• Zalo

Giải mã những 'nước cờ' khó đoán của Triều Tiên

Thế giớiThứ Năm, 18/04/2013 01:37:00 +07:00Google News

(VTC News)- Triều Tiên đang khiến giới phân tích hoang mang không biết liệu Bình Nhưỡng có thể lùi lại từ bờ vực chiến tranh được hay không.

(VTC News) - Triều Tiên đang khiến giới phân tích hoang mang không biết liệu Bình Nhưỡng có thể lùi lại từ bờ vực chiến tranh được hay không.

Triều Tiên hôm nay đưa ra danh sách các điều kiện để xem xét nối lại đàm phán với Seoul và Washington, bao gồm việc rút lại các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và cam kết chấm dứt tập trận chung Mỹ-Hàn.
binh lính triều tiên
Binh lính Triều Tiên đứng gác tại vùng biên giới với Trung Quốc - Ảnh: AFP 
"Nếu những kẻ thù Mỹ và Hàn Quốc thành thật muốn đối thoại và đàm phán, họ phỉa thực hiện những việc làm này", tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Triều Tiên cho hay.
Tuyên bố kể trên của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên là động thái mới nhất trong những phát ngôn qua lại giữa hai bên làm gia tăng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lên mức cao nhất trong những năm qua.
Theo AFP, những điều kiện này dường như chắc chắn sẽ bị cả Hàn Quốc và Mỹ bác bỏ, và hai nước cũng đề ra những điều kiện riêng để đàm phán là Triều Tiên phải có những hành động hướng tới việc phi hạt nhân hóa.
Tân tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cũng đã đưa ra các điều kiện cho đàm phán và nhận được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Đông Bắc Á của ông vừa qua. 
Cả bà Park và ông Kerry nhấn mạnh rằng đàm phán sẽ phải là các tín hiệu thực chất và mang tính cam kết của Triều Tiên rằng nước này sẽ "thay đổi đường hướng" và tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của mình, đặc biệt là về chương trình hạt nhân.Kim Jong-un đang cố tìm kiếm điều gì
Các nhà phân tích cho rằng Kim Jong-un đang "ra oai" với Hàn Quốc và Mỹ để thể hiện vị thế của Triều Tiên cũng như nâng cao uy tín lãnh đạo của bản thân ở trong nước.
kim jong un
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát quân đội Triều Tiên tập trận - Ảnh: KCNA 

Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa ném kẻ thù vào "vạc dầu" và "đốt sào huyệt của tội phạm", các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia đi sâu phân tích những ý định thực sự của nhà lãnh đạo Triều Tiên trẻ tuổi. 
Với những phát ngôn gay gắt, Triều Tiên đang khiến giới phân tích hoang mang không biết liệu Bình Nhưỡng có thể lùi lại từ bờ vực chiến tranh được hay không.
Theo Leonid Petrov, một chuyên gia về Triều Tiên, Kim Jong-un đang thực hiện các bước đi kiểu "cha nào con nấy". Có nguồn tin cho biết một nhóm các quan chức bất mãn đã có ý định ám sát Kim Jong-un vào tháng 11/2012. 
Nếu tin này là thật và Kim Jong-un đã phải chung tay với những người trung thành để bảo vệ thể chế của mình, ván cờ chính trị có thể đóng vai trò chủ yếu trong cách hành xử hung hăng gần đây của Triều Tiên, trong đó có vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và vụ thử hạt nhân lần thứ ba.
Tình trạng bên bờ vực chiến tranh cũng tạo thêm cho Kim Jong-un quyền lực, giúp ông đánh bại các đối thủ trong quá trình kế vị. 
Nó cũng khẳng định niềm tin rằng mục đích kế vị của Kim Jong-un là tránh bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào tại Triều Tiên, đe dọa sự tồn tại của Bình Nhưỡng. Nếu không có gì thay đổi, Kim Jong-un sẽ tại vị trong một thời gian rất dài.
Giáo sư Tessa Morris-Suzuki, chuyên gia Đông Bắc Á, cho rằng những động thái gần đây của Triều Tiên với vấn đề kinh tế. Chính quyền Triều Tiên đã thăng chức cho Pak Pong-ju, người được biết đến như một nhà cải cách kinh tế. 
Kim Jong-un một mặt nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế, mặt khác lại nhận ra rằng để làm được điều đó, phải nắm được quân đội. 
Kim Jong-un cảm thấy có thể làm được điều đó bằng cách kiểm soát sức mạnh quân sự và những nguy cơ từ bên ngoài.
chiến tranh triều tiên
Bán đảo Triều Tiên đang trên bờ vực chiến tranh - Ảnh: KCNA 
Theo giới phân tích, vấn đề duy nhất là Kim Jong-un còn quá trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Ông bắt tay thực hiện kế hoạch này với ý nghĩ rằng nó sẽ đưa ông tới một đích nào đó, nhưng ông lại không nghĩ đến lối ra. Rất khó đánh giá liệu ông có thể lùi lại sau những tuyên bố hung hăng vừa qua hay không.
Chuyên gia nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Hugh White cho rằng Tiều Tiên đã thành công trong việc chứng minh cho Mỹ và quan trọng hơn là cho Hàn Quốc thấy rằng Mỹ không thể bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên, trừ phi Washington tiến tới một cuộc chiến toàn diện. 
"Tôi không nghĩ rằng Triều Tiên có ý định khởi xướng bất kỳ một cuộc tấn công cụ thể nào. Chẳng có lý do gì để lo ngại rằng Triều Tiên sẽ khai hỏa một cuộc chiến tranh. 
Điều Bình Nhưỡng muốn thể hiện là vị thế cao hơn Hàn Quốc, hoặc ít ra là để Washington nghĩ vậy. Nếu cuộc khủng hoảng dịu đi từ thời điểm này, Triều Tiên đã làm được điều đó", White nói:
 

Nếu những kẻ thù Mỹ và Hàn Quốc thành thật muốn đối thoại và đàm phán, họ phỉa thực hiện những việc làm này.


 
Ron Huisken, chuyên gia về an ninh Đông Á, cho rằng Triều Tiên muốn khiêu khích thông qua vấn đề plutonium. 
Theo Ron Huisken, Triều Tiên chắc chắn không muốn phát động chiến tranh và sẽ dần dần hạ nhiệt. 
Bình Nhưỡng rất muốn nổi lên từ sự lùm xùm này như kiểu một bên bị thương buộc phải lâm trận chống lại các lực lượng thù địch, và sẽ được thuyết phục đừng tiến tiếp đến bờ vực chiến tranh.
Với tuyên bố của Triều Tiên rằng họ sẽ mở cửa trở lại lò phản ứng Yongbyon để sản xuất thêm plutonium và biến nhà máy làm giàu uranium vì mục đích hòa bình trở thành nơi sản xuất vật liệu hạt nhân phục vụ chế tạo vũ khí, Bình Nhưỡng đang cố gắng giành lợi thế trên trường quốc tế.
Về vấn đề này, chuyên gia về chính trị Triều Tiên Emma Campbell khẳng định lúc này là thời điểm để đối thoại. Tìm biện pháp phản ứng với những động thái của Triều Tiên là việc trọng tâm cần làm hiện nay. 
Những gì đang diễn ra không có lợi cho bất kỳ ai. Thế giới chỉ thấy sự khiêu khích của Triều Tiên, sau đó là sự khiêu khích hơn nữa của Mỹ, và căng thẳng cứ thế leo thang. Điều cần làm là các bên lùi lại và suy nghĩ về biện pháp giải quyết những căng thẳng này.

Nguyên Vũ (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn