(VTC News) – Liên tiếp trong một thời gian ngắn có tới 4 nhà văn, nhà thơ nổi tiếng xin rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng HCM. Giải thưởng cao quý về văn học năm nay đang vào mùa giông gió.
Đầu tiên là nhà văn lão thành Sơn Tùng, tác giả nổi tiếng của Búp sen xanh viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh, người vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cuối tháng 7 vừa rồi nộp đơn xin rút tên khỏi danh sách Giải thưởng nhà nước về văn học.
Theo bà Hồng Mai, vợ nhà văn, ban đầu gia đình làm hồ sơ đăng ký Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà văn nhưng sau khi đại diện Hội Nhà văn Việt Nam gọi điện lại bảo rằng, năm nay không có Giải thưởng Hồ Chí Minh nên gia đình bà đã đổi hồ sơ sang Giải thưởng Nhà nước. Khi đọc được thông tin trên mạng, bà cùng gia đình mới biết là năm nay vẫn có Giải thưởng Hồ Chí Minh và có tới 10 nhà văn được đề cử. Vì nhận thấy sự không rõ ràng trong thông tin giải thưởng nên bà cùng gia đình đã làm đơn xin rút tên nhà văn Sơn Tùng ra khỏi giải.
Sau khi nhà văn lão thành Bùi Sơn Tùng xin rút tên khỏi Giải thưởng Nhà nước thì đến lượt nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng làm đơn xin rút khỏi giải thưởng cao quý này. Thông tin trên được chủ tịch Hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm nay, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Trí Huân cho biết trên báo Tuổi trẻ.
Giải thích cho lý do rút khỏi giải, nhà thơ của trường ca Mặt đường khát vọng cho biết, tác phẩm thơ Cõi lặng của ông chỉ mới xuất bản 3 năm, chưa đủ thời gian 5 năm để tham gia xét Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn lão thành Nguyên Ngọc cũng xin tự rút lui khỏi Giải thưởng Hồ Chí Minh. “Tôi là một người lao động bình thường. Tôi như một anh thợ mộc. Tôi làm ra sản phẩm, bán cho nhân dân và có thu nhập bằng sức lao động của mình. Anh thợ mộc có được ai đưa tiền cho để anh ta làm việc đâu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành cho biết.
Tác giả của Rừng xà nu còn giải thích thêm, ông không làm hồ sơ và cũng không quan tâm đến chuyện này và đây chưa phải là thời điểm thích hợp. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên vị nhà văn đa tài này từ chối xét tặng các giải thưởng cao quý.
Trường hợp mới nhất là gia đình nhà văn Sơn Nam cũng đã gửi đơn tới Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Thỉnh để xin rút tên ra khỏi giải. “Sinh thời ông cụ không màng giải thưởng, danh vọng, chỉ muốn viết để kiếm sống và để đi vào lòng người đọc”, đại diện gia đình nhà văn Sơn Nam giải thích cho lý do xin rút ra khỏi Giải thưởng Nhà nước.
Con rể cố nhà văn của Hương rừng Cà Mau còn cho biết thêm, vì ông cụ đã mất, gia đình không muốn đưa tên ông cụ ra để bình xét giải thưởng mà chỉ muốn cho người đã khuất được yên nghỉ.
Đâu là nguyên do?
Trong khi ở các lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật truyền thống và nhiều lĩnh vực khác, các nghệ sỹ đua nhau tranh cãi, khiếu kiện vì mình không có tên trong danh sách đề cử thì ở lĩnh vực văn học đang diễn ra một điều ngược lại. Lý do thì mỗi người đều có một lý do khác nhau và đều xác đáng cả còn theo chủ tịch Hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm nay, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Trí Huân thì: Chuyện các nhà văn xin rút ra khỏi giải là bình thường, đó là quyền và nguyện vọng của họ và Hội Nhà văn Việt Nam tôn trọng những quyết định ấy.
Như vậy, liên tiếp trong một thời gian ngắn có tới 4 nhà văn, nhà thơ danh tiếng xin rút lui khỏi Giải thưởng HCM, Giải thưởng Nhà nước về văn học, không biết tiếp theo họ còn ai nữa? Có thể do các nhà văn, nhà thơ cùng gia đình của họ cảm thấy chưa phải là thời điểm thích hợp để xét giải hoặc vì tiêu chí đưa ra của năm nay cũng như cách thức xét giải có nhiều bất cập và chưa rõ ràng khiến các nhà văn tự ái?! Vấn đề này rất khó để có một câu trả lời thỏa đáng.
Tính chung trên mọi lĩnh vực, không riêng gì văn học mà từ âm nhạc, nghệ thuật truyền thống đến các lĩnh vực khác, từ ngày rộ lên thông tin về việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND đã có quá nhiều phiền toái xảy ra. Khiếu kiện, tranh cãi, kể cả nói xấu nhau trên các diễn đàn, trên báo mạng… Những sự việc ngoài mong muốn ấy vô hình chung đang làm cho giải thưởng mất đi ít nhiều sự danh giá, ý nghĩa. Cũng không thể phủ nhận một điều rằng về tiêu chí, cách thức xét giải và cách làm việc của các cấp hội đồng còn nhiều bất cập. Để có một mùa xét tặng lần sau “thuận buồm xuôi gió”, ít ì xèo tranh cãi, đòi hòi ngay từ bây giờ cần có một sự điểu chỉnh tích cực và hợp lý ở mọi khâu cả xét duyệt lẫn đề cử!
Hoàng Nghĩa
Đầu tiên là nhà văn lão thành Sơn Tùng, tác giả nổi tiếng của Búp sen xanh viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh, người vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cuối tháng 7 vừa rồi nộp đơn xin rút tên khỏi danh sách Giải thưởng nhà nước về văn học.
Nhà văn Sơn Tùng và vợ |
Sau khi nhà văn lão thành Bùi Sơn Tùng xin rút tên khỏi Giải thưởng Nhà nước thì đến lượt nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng làm đơn xin rút khỏi giải thưởng cao quý này. Thông tin trên được chủ tịch Hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm nay, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Trí Huân cho biết trên báo Tuổi trẻ.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm |
Đồng thời với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn lão thành Nguyên Ngọc cũng xin tự rút lui khỏi Giải thưởng Hồ Chí Minh. “Tôi là một người lao động bình thường. Tôi như một anh thợ mộc. Tôi làm ra sản phẩm, bán cho nhân dân và có thu nhập bằng sức lao động của mình. Anh thợ mộc có được ai đưa tiền cho để anh ta làm việc đâu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành cho biết.
Nhà văn Nguyên Ngọc |
Trường hợp mới nhất là gia đình nhà văn Sơn Nam cũng đã gửi đơn tới Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Thỉnh để xin rút tên ra khỏi giải. “Sinh thời ông cụ không màng giải thưởng, danh vọng, chỉ muốn viết để kiếm sống và để đi vào lòng người đọc”, đại diện gia đình nhà văn Sơn Nam giải thích cho lý do xin rút ra khỏi Giải thưởng Nhà nước.
Nhà văn Sơn Nam |
Đâu là nguyên do?
Trong khi ở các lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật truyền thống và nhiều lĩnh vực khác, các nghệ sỹ đua nhau tranh cãi, khiếu kiện vì mình không có tên trong danh sách đề cử thì ở lĩnh vực văn học đang diễn ra một điều ngược lại. Lý do thì mỗi người đều có một lý do khác nhau và đều xác đáng cả còn theo chủ tịch Hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm nay, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Trí Huân thì: Chuyện các nhà văn xin rút ra khỏi giải là bình thường, đó là quyền và nguyện vọng của họ và Hội Nhà văn Việt Nam tôn trọng những quyết định ấy.
Như vậy, liên tiếp trong một thời gian ngắn có tới 4 nhà văn, nhà thơ danh tiếng xin rút lui khỏi Giải thưởng HCM, Giải thưởng Nhà nước về văn học, không biết tiếp theo họ còn ai nữa? Có thể do các nhà văn, nhà thơ cùng gia đình của họ cảm thấy chưa phải là thời điểm thích hợp để xét giải hoặc vì tiêu chí đưa ra của năm nay cũng như cách thức xét giải có nhiều bất cập và chưa rõ ràng khiến các nhà văn tự ái?! Vấn đề này rất khó để có một câu trả lời thỏa đáng.
Tính chung trên mọi lĩnh vực, không riêng gì văn học mà từ âm nhạc, nghệ thuật truyền thống đến các lĩnh vực khác, từ ngày rộ lên thông tin về việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND đã có quá nhiều phiền toái xảy ra. Khiếu kiện, tranh cãi, kể cả nói xấu nhau trên các diễn đàn, trên báo mạng… Những sự việc ngoài mong muốn ấy vô hình chung đang làm cho giải thưởng mất đi ít nhiều sự danh giá, ý nghĩa. Cũng không thể phủ nhận một điều rằng về tiêu chí, cách thức xét giải và cách làm việc của các cấp hội đồng còn nhiều bất cập. Để có một mùa xét tặng lần sau “thuận buồm xuôi gió”, ít ì xèo tranh cãi, đòi hòi ngay từ bây giờ cần có một sự điểu chỉnh tích cực và hợp lý ở mọi khâu cả xét duyệt lẫn đề cử!
Hoàng Nghĩa
Bình luận