Ngày 13/2, ông Trần Thanh Sơn (SN 1960, ngụ tại xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) gửi tới báo điện tử VTC News một bài viết mà ông cho rằng “có thể là ý tưởng đột phá giúp giải quyết tình trạng giao thông kẹt cứng tại các thành phố lớn hiện nay”.
Trao đổi với PV, ông Sơn tự khẳng định, đây là ý tưởng độc quyền của ông.
Ý tưởng của ông Sơn là xây dựng hệ thống “Taxi điện trên không RR”.
Theo ông Sơn, hệ thống giao thông chỉ sống nhờ trên bề mặt là một trong những nguyên nhân chính khiến giao thông tại Hà Nội và TP.HCM kẹt cứng giờ cao điểm. Do đó, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, các thành phố lớn cần gấp rút xây dựng hệ thống giao thông trên không và ngầm.
Theo tính toán của ông Trần Thanh Sơn, việc xây dựng tuyến taxi điện trên không dễ làm và rẻ hơn rất nhiều so làm đường giao thông hiện tại. Thứ nữa, rất tiện lợi, tuyến nào cần trước làm trước, tuyến nào chưa cần làm sau, ví như sân bay Tân Sơn Nhất có thể áp dụng triển khai ngay.
Theo giới thiệu, ông Trần Thanh Sơn có bằng kỹ sư chuyên ngành điện tử, hiện đang làm giám đốc một doanh nghiệp chuyên về cơ khí tại TP.HCM.
Nhằm góp thêm một ý tưởng cho “cuộc chiến” chống tắc đường tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, báo điện tử VTC News xin giới thiệu bài viết của kỹ sư Trần Thanh Sơn:
Vấn đề di chuyển con người trong các thành phố lớn, đông đúc là vấn đề lớn, tất cả các phương tiện đều luôn luôn dán trên mặt đất, chúng bất tiện bối rối đủ thứ: tốc độ di chuyển, bến bãi, xe ra vào làn đường, ngã tư không thông suốt, khí thải, khói bụi ô nhiễm môi trường…
Hơn nữa, trong tất cả các dự án chống kẹt xe trong thành phố như: mở rộng đường, làm cầu vượt, giãn dân cư, hạn chế phương tiện, thay đổi giờ làm việc…. cũng chỉ là giải pháp tình thế .
Một tuyến đường mới có thể giải quyết được mọi vấn đề trên.
Đó là hệ thống taxi phổ thông, tự động, không người lái, sử dụng điện, chạy trên hệ thống đường trên cao, độc lập. Tốc độ chạy liên thông, trên dưới 50 -60km/h trong khu vực thành phố và trên dưới 100km/h ở khu vực ngoại ô.
Hệ thống này thiết kế lắp ráp kết cấu nhẹ, bê tông đúc sẵn, thép tiền chế, chi phí rẻ tiền. Không ô nhiễm môi trường nhưng lại là hệ thống vận chuyển hành khách năng động nhất, tốc hành và hiệu quả nhất, không tốn điện tích mặt đất, có tính thẩm mỹ cao, đặc biệt thiết kế ở khu đô thị đông đúc là một giải pháp thấu đáo giải quyết vấn đề ách tắc giao thông ở các thành phố lớn trong hiện tại và trong tương lai.
Cơ bản gồm có: Xe điện, tuyến đường trên không, hệ thống trạm, thang máy, tuyến gã tư không giao nhau.
Xe điện (Trong tất cả bản vẽ dưới đây chỉ là mô phỏng để diễn giải vấn đề)
Bánh xe định hướng (điều khiển 02 bánh trước theo hướng đường xe chạy) đồng thời tiếp xúc với đường ray thép có điện áp 110 V DC để lấy điện cung cấp cho xe hoạt động.
Ngoài ra, còn các bộ phận khác như: Bộ phận cách điện, tay đòn, bánh xe không ruột (cấu tạo là lớp cao su đặc mỏng,đàn hồi đúc trực tiếp trên vành nhôm), mô tơ công suất (servo motor), bộ thắng điện tử, bình ắc quy phụ, bộ phận cảm biến điện tử tự động điều chỉnh khoảng cách, bộ phận điện tử điều khiển xe hoạt động... Toàn bộ thiết kế xe nặng khoảng 500 kg, chi phí 01 xe khoảng dưới 100 triệu cho sản xuất hàng loạt .
Tuyến đường trên không (gọi là “đường chạy”). Vận tốc trung bình của xe trên dưới 50-60 km/h.
Đường trên cao là hệ thống cột cách nhau 12 mét và đường bê tông nhẹ đúc sẵn hoặc hoặc kết cấu thép nhẹ. Hai bên, gắn ray thép dẫn điện DC 110 vol.
Đường chạy là tuyến đường mở không có chướng ngại vật, tất cả các xe ơ trên tuyến đường này luôn luôn triển khai tốc độ 50-60 km/h, mỗi xe tự điều chỉnh khoảng cách cách nhau 100m.
Ga hành khách phía trên “đường chạy”. Đây là hệ thống trạm đưa đón khách thông minh, nằm phía trên đường chạy của xe,cách 2,5 mét nên cũng sẽ không choáng diện tích bến đỗ.
Đường phía dưới xe vẫn chạy tốc độ trên dưới 50-60 km/h khoảng cách các xe tự động điều chỉnh để cách nhau 100m.
Khoảng cách an toàn, tín hiệu lên trạm mới được phát, khi đó một đường dốc bật lên nối tiếp với đường dốc trên trạm , thời gian bật lên là 02 giây.
Video: Tắc đường, sợ lỡ giờ lành, cặp đôi cưới ngay trong đường hầm
Xe chạy lên và lập tức đường dốc hạ xuống thành đường thẳng (02 giây) để các xe chạy thẳng chạy qua.
Xe chạy lên trạm giảm tốc độ xuống bằng tốc độ người đi bộ để hành khách bước ra và bước vào xe và xe từ từ đi tới vạch chờ xuất phát.
Khi khoảng cách phía dưới an toàn,xe phía dưới vừa chạy qua,một đường dốc mở lên và xe ở trên lập tức chạy xuống đi vào “đường chạy” ở khoảng cách giữa 02 xe. các xe lại tự động điều chỉnh để cách nhau 100m.
Xe vừa vào đường chạy, lập tức đường dốc hạ xuống bằng mặt đường của “đường chạy”.
Hệ thống cảm biến (phòng hờ) sự cố luôn luôn hoạt động chỉ định thắng từ xa khi đường dốc không khớp.
Hệ thống trạm này cũng có hệ thống treo xe….khi lượng hành khách ít, chẳng hạn về đêm 1-2 giờ sáng, những xe không khách sẽ được treo lên trên trạm để giảm chi phí xe chạy không hành khách.
Một loại thang máy đặc biệt có trọng lượng đối xứng nhau, kết cấu nhẹ, vận chuyển trung bình 02 hành khách lên thì đồng thời có 02 hành khách xuống,(tối đa 04 hành khách) là giải pháp thông minh, tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại thang máy khác.
Với ý tưởng đường dốc mở lên, hạ xuống trong vòng 02 giây chúng ta sẽ thiết kế một loại ngã tư không giao nhau, mọi xe đi thẳngcứ thế 50-60 km/h chạy thẳng qua ngã tư. Xe nào cần rẽ trái (hoặc phải), đến ngã rẽ, đường dốc rẽ trái (hoặc phải) mở lên, lập tức xe chạy lên đường rẽ trái (hoặc phải), khi đó tốc độ được điều khiển bởi máy tính để xe trên đường rẽ đã đổi hướng lại chạy xuống vào “đường chạy” chính xác.
Đây là một tuyến giao thông thông minh, hiện đại, năng động, nó sẽ là một tuyến giao thông không thể thiếu ở các thành phố hiện đại trong tương lai.
Bình luận