(VTC News) - Trong lĩnh vực thông tin di động, dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng là nhóm đang có xu hướng tăng trưởng và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2015-2020, góp phần bù đắp cho phần sụt giảm doanh thu của dịch vụ thoại và SMS truyền thống của các nhà mạng.
Đây là xu hướng phát triển của lĩnh vực thông tin di động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong chiến lược của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2015-2020 cũng đã thể hiện rõ xu hướng này với mục tiêu doanh thu dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng đến năm 2020 phải đạt 15.150 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền (Pay TV) đạt 1.934 tỷ đồng.
Một trong những yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc kinh doanh dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng là phải nhận diện được các xu hướng phát triển của công nghệ và dịch vụ trên thế giới để xây dựng các giải pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Theo báo cáo từ các kết quả khảo sát và nghiên cứu, giai đoạn 2015-2020 sẽ đánh dấu sự phát triển và bùng nổ của 6 công nghệ sau trên thị trường thế giới nói chung và thị trường viễn thông Việt Nam nói riêng:
Thứ nhất, Internet của vạn vật (Internet of Thing -IoT): Đây là một khái niệm trong đó mọi thiết bị được cung cấp các định danh riêng và có khả năng truyền dữ liệu tự động qua một mạng lưới mà không cần có sự tương tác giữa con người – con người, con người – máy tính.
Internet of Thing có ứng dụng rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực từ quản lý môi trường, quản lý quy trình sản xuất và thiết bị tự động hóa, quản lý thiết bị cá nhân. Đây cũng là nền tảng cơ sở cho các xu hướng M2M, điện toán đám mây và dữ liệu lớn Big Data.
Thứ hai là công nghệ cho phép các thiết bị có thể trao đổi với các hệ thống thông qua mạng vô tuyến hoặc hữu tuyến (M2M). M2M được xem là một thành phần của Internet của vạn vật (IoT) để mang lại lợi ích cho cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc áp dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải, hậu cần (logistic), điện lưới thông minh, thành phố thông minh (Smart City) với ứng dụng giám sát và điều khiển.
Thứ ba là Điện toán đám mây: Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ, công nghệ này cho phép thay vì một máy tính xử lý một việc, trong điện toán đám mây, nhiều hệ thống máy tính cùng nhau xử lý một việc. Điểm quan trọng là khả năng mở rộng năng lực (cho phép thêm thiết bị để thêm năng lực xử lý bất kỳ lúc nào) và việc không giới hạn về vị trí địa lý của các thiết bị xử lý.
Thứ tư là Thương mại di động (M-commerce): Đã và đang đóng vai trò quan trọng cũng như trở thành xu thế tất yếu của giai đoạn 2015-2020. Mọi giao dịch thương mại trong tương lai sẽ chuyển sang xu thế giao dịch trên nền tảng di động.
Thứ năm là Thanh toán di động (M-payment) và công nghệ NFC: Trong thanh toán di động thì công nghệ NFC là nổi bật nhất. NFC được hiểu là giao thức kết nối tầm ngắn cho phép các thiết bị thực hiện kết nối khi tiếp xúc trực tiếp hoặc để gần nhau. Ứng dụng chính của NFC chính là biến thiết bị di động trở thành ví điện tử giúp khách hàng thay thế các hình thức thẻ tín dụng, séc và các phương thức thanh toán truyền thống khác.
Thứ sáu là Dịch vụ truyền hình trả tiền kỹ thuật số: Sự lên ngôi của truyền hình kỹ thuật số với các loại hình dịch vụ truyền hình cáp số, truyền hình số vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình IP,… cho phép người dùng từ việc xem ti vi thụ động sang xem một cách chủ động hơn, tiện lợi hơn.
Đây là mảng dịch vụ rất hấp dẫn và đầy tiềm năng để các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tham gia đầu tư và khai thác với những lợi thế vượt trội của mình.
MobiFone đặt mục tiêu sẽ là nhà mạng kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền thành công nhất tại Việt Nam. Đây cũng là mong muốn, là niềm tin tưởng của Bộ Thông tin Truyền thông khi giao thêm nhiệm vụ này cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trong quá trình tái cấu trúc MobiFone vừa qua.
Với các xu thế công nghệ nêu trên, cùng với sự tăng trưởng của thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…) và sự phát triển của mạng 3G, 4G cho phép người dùng truy cập lượng lớn thông tin cùng các dịch vụ và ứng dụng tốc độ cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp kinh doanh dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng của MobiFone trong giai đoạn 2015-2020, tập trung vào một số điểm như sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì và nâng cấp các dịch vụ GTGT hiện có, đặc biệt là top 20 dịch vụ được khách hàng yêu thích nhất, để đảm bảo không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường các hoạt động truyền thông, khuyến mại, trải nghiệm dùng thử miễn phí theo từng phân khúc khách hàng, đồng thời tích hợp các dịch vụ phù hợp vào các bộ hòa mạng mới theo đặc thù vùng miền để tăng cơ hội cho các khách hàng mới biết đến dịch vụ và sử dụng.
Thứ hai là xây dựng hệ thống KPI về chất lượng dịch vụ cung cấp trên mạng MobiFone và để có cơ sở theo dõi, đánh giá thường xuyên, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp trên mạng đúng theo cam kết với khách hàng.
Thứ ba là vấn đề đổi mới các chính sách hợp tác của MobiFone hiện có nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút các đối tác lớn, các nhà đầu tư chiến lược tham gia hợp tác cùng MobiFone đầu tư, triển khai các dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng chất lượng cao (giải pháp vượt trội, nội dung độc quyền, hình thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng đẳng cấp) phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhóm khách hàng VIP – nhóm khách hàng đặc biệt là lợi thế của MobiFone vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Thứ tư là tập trung nguồn lực phát triển các dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng nền tảng mới trên cơ sở khai thác tối đa các xu hướng công nghệ mới nhất nêu trên tạo thành các sản phẩm dịch vụ mới chủ lực trong giai đoạn 2015-2020 bao gồm các các dịch vụ sau:
- Quảng cáo trên di động (Mobile Advertising);
- Thương mại điện tử (E-Commerce);
- Hệ thống giải pháp, dịch vụ tích hợp với thiết bị đầu cuối (M2M);
- Giải pháp, ứng dụng trên di động (Mobile Application)
- Hệ thống giải pháp, dịch vụ cho nhóm khách hàng doanh nghiệp (Enterprise Solution)
Thứ 5 là triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa phương tiện tổng thể cho khách hàng, kết hợp Nội dung – Giải pháp và Thiết bị đầu cuối di động và Thiết bị giải trí tại hộ gia đình để khai thác hạ tầng mạng của MobiFone.
Cuối cùng là giải pháp kinh doanh cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Đây là mảng kinh doanh tiềm năng nhưng cũng rất thách thức với MobiFone do có khá nhiều đối thủ đã kinh doanh lĩnh vực này lâu năm, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam, đội ngũ cán bộ MobiFone chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mới này.
Nhìn nhận được cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh này, giải pháp tôi đề xuất là sử dụng tối đa trí tuệ và kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn cao cấp trong và ngoài nước ở lĩnh vực này để lựa chọn hướng đi hiệu quả nhất với mục tiêu đi tắt, đón đầu xu hướng dịch vụ truyền hình trả tiền.
Hợp tác kinh doanh mở, ưu đãi với các đối tác mạnh trong lĩnh vực sản xuất nội dung truyền hình để có những sản phẩm truyền hình độc đáo cung cấp cho khách hàng. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ di động và dịch vụ truyền hình nhằm mang lại giá trị cộng hưởng cho khách hàng, tạo lợi thế của MobiFone khi tham gia lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Nguồn: MobiFone
Đây là xu hướng phát triển của lĩnh vực thông tin di động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong chiến lược của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2015-2020 cũng đã thể hiện rõ xu hướng này với mục tiêu doanh thu dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng đến năm 2020 phải đạt 15.150 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền (Pay TV) đạt 1.934 tỷ đồng.
Theo báo cáo từ các kết quả khảo sát và nghiên cứu, giai đoạn 2015-2020 sẽ đánh dấu sự phát triển và bùng nổ của 6 công nghệ sau trên thị trường thế giới nói chung và thị trường viễn thông Việt Nam nói riêng:
Thứ nhất, Internet của vạn vật (Internet of Thing -IoT): Đây là một khái niệm trong đó mọi thiết bị được cung cấp các định danh riêng và có khả năng truyền dữ liệu tự động qua một mạng lưới mà không cần có sự tương tác giữa con người – con người, con người – máy tính.
Internet of Thing có ứng dụng rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực từ quản lý môi trường, quản lý quy trình sản xuất và thiết bị tự động hóa, quản lý thiết bị cá nhân. Đây cũng là nền tảng cơ sở cho các xu hướng M2M, điện toán đám mây và dữ liệu lớn Big Data.
Ông Cao Duy Hải - Phó bí thư Đảng uỷ - Tổng Giám đốc tổng công ty viễn thông MobiFone |
Thứ hai là công nghệ cho phép các thiết bị có thể trao đổi với các hệ thống thông qua mạng vô tuyến hoặc hữu tuyến (M2M). M2M được xem là một thành phần của Internet của vạn vật (IoT) để mang lại lợi ích cho cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc áp dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải, hậu cần (logistic), điện lưới thông minh, thành phố thông minh (Smart City) với ứng dụng giám sát và điều khiển.
Thứ ba là Điện toán đám mây: Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ, công nghệ này cho phép thay vì một máy tính xử lý một việc, trong điện toán đám mây, nhiều hệ thống máy tính cùng nhau xử lý một việc. Điểm quan trọng là khả năng mở rộng năng lực (cho phép thêm thiết bị để thêm năng lực xử lý bất kỳ lúc nào) và việc không giới hạn về vị trí địa lý của các thiết bị xử lý.
Thứ tư là Thương mại di động (M-commerce): Đã và đang đóng vai trò quan trọng cũng như trở thành xu thế tất yếu của giai đoạn 2015-2020. Mọi giao dịch thương mại trong tương lai sẽ chuyển sang xu thế giao dịch trên nền tảng di động.
Ông Lê Nam Trà - Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty viễn thông MobiFone |
Thứ năm là Thanh toán di động (M-payment) và công nghệ NFC: Trong thanh toán di động thì công nghệ NFC là nổi bật nhất. NFC được hiểu là giao thức kết nối tầm ngắn cho phép các thiết bị thực hiện kết nối khi tiếp xúc trực tiếp hoặc để gần nhau. Ứng dụng chính của NFC chính là biến thiết bị di động trở thành ví điện tử giúp khách hàng thay thế các hình thức thẻ tín dụng, séc và các phương thức thanh toán truyền thống khác.
Thứ sáu là Dịch vụ truyền hình trả tiền kỹ thuật số: Sự lên ngôi của truyền hình kỹ thuật số với các loại hình dịch vụ truyền hình cáp số, truyền hình số vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình IP,… cho phép người dùng từ việc xem ti vi thụ động sang xem một cách chủ động hơn, tiện lợi hơn.
Đây là mảng dịch vụ rất hấp dẫn và đầy tiềm năng để các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tham gia đầu tư và khai thác với những lợi thế vượt trội của mình.
MobiFone đặt mục tiêu sẽ là nhà mạng kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền thành công nhất tại Việt Nam. Đây cũng là mong muốn, là niềm tin tưởng của Bộ Thông tin Truyền thông khi giao thêm nhiệm vụ này cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trong quá trình tái cấu trúc MobiFone vừa qua.
Ông Nguyễn Bắc Son - Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông |
Với các xu thế công nghệ nêu trên, cùng với sự tăng trưởng của thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…) và sự phát triển của mạng 3G, 4G cho phép người dùng truy cập lượng lớn thông tin cùng các dịch vụ và ứng dụng tốc độ cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp kinh doanh dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng của MobiFone trong giai đoạn 2015-2020, tập trung vào một số điểm như sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì và nâng cấp các dịch vụ GTGT hiện có, đặc biệt là top 20 dịch vụ được khách hàng yêu thích nhất, để đảm bảo không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường các hoạt động truyền thông, khuyến mại, trải nghiệm dùng thử miễn phí theo từng phân khúc khách hàng, đồng thời tích hợp các dịch vụ phù hợp vào các bộ hòa mạng mới theo đặc thù vùng miền để tăng cơ hội cho các khách hàng mới biết đến dịch vụ và sử dụng.
Thứ hai là xây dựng hệ thống KPI về chất lượng dịch vụ cung cấp trên mạng MobiFone và để có cơ sở theo dõi, đánh giá thường xuyên, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp trên mạng đúng theo cam kết với khách hàng.
Thứ ba là vấn đề đổi mới các chính sách hợp tác của MobiFone hiện có nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút các đối tác lớn, các nhà đầu tư chiến lược tham gia hợp tác cùng MobiFone đầu tư, triển khai các dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng chất lượng cao (giải pháp vượt trội, nội dung độc quyền, hình thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng đẳng cấp) phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhóm khách hàng VIP – nhóm khách hàng đặc biệt là lợi thế của MobiFone vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
- Quảng cáo trên di động (Mobile Advertising);
- Thương mại điện tử (E-Commerce);
- Hệ thống giải pháp, dịch vụ tích hợp với thiết bị đầu cuối (M2M);
- Giải pháp, ứng dụng trên di động (Mobile Application)
- Hệ thống giải pháp, dịch vụ cho nhóm khách hàng doanh nghiệp (Enterprise Solution)
Thứ 5 là triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa phương tiện tổng thể cho khách hàng, kết hợp Nội dung – Giải pháp và Thiết bị đầu cuối di động và Thiết bị giải trí tại hộ gia đình để khai thác hạ tầng mạng của MobiFone.
Cuối cùng là giải pháp kinh doanh cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Đây là mảng kinh doanh tiềm năng nhưng cũng rất thách thức với MobiFone do có khá nhiều đối thủ đã kinh doanh lĩnh vực này lâu năm, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam, đội ngũ cán bộ MobiFone chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mới này.
Nhìn nhận được cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh này, giải pháp tôi đề xuất là sử dụng tối đa trí tuệ và kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn cao cấp trong và ngoài nước ở lĩnh vực này để lựa chọn hướng đi hiệu quả nhất với mục tiêu đi tắt, đón đầu xu hướng dịch vụ truyền hình trả tiền.
Hợp tác kinh doanh mở, ưu đãi với các đối tác mạnh trong lĩnh vực sản xuất nội dung truyền hình để có những sản phẩm truyền hình độc đáo cung cấp cho khách hàng. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ di động và dịch vụ truyền hình nhằm mang lại giá trị cộng hưởng cho khách hàng, tạo lợi thế của MobiFone khi tham gia lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Nguồn: MobiFone
Bình luận