Nhiều năm qua, tại khu vực Racetrack Playa thuộc Thung lũng Tử thần (California, Mỹ), những hòn đá lớn đã di chuyển và để lại dấu vết rõ ràng trên mặt đất phía sau chúng.
Mặc dù các nhà nghiên cứu ở Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego có đưa ra một số giả thuyết, nhưng vẫn chưa ai hiểu lý do vì sao những tảng đá này có thể chuyển động.
Năm 2013, hai nhà nghiên cứu là Richard Norris và James Norris đã đặt những hòn đá có gắn thiết bị GPS ở khu vực Racetrack rồi chờ đợi và quan sát. Tính đến ngày 20/12/2013, họ đã chứng kiến 60 hòn đá di chuyển tại khu vực này.
"Chúng tôi đã ghi lại những quan sát trực tiếp mang tính khoa học đầu tiên về sự di chuyển của các tảng đá bằng việc theo dõi qua thiết bị GPS và chụp hình, kết hợp với theo dõi thời tiết và ghi hình time-lapse (tua nhanh thời gian)", hai tác giả viết trong nghiên cứu đăng trên Nhật báo PLOS One.
Họ khám phá ra rằng, lớp băng cực mỏng giữ lấy những tảng đá trong mùa đông đã tan chảy dưới ánh mặt trời ban trưa, sau đó cả băng và đá đều bị gió thổi đi, tạo cảm giác như những tảng đã đang tự chuyển động.
Trước đó, nhiều người cho rằng những tảng đá này di động là do gió hoặc nước, nhưng chưa có ai thực sự nhìn thấy những chuyển động xảy ra.
"Trái ngược với những giả thuyết trước đó về những cơn gió mạnh hay lớp băng dày đã nâng những hòn đá này khỏi mặt đất, chúng tôi đã chứng kiến quá trình di chuyển của những hòn đá này xảy ra khi lớp băng mỏng 3-6mm trên bề mặt khu vực này bắt đầu tan ra trong nắng mặt trời và bị những con gió nhẹ (tốc độ 4-5m/giây) chia tách".
Theo VN+
Mặc dù các nhà nghiên cứu ở Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego có đưa ra một số giả thuyết, nhưng vẫn chưa ai hiểu lý do vì sao những tảng đá này có thể chuyển động.
Những hòn đá lớn đã di chuyển và để lại dấu vết rõ ràng trên mặt đất. (Nguồn: Getty Images) |
Năm 2013, hai nhà nghiên cứu là Richard Norris và James Norris đã đặt những hòn đá có gắn thiết bị GPS ở khu vực Racetrack rồi chờ đợi và quan sát. Tính đến ngày 20/12/2013, họ đã chứng kiến 60 hòn đá di chuyển tại khu vực này.
"Chúng tôi đã ghi lại những quan sát trực tiếp mang tính khoa học đầu tiên về sự di chuyển của các tảng đá bằng việc theo dõi qua thiết bị GPS và chụp hình, kết hợp với theo dõi thời tiết và ghi hình time-lapse (tua nhanh thời gian)", hai tác giả viết trong nghiên cứu đăng trên Nhật báo PLOS One.
Họ khám phá ra rằng, lớp băng cực mỏng giữ lấy những tảng đá trong mùa đông đã tan chảy dưới ánh mặt trời ban trưa, sau đó cả băng và đá đều bị gió thổi đi, tạo cảm giác như những tảng đã đang tự chuyển động.
(Nguồn: Getty Images) |
"Trái ngược với những giả thuyết trước đó về những cơn gió mạnh hay lớp băng dày đã nâng những hòn đá này khỏi mặt đất, chúng tôi đã chứng kiến quá trình di chuyển của những hòn đá này xảy ra khi lớp băng mỏng 3-6mm trên bề mặt khu vực này bắt đầu tan ra trong nắng mặt trời và bị những con gió nhẹ (tốc độ 4-5m/giây) chia tách".
Theo VN+
Bình luận