• Zalo

Giải mã 'bí ẩn' tháng Hai luôn có 28 ngày

Kinh tếThứ Sáu, 19/02/2016 06:37:00 +07:00Google News

Tháng Hai luôn được coi là tháng đặc biệt nhất trong năm bởi lẽ đó là "tháng thiếu" chỉ 28 ngày so với 30 hoặc 31 ngày như bình thường. Đâu là lý do?

(VTC News) - Tháng Hai luôn được coi là tháng đặc biệt nhất trong năm bởi lẽ đó là "tháng thiếu" chỉ 28 ngày so với 30 hoặc 31 ngày như bình thường. Đâu là lý do?

Truyền thuyết được nhiều người nhắc tới nhất về lý do tháng Hai luôn là "tháng thiếu" được bắt đầu từ rất lâu trong lịch sử.

Năm 46 trước Công nguyên, Thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương, quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày.
Thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương, quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng
Tháng Hai là tháng chẵn lẽ ra cũng phải có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó, bắt buộc phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm.

Lúc đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân đã bị xử tử hình, và đều bị chấp hành hình phạt vào tháng Hai, cho nên mọi người cho rằng tháng đó không may mắn.

Chính vì lý do này, người ta quyết định bớt đi một số ngày của tháng Hai với mục đích để "tháng đen đủi" này qua nhanh hơn.
Tháng Hai là tháng có nhiều thay đổi nhất
Tháng Hai là tháng có nhiều thay đổi nhất 
Lịch này sau đó được gọi là lịch Julius do Thống soái La Mã đặt ra.

Tuy nhiên, điều này đã bị thay đổi sau khi Vua Augustus lên kế tục Julius. Đầu tiên, Augustus phát hiện ra Julius Cesar sinh vào tháng 7 - một tháng đủ - 31 ngày.

Và Augustus lại sinh ra vào tháng 8 - một tháng thiếu - 30 ngày. Không chịu thua kém và một hành động thể hiện uy quyền của mình, Augustus đã đổi tháng 8 tháng 31 ngày.

Thay đổi lịch như vậy kéo theo tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tương tự, Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ.

Điều này khiến số ngày trong một năm thêm một ngày Do đó, tháng 2 không may mắn lại bị cắt bớt một ngày nữa, chỉ còn 28 ngày.
Cứ 4 năm, tháng Hai mới có một lần 29 ngày. Và điều này được coi là một quy luật "năm nhuận" và người ta quen hơn với việc tháng Hai có 28 ngày.

Theo một cách giải thích khác, từ tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, người ta kết luận rằng dương lịch ngày nay bắt nguồn từ người La Mã.

Romulus – vị vua đầu tiên của thành Rome chính là một người nghiên cứu về Mặt trăng và ban hành một loại lịch theo Mặt trăng - giống với âm lịch nhưng chỉ co 10 tháng.

Tháng đầu tiên trong lịch này là tháng Ba và tháng cuối cùng vẫn là tháng 12. Người ta đặt tên các tháng theo tiếng La Mã như sau:

Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, September: 30 ngày, October: 31 ngày, November: 30 ngày, December: 30 ngày.

Không có tháng Một và tháng Hai do lịch ban hành chỉ có 10 tháng - một năm có tổng cộng 304 ngày mà thôi.

Tính theo chu kỳ quay quanh Mặt trời của Trái đất - thông thường là 365 ngày - tức là sẽ có một khoảng thời gian hơn 60 ngày không được đo đếm bởi lịch.

Mãi đến năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius đã nhận thấy điều này là cực kì ngớ ngẩn và quyết định bổ sung thêm tháng Một và tháng Hai, mỗi tháng có 28 ngày cho đúng 12 chu kì Mặt trăng.
hoàng đế Numa Pompilius
Hoàng đế Numa Pompiliusthay đổi để có được một năm 360 ngày

Điều này đã làm thay đổi số ngày trong năm và mỗi năm đã có 360 ngày, và tháng Hai chính là tháng cuối cùng của năm, được coi là "em út" vì sinh ra cuối cùng.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa tránh khỏi những sai sót trong việc đo đếm thời gian và phải đến khoảng năm 45 TCN, Hoàng đế Julius Caesar mới thay đổi.

Số lượng 12 tháng trong một năm không bị thay đổi nhưng riêng tháng Hai cứ 4 năm được cộng thêm 01 ngày.

Điều này giúp cho một năm có 365.25 ngày - gần tương đương với chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời (365.25 ngày).

Uyên Nguyễn
Bình luận
vtcnews.vn