Trong số 26 dự án được công bố chi tiết tỷ trọng sản phẩm được đưa vào kinh doanh, “quán quân” về số lượng thuộc về Dự án tại khu đất Dệt 8/3 và Hanosimex (2.368 căn).
Ít nhưng thuộc hàng quý, là 33 lô liền kề tại Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình) của Viglacera.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách các chủ đầu tư đã được Sở chấp thuận (bằng văn bản) bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Từ đây, đối chiếu với hoạt động thị trường, có trường hợp dự án đã được “chạy truyền thông”, mời gọi đặt cọc giữ suất từ trước khi cơ quan quản lý cho phép nhiều tháng.
Cuộc đua “cầm đèn chạy trước ô tô”
Dù muộn (so với thời điểm các dự án bắt đầu được giới “cò” tung hứng các suất ngoại giao, thỏa thuận đặt cọc, giữ suất), bản danh sách của Sở Xây dựng công bố khá nhiều dự án nhà ở thương mại (chung cư cao tầng lẫn liền kề) thu hút quan tâm của giới đầu tư từ trong năm 2015.
Căn cứ theo tài liệu riêng của người viết, một vài dự án cao cấp, đắc địa (nội đô lẫn khu vực mới nổi lên như trung tâm hành chính - kinh tế phía Đông) ghi nhận cảnh tượng “loạn bán chênh”, “bán lúa non hét giá trên trời” trong khoảng thời gian quý III-quý IV/2015.
Đơn cử, dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor- Hanoi Landmark 51 (Vạn Phúc, Hà Đông) được cơ quan quản lý chấp thuận việc kinh doanh 688 căn hộ chung cư, căn cứ theo văn bản 11272/SXD-QLN ngày 3/11/2015.
Từ tháng 9 tới tháng 10/2015 (trước khi có văn bản cho phép của Sở Xây dựng), nhiều cá nhân môi giới (được cho là làm việc cho sàn giao dịch Bất động sản Hoàng Vương, trụ sở tại Q.Thanh Xuân) đã ráo riết truyền thông với khách cho dự án “cao thứ 3 Hà Nội” do liên danh Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty TNHH MTV và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 làm chủ đầu tư.
Chuyện chẳng có gì, nếu như đằng sau chiêu bài tự phong “nhà đầu tư thứ cấp” của Hoàng Vương Land dựng lên để cung cấp cho khách hàng các bản hợp đồng mua bán mẫu (giữa tháng 10/2015), là mối quan hệ bình thông nhau giữa Sông Đà 1.01 - Hoàng Vương Land - một ngân hàng thương mại “họ” PV.
Đại thể, Sông Đà 1.01 dùng toàn bộ quyền khai thác tài sản trên đất, quyền sử dụng đất dự án Vinafor để vay 600 tỷ đồng từ nhà băng (thời hạn rút vốn tối đa là 31/7/2017) nhằm phục vụ đầu tư dự án. Doanh nghiệp họ Sông Đà cũng nhận của Hoàng Vương 15 tỷ đồng tiền đặt cọc…
Điều đáng bàn, là liệu tồn tại hay không những bản hợp đồng mua bán đứng tên Hoàng Vương ghi nhận phát sinh giao dịch thời điểm trước? Trong đó, những khách hàng đã trót dốc hầu bao vào hợp đồng mua bán (do Hoàng Vương đứng tên bên Bán) để mua căn hộ hình thành trong tương lai sẽ được "đối xử" ra sao?
Dự án 219 Trung Kính, dự án khoác “áo” MB đã và vẫn đang giữ nguyên sức hấp dẫn với khách hàng lắm tiền nhiều của. Quý III/2015, dự án Central Point (số 219 Trung Kính, quận Cầu Giấy) do địa ốc MB độc quyền phát triển (trên giấy tờ, Công ty TNHH 19-12 Bắc Hà làm chủ đầu tư) ghi nhận đủ trò tung hứng, bán đội giá (3-4 triệu đồng mỗi m2) của nhiều môi giới các sàn.
Từ khi mới khởi động làm móng, các môi giới (được cho là thuộc Maxland, VUD - nguồn riêng của PV) đã “vẽ” ra khoản tiền chênh vài trăm triệu đồng cho mỗi khách hàng muốn giao dịch căn hộ nơi đây.
Thời điểm tháng 7/2015, căn hộ dự án có giá gốc 26,5 triệu đồng/m2, trong khi giá thực trả (dựa trên mức đặt cọc thưởng phạt, phí tư vấn…) lên tới 31 triệu đồng/m2. Dĩ nhiên khoản tiền chi ngoài sẽ không có hóa đơn, không khai báo nộp thuế…
Khắc khoải chờ đợi, 492 căn tại tổ hợp 219 Trung Kính mới “chính thức” được bán theo dạng hình thành trong tương lai từ đầu năm nay (văn bản đề ngày 21/1/2016 của Sở Xây dựng).
Và phần còn lại
Khá thú vị, theo nội dung công khai từ cơ quan quản lý xây dựng Hà Nội, “siêu dự án” của ông chủ Tân Hoàng Minh tại phường Nghĩa Đô (Q.Cầu Giấy) ghi nhận 238 căn hộ chung cư được phép đưa vào kinh doanh - văn bản 14555/SXD- QLN ngày 31/12/2015. Trong khi đó, thông tin kỹ thuật về dự án cho thấy, 238 chưa phải là tổng số lượng căn hộ thành phẩm dự án.
Cụ thể, hầu hết tài liệu chính thống thể hiện, D’.Palais de Louis (số 6 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô) gồm toà tháp cao 27 tầng và 4 tầng hầm để xe, 2 tầng sảnh công cộng dịch vụ, 242 căn hộ có diện tích từ 120,9m2 đến 260,8m2 và 2 căn hộ Penthouse rộng gần 1000m2… Như vậy, phải chăng 6 căn hộ còn lại của dự án gặp vấn đề? (nên không được liệt kê vào danh sách sản phẩm được phép kinh doanh)
Với việc Sở Xây dựng công khai danh tính 26 dự án đã đủ điều kiện bán hàng trong tương lai, nhiều “điểm nóng” (về giá trị lẫn yếu tố pháp lý bán hàng) được giải tỏa.
Đơn cử, tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora tại 53 Triều Khúc (Q.Thanh Xuân) do Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình làm chủ đầu tư được chấp thuận 108 đơn vị sản phẩm liền kề đưa vào kinh doanh theo văn bản ngày 16/12.
Cũng thời gian tháng 12/2015 - tháng 1/2016, Pandora 53 Triều Khúc được giới thạo tin lẫn các nhà đầu tư “soi” rất kỹ bởi lý do: hầu hết các tin rao bán đều xoay quanh một sản phẩm duy nhất về diện tích, mức giá gốc, tiền chênh (!)
Ngoài ra, phải kể tới hàng loạt dự án sẽ trở thành “mỏ vàng” của nhà đầu tư trong tương lai nhờ thông báo mang tính “rộng đường dư luận” của Sở Xây dựng. Điểm nhanh: dự án UDIC Riverside 1 (Tổng Udic làm chủ đầu tư) tại Vĩnh Tuy (Q.Hai Bà Trưng) được phép kinh doanh 324 căn chung cư từ 11/1/2016; chung cư CT09 khu Cổ Ngựa, khu đô thị mới Mỗ Lao của Capitaland- Hoàng Thành (395 căn chung cư); 67 biệt thự ngoại giao Đoàn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP; 248 đơn vị nhà ở sinh thái (Xuân Phương, Từ Liêm) của Tasco…
Nguồn: BizLIVE
Ít nhưng thuộc hàng quý, là 33 lô liền kề tại Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình) của Viglacera.
Một điển hình về hoạt động kinh doanh kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô” |
Cuộc đua “cầm đèn chạy trước ô tô”
Dù muộn (so với thời điểm các dự án bắt đầu được giới “cò” tung hứng các suất ngoại giao, thỏa thuận đặt cọc, giữ suất), bản danh sách của Sở Xây dựng công bố khá nhiều dự án nhà ở thương mại (chung cư cao tầng lẫn liền kề) thu hút quan tâm của giới đầu tư từ trong năm 2015.
Căn cứ theo tài liệu riêng của người viết, một vài dự án cao cấp, đắc địa (nội đô lẫn khu vực mới nổi lên như trung tâm hành chính - kinh tế phía Đông) ghi nhận cảnh tượng “loạn bán chênh”, “bán lúa non hét giá trên trời” trong khoảng thời gian quý III-quý IV/2015.
Đơn cử, dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor- Hanoi Landmark 51 (Vạn Phúc, Hà Đông) được cơ quan quản lý chấp thuận việc kinh doanh 688 căn hộ chung cư, căn cứ theo văn bản 11272/SXD-QLN ngày 3/11/2015.
Từ tháng 9 tới tháng 10/2015 (trước khi có văn bản cho phép của Sở Xây dựng), nhiều cá nhân môi giới (được cho là làm việc cho sàn giao dịch Bất động sản Hoàng Vương, trụ sở tại Q.Thanh Xuân) đã ráo riết truyền thông với khách cho dự án “cao thứ 3 Hà Nội” do liên danh Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty TNHH MTV và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 làm chủ đầu tư.
Chuyện chẳng có gì, nếu như đằng sau chiêu bài tự phong “nhà đầu tư thứ cấp” của Hoàng Vương Land dựng lên để cung cấp cho khách hàng các bản hợp đồng mua bán mẫu (giữa tháng 10/2015), là mối quan hệ bình thông nhau giữa Sông Đà 1.01 - Hoàng Vương Land - một ngân hàng thương mại “họ” PV.
Đại thể, Sông Đà 1.01 dùng toàn bộ quyền khai thác tài sản trên đất, quyền sử dụng đất dự án Vinafor để vay 600 tỷ đồng từ nhà băng (thời hạn rút vốn tối đa là 31/7/2017) nhằm phục vụ đầu tư dự án. Doanh nghiệp họ Sông Đà cũng nhận của Hoàng Vương 15 tỷ đồng tiền đặt cọc…
Điều đáng bàn, là liệu tồn tại hay không những bản hợp đồng mua bán đứng tên Hoàng Vương ghi nhận phát sinh giao dịch thời điểm trước? Trong đó, những khách hàng đã trót dốc hầu bao vào hợp đồng mua bán (do Hoàng Vương đứng tên bên Bán) để mua căn hộ hình thành trong tương lai sẽ được "đối xử" ra sao?
Dự án 219 Trung Kính, dự án khoác “áo” MB đã và vẫn đang giữ nguyên sức hấp dẫn với khách hàng lắm tiền nhiều của. Quý III/2015, dự án Central Point (số 219 Trung Kính, quận Cầu Giấy) do địa ốc MB độc quyền phát triển (trên giấy tờ, Công ty TNHH 19-12 Bắc Hà làm chủ đầu tư) ghi nhận đủ trò tung hứng, bán đội giá (3-4 triệu đồng mỗi m2) của nhiều môi giới các sàn.
Từ khi mới khởi động làm móng, các môi giới (được cho là thuộc Maxland, VUD - nguồn riêng của PV) đã “vẽ” ra khoản tiền chênh vài trăm triệu đồng cho mỗi khách hàng muốn giao dịch căn hộ nơi đây.
Thời điểm tháng 7/2015, căn hộ dự án có giá gốc 26,5 triệu đồng/m2, trong khi giá thực trả (dựa trên mức đặt cọc thưởng phạt, phí tư vấn…) lên tới 31 triệu đồng/m2. Dĩ nhiên khoản tiền chi ngoài sẽ không có hóa đơn, không khai báo nộp thuế…
Khắc khoải chờ đợi, 492 căn tại tổ hợp 219 Trung Kính mới “chính thức” được bán theo dạng hình thành trong tương lai từ đầu năm nay (văn bản đề ngày 21/1/2016 của Sở Xây dựng).
Và phần còn lại
Khá thú vị, theo nội dung công khai từ cơ quan quản lý xây dựng Hà Nội, “siêu dự án” của ông chủ Tân Hoàng Minh tại phường Nghĩa Đô (Q.Cầu Giấy) ghi nhận 238 căn hộ chung cư được phép đưa vào kinh doanh - văn bản 14555/SXD- QLN ngày 31/12/2015. Trong khi đó, thông tin kỹ thuật về dự án cho thấy, 238 chưa phải là tổng số lượng căn hộ thành phẩm dự án.
Cụ thể, hầu hết tài liệu chính thống thể hiện, D’.Palais de Louis (số 6 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô) gồm toà tháp cao 27 tầng và 4 tầng hầm để xe, 2 tầng sảnh công cộng dịch vụ, 242 căn hộ có diện tích từ 120,9m2 đến 260,8m2 và 2 căn hộ Penthouse rộng gần 1000m2… Như vậy, phải chăng 6 căn hộ còn lại của dự án gặp vấn đề? (nên không được liệt kê vào danh sách sản phẩm được phép kinh doanh)
Sự bí hiểm của những dự án như Pandora Triều Khúc đã được giải mã. |
Đơn cử, tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora tại 53 Triều Khúc (Q.Thanh Xuân) do Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình làm chủ đầu tư được chấp thuận 108 đơn vị sản phẩm liền kề đưa vào kinh doanh theo văn bản ngày 16/12.
Cũng thời gian tháng 12/2015 - tháng 1/2016, Pandora 53 Triều Khúc được giới thạo tin lẫn các nhà đầu tư “soi” rất kỹ bởi lý do: hầu hết các tin rao bán đều xoay quanh một sản phẩm duy nhất về diện tích, mức giá gốc, tiền chênh (!)
Ngoài ra, phải kể tới hàng loạt dự án sẽ trở thành “mỏ vàng” của nhà đầu tư trong tương lai nhờ thông báo mang tính “rộng đường dư luận” của Sở Xây dựng. Điểm nhanh: dự án UDIC Riverside 1 (Tổng Udic làm chủ đầu tư) tại Vĩnh Tuy (Q.Hai Bà Trưng) được phép kinh doanh 324 căn chung cư từ 11/1/2016; chung cư CT09 khu Cổ Ngựa, khu đô thị mới Mỗ Lao của Capitaland- Hoàng Thành (395 căn chung cư); 67 biệt thự ngoại giao Đoàn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP; 248 đơn vị nhà ở sinh thái (Xuân Phương, Từ Liêm) của Tasco…
Nguồn: BizLIVE
Bình luận