(VTC news) - Đây là một hiện tượng lâu nay khiến các nhà khoa học phải đau đầu.
Vòng tròn thần tiên là tên gọi những khoảng đất trống khổng lồ hình tròn có đường kính từ 2 đến 15m. Chúng thường xuất hiện trên các đồng cỏ khô cằn ở sa mạc Namib (khu vực Tây nam châu Phi), đặc biệt phổ biến ở Namibia. Tuy nhiên gần đây, những vòng tròn lại xuất hiện ở vùng Pilbara, miền Tây Australia.
Hình ảnh hàng nghìn vòng tròn thần tiên xuất hiện ở miềnTây Australia. |
Theo báo cáo của một nhóm tác giả: “Những khoảng trống trên thảm thực vật ở vùng đất cỏ khô cằn, tương tự vòng tròn thần tiên ở Namibia đã xuất hiện ở vùng hẻo lánh miền Tây Australia, cách Namibia 10.000 km".
Hiện tượng hàng ngàn khoảng đất trống hình ngũ giác được phát hiện ở Namibia năm 2009. Các bộ lạc ở châu Phi trước đây từng cho rằng những vòng tròn bí ẩn này là dấu chân của các vị thần. Một số lại tin rằng có một con rồng đang sống dưới vùng đất này và thở bong bong lên mặt đất, tạo ra các vòng tròn thần tiên.
Hiện tượng vòng tròn thần tiên là một hiện tượng bí ẩn khiến các nhà khoa học phải đau đầu. |
Theo BBC, có một số lý thuyết khác về sự hình thành của vòng tròn thần tiên như do mối tạo nên hay do đất bị nhiễm độc dẫn đến cái chết hàng loạt của thực vật đều đã bị bãi bỏ. Nhìn từ trên cao thì hiện tượng ở miền Tây Australia giống với hiện tượng ở Namibia.
Nguyên nhân là các hình tròn xuất hiện thông qua cơ chế tự phát để tự đảm bảo nguồn nước. |
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng nguyên nhân là các hình tròn xuất hiện thông qua cơ chế tự phát để tự đảm bảo nguồn nước.
Báo cáo cho biết thêm: “Theo quan sát thì hiện tượng này phù hợp với nguyên tắc phổ quát-trung tâm của lý thuyết hình thành theo khuôn mẫu và lý thuyết này cũng có thể áp dụng trong một quy mô rộng lớn hơn về sự tự tổ chức không gian trong hệ sinh thái.
Báo cáo cho biết thêm: “Theo quan sát thì hiện tượng này phù hợp với nguyên tắc phổ quát-trung tâm của lý thuyết hình thành theo khuôn mẫu và lý thuyết này cũng có thể áp dụng trong một quy mô rộng lớn hơn về sự tự tổ chức không gian trong hệ sinh thái.
Nguyễn Ly (theo The Mirror)
Bình luận