Theo các chuyên gia, rất có thể dưới ngôi nhà tự bốc cháy ở Phú Thọ chứa một nguồn khí phốt pho lớn, gây nên hiện tượng cháy dai dẳng.
Trong những ngày nắng nóng cao điểm, một hộ gia đình ở Tam Nông, Phú Thọ liên tục gặp tình trạng xuất hiện hàng chục đám cháy ở trong nhà. Theo các chuyên gia, rất có thể phía dưới lòng đất ở khu vực này chứa một nguồn khí phốt pho lớn, gây nên hiện tượng cháy dai dẳng.
Bốc cháy vì nắng nóng
Hiện tượng đang bỗng nhiên phát hiện ra đám cháy dù không có nguyên nhân gì về tác động của con người hay chập điện vừa mới xảy ra tại gia đình ông Nguyễn Hồng Hường và bà Bùi Thị Đoán tại xóm Tân Hưng, Thượng Nông, Tam Nông, Phú Thọ. Ngôi nhà tự bốc cháy ở Phú Thọ nằm trên một đồi cao giữa làng. Vào đợt nắng nóng vừa qua, gia đình ông liên tiếp gặp tình trạng tự nhiên bốc cháy.
Lúc 11h30 ngày 23/6/2015, trời nắng nóng khoảng 36 độ C, ông Hường thấy có đám lửa cháy quần áo bảo hộ lao động ở khu chuồng trại chăn nuôi, gia đình kêu cứu thì dân làng chạy đến dập tắt đám cháy. Trong ngày hôm đó, liên tiếp xảy ra 6 điểm cháy nữa từ 12h45 - 13h30 trong đó có 1 điểm cháy ở đống rơm.
Đến ngày 24/6, tủ quần áo trong nhà ông Hường bỗng dưng bốc cháy, ngày 25/6 cũng có một đám lửa bốc lên nghi ngút. Kể từ ngày 23/6 đến nay đã xảy ra khoảng 40 điểm cháy trong nhà, vụ cháy lớn nhất là đống rơm cao 4m bốc cháy, may mắn không có thiệt hại về người. Hiện gia đình đã phải sơ tán một chỗ khác, chuẩn bị nhiều thùng nước để dập lửa bất cứ lúc nào.
TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, đây là một hiện tượng lạ, cần phải có nghiên cứu cụ thể thì mới có thể kết luận được, cũng không loại trừ tình huống có ai đó bày trò nghịch ngợm.
Còn nếu loại trừ chắc chắn nguyên nhân đó thì phải xem xét trước đây có gặp tình trạng này không. Trong tự nhiên, chất phốt pho trắng khi gặp ánh sáng sẽ chuyển sang màu vàng, có thể tự cháy ở nhiệt độ khoảng 34 độ C. Nhiều khả năng hiện tượng bốc cháy khi trời nắng nóng có “thủ phạm” là chất phốt pho trắng này. Chất này vào ban đêm nó có thể phát quang, ngửi có mùi hôi như tỏi, hít nhiều sẽ gây ngộ độc.
Xem nền nhà có đá phốt phát không
Cũng theo TS Trần Tân Văn, phốt pho tự cháy trong khoảng nhiệt độ cao nên những đám cháy chỉ xuất hiện khi trời nắng nóng là hợp lý. Để làm rõ nguyên nhân thì phải tìm hiểu xem dưới nền đất của khu nhà có chứa phốt pho, đá phốt phát hoặc fluor – apatit) không.
Vì trong những điều kiện nhất định, nền móng đó có thể sinh ra axit photphoric và khí phốt pho. Nhờ axit đó mà khí phốt pho cũng có thể được tích lại ở thể rắn dạng sáp và có thể tự cháy. Để có kết luận chính xác thì phải khảo sát tận nơi, vì các nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra.
TS Vũ Văn Bằng, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường tia đất bảo vệ sức khoẻ cho biết, qua mô tả thì những đám cháy nhỏ, cục bộ này nhiều khả năng xuất phát từ một luồng khí bị tích tụ bên dưới lòng đất, gặp thời tiết nắng nóng, đất nứt ra khiến luồng khí này bốc hơi và bốc cháy.
Các vết nứt ở mặt đất chính là đường dẫn khí. Cần phải tìm hiểu xem dưới lòng đất ở khu vực này có các túi khí bị tích tụ lâu năm hay không. Trường hợp nếu khoan, đào gặp phải các túi khí này thì sẽ bốc cháy rất rộng chứ không phải là những đám cháy nhỏ lốm đốm kia.
Theo TS Vũ Văn Bằng, khi đã xác định được đúng nguyên nhân thì việc xử lý không có gì là quá khó. Chỉ cần đào một cái hố rộng, hút khí tập trung vào một điểm, tạo đường cho loại khí này thoát lên trên là hiện tượng cháy sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, phải có những đo đạc chính xác mới khẳng định được túi khí đó nằm ở vị trí nào, thoát lên trên để bốc cháy bằng đường nào.
Nguồn: Kiến thức
Trong những ngày nắng nóng cao điểm, một hộ gia đình ở Tam Nông, Phú Thọ liên tục gặp tình trạng xuất hiện hàng chục đám cháy ở trong nhà. Theo các chuyên gia, rất có thể phía dưới lòng đất ở khu vực này chứa một nguồn khí phốt pho lớn, gây nên hiện tượng cháy dai dẳng.
Bốc cháy vì nắng nóng
Hiện tượng đang bỗng nhiên phát hiện ra đám cháy dù không có nguyên nhân gì về tác động của con người hay chập điện vừa mới xảy ra tại gia đình ông Nguyễn Hồng Hường và bà Bùi Thị Đoán tại xóm Tân Hưng, Thượng Nông, Tam Nông, Phú Thọ. Ngôi nhà tự bốc cháy ở Phú Thọ nằm trên một đồi cao giữa làng. Vào đợt nắng nóng vừa qua, gia đình ông liên tiếp gặp tình trạng tự nhiên bốc cháy.
Ảnh minh hoạ |
Lúc 11h30 ngày 23/6/2015, trời nắng nóng khoảng 36 độ C, ông Hường thấy có đám lửa cháy quần áo bảo hộ lao động ở khu chuồng trại chăn nuôi, gia đình kêu cứu thì dân làng chạy đến dập tắt đám cháy. Trong ngày hôm đó, liên tiếp xảy ra 6 điểm cháy nữa từ 12h45 - 13h30 trong đó có 1 điểm cháy ở đống rơm.
Đến ngày 24/6, tủ quần áo trong nhà ông Hường bỗng dưng bốc cháy, ngày 25/6 cũng có một đám lửa bốc lên nghi ngút. Kể từ ngày 23/6 đến nay đã xảy ra khoảng 40 điểm cháy trong nhà, vụ cháy lớn nhất là đống rơm cao 4m bốc cháy, may mắn không có thiệt hại về người. Hiện gia đình đã phải sơ tán một chỗ khác, chuẩn bị nhiều thùng nước để dập lửa bất cứ lúc nào.
TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, đây là một hiện tượng lạ, cần phải có nghiên cứu cụ thể thì mới có thể kết luận được, cũng không loại trừ tình huống có ai đó bày trò nghịch ngợm.
Còn nếu loại trừ chắc chắn nguyên nhân đó thì phải xem xét trước đây có gặp tình trạng này không. Trong tự nhiên, chất phốt pho trắng khi gặp ánh sáng sẽ chuyển sang màu vàng, có thể tự cháy ở nhiệt độ khoảng 34 độ C. Nhiều khả năng hiện tượng bốc cháy khi trời nắng nóng có “thủ phạm” là chất phốt pho trắng này. Chất này vào ban đêm nó có thể phát quang, ngửi có mùi hôi như tỏi, hít nhiều sẽ gây ngộ độc.
Xem nền nhà có đá phốt phát không
Cũng theo TS Trần Tân Văn, phốt pho tự cháy trong khoảng nhiệt độ cao nên những đám cháy chỉ xuất hiện khi trời nắng nóng là hợp lý. Để làm rõ nguyên nhân thì phải tìm hiểu xem dưới nền đất của khu nhà có chứa phốt pho, đá phốt phát hoặc fluor – apatit) không.
Vì trong những điều kiện nhất định, nền móng đó có thể sinh ra axit photphoric và khí phốt pho. Nhờ axit đó mà khí phốt pho cũng có thể được tích lại ở thể rắn dạng sáp và có thể tự cháy. Để có kết luận chính xác thì phải khảo sát tận nơi, vì các nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra.
TS Vũ Văn Bằng, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường tia đất bảo vệ sức khoẻ cho biết, qua mô tả thì những đám cháy nhỏ, cục bộ này nhiều khả năng xuất phát từ một luồng khí bị tích tụ bên dưới lòng đất, gặp thời tiết nắng nóng, đất nứt ra khiến luồng khí này bốc hơi và bốc cháy.
Các vết nứt ở mặt đất chính là đường dẫn khí. Cần phải tìm hiểu xem dưới lòng đất ở khu vực này có các túi khí bị tích tụ lâu năm hay không. Trường hợp nếu khoan, đào gặp phải các túi khí này thì sẽ bốc cháy rất rộng chứ không phải là những đám cháy nhỏ lốm đốm kia.
Theo TS Vũ Văn Bằng, khi đã xác định được đúng nguyên nhân thì việc xử lý không có gì là quá khó. Chỉ cần đào một cái hố rộng, hút khí tập trung vào một điểm, tạo đường cho loại khí này thoát lên trên là hiện tượng cháy sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, phải có những đo đạc chính xác mới khẳng định được túi khí đó nằm ở vị trí nào, thoát lên trên để bốc cháy bằng đường nào.
Nguồn: Kiến thức
Bình luận