưu trí dù đã được xác minh, thẩm tra thực tế và pháp lý của nhiều cơ quan chuyên môn ở Trung ương, đã 2 đời phó Thủ tướng phụ trách chỉ đạo thực hiện?
Nghe người khiếu nại nói
Tại căn nhà của ông Huỳnh Văn Tiến, thành viên của tổ hưu trí ở TP. Vũng Tàu, PV được nghe trình bày của ông Tiến và ông Nguyễn Văn Tổng. Là những người đã tham gia kháng chiến, công tác lâu năm nên họ khá am tường về luật pháp.
Ông Tổng bức xúc trình bày về nguồn gốc đất. |
Nói về nguồn gốc đất, ông Tiến kể lại: “Hồi đó sau Đại hội 6, Đảng và Nhà nước kêu gọi mọi người dân hãy tích cực lao động, SX “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Thấy đất nông trường bỏ hoang, chúng tôi làm đơn xin được giao để tăng gia cải thiện đời sống. Vợ chồng tôi nuôi heo, đi xin nước cơm, trồng rau, bán được đồng nào đổ vào đất tham gia trồng cây mong mỏi sau này bán được có chút vốn liếng. Lúc ấy đất hoang hóa, cằn cỗi. Mấy ai quan tâm và cũng không nghĩ sau này đất sẽ tăng giá”.
15 cá nhân cùng nhau làm đơn lấy tên cho dễ gọi là tổ hưu trí. Đơn của họ gửi cho UBND phường 11 nhận, UBND phường thành lập hội đồng xét. Cũng cần nhắc lại thời điểm đó Bà Rịa – Vũng Tàu đang là đặc khu, chính quyền chỉ 2 cấp chứ không phải như bây giờ. “Vả lại pháp luật về đất đai lúc ấy còn đang sơ sài, chưa chặt chẽ như bây giờ!”, ông Tiến nói thêm.
Tổ hưu trí SX ổn định khá lâu. Trong thời gian đó các cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra và hướng dẫn cho họ đăng ký QSDĐ. Nhưng sau đó có quy hoạch nên không đăng ký được. Và UBND TP. Vũng Tàu có QĐ thu hồi. Là những cán bộ nhà nước nên tổ hưu trí chấp hành. Tuy nhiên, phương án đền bù, bồi thường của chính quyền đã đẩy tổ hưu trí vào con đường khiếu kiện.
Ông Tiến tỏ ra vô cùng bức xúc: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, ai cũng phải sống và làm việc theo pháp luật. Sao lại có chuyện “trên bảo dưới không nghe” kéo dài mãi? Chúng tôi bị đối xử không công bằng. Các bộ ngành trung ương đều xác định khiếu nại của chúng tôi là đúng. Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết cho chúng tôi. Nhưng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiên quyết từ chối tới cùng, moi móc ra đủ thứ chuyện đâu đâu để bác yêu cầu của chúng tôi”.
Ông Tiến, ông Tổng cho biết thêm, ngoài việc bác đơn, kiểm tra chà xát tới lui mấy bận, tổ hưu trí còn bị dư luận xấu bủa vây như “chạy” các cơ quan chính phủ mấy tỷ để có kết luận có lợi v.v…
Trả lời câu hỏi về nguyện vọng muốn đề đạt gì với đoàn thanh tra liên ngành sắp vào, ông Tiến khẳng khái: “Nguyện vọng của chúng tôi là được đối xử theo đúng pháp luật. Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chúng tôi. Khi giao đất có hội đồng của chính quyền xét duyệt, bao nhiêu năm chúng tôi đổ công sức tiền của vào không thấy nói chúng tôi sai.
Thậm chí chúng tôi còn được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cấp QSDĐ. Nếu không quy hoạch thì chúng tôi đã có sổ đỏ. Nay thu hồi thì kiếm ra đủ lý do để bác bỏ quyền của chúng tôi mà luật pháp cho phép, phủ nhận cả những việc làm của chính quyền lúc bấy giờ, “vạch lá tìm sâu” cả tên người đóng thuế để… Có thể có vài sơ suất như vậy nhưng đó không phải là lỗi của chúng tôi”.
Tổ hưu trí còn gửi cho chúng tôi bộ hồ sơ về tổ phụ lão tương tư. Các thành viên tổ phụ lão cũng được UBND phường 11 cấp đất cho SX từ năm 1985. Đất sử dụng ổn định liên tục. Sau đó đất cũng vào diện quy hoạch và thu hồi, họ được đền bù cả QSDĐ…
Vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ địa phương
Văn bản đấu qua đấu lại của các cơ quan chức năng. |
Bởi, nếu cho rằng “do cách vận dụng luật pháp về đất đai” vì luật pháp về đất đai của Việt Nam vốn phức tạp nhất thế giới thì khi đã có kết luận chính thức của các cơ quan chuyên môn và đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện thì UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải thực hiện dù không đồng tình. Đó là nguyên tắc căn bản nhất của công tác quản lý. Tại sao ở đây các chỉ đạo của Chính phủ đều “lùi bước” trước những “phát hiện mới” của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đến mức sau 6 năm thu hồi đất và khiếu nại, 3 cơ quan Bộ và ngang bộ, Chính phủ, chưa kể các cơ quan Đảng, vào cuộc tham gia xác minh, điều tra làm rõ để có kết luận để nay lại trở lại vạch xuất phát ban đầu mà đoàn thanh tra liên ngành vừa phải vào cuộc?
Quả là khó hiểu với trường hợp giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Tổng và 14 cá nhân tổ hưu trí ở phường 11, TP. Vũng Tàu. Pháp luật về đất đai của chúng ta vốn dĩ đã phức tạp nhất thế giới song cách vận dụng do con người thực hiện như thế này khiến cho sự phức tạp được nhân lên gấp bội lần, thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân vô kể. Đó là chưa nói đến hậu quả xấu về an ninh trật tự xã hội!
Theo VNN
Bình luận