• Zalo

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ

TrẻChủ Nhật, 17/04/2022 15:30:00 +07:00Google News

Có những người bỏ hàng tỷ đồng chỉ để mua về… không gì cả, bạn tin không?

Tờ biên lai giá 27 tỷ

1,2 triệu đô la (hơn 27 tỷ VND) là số tiền được trả trong một cuộc đấu giá gần đây của Sotheby ở Paris. Và số tiền khủng ấy được dùng để mua một… biên lai do nghệ sĩ người Pháp Yves Klein viết, nhằm chứng minh quyền sở hữu một trong những tác phẩm “nghệ thuật vô hình” của ông - hiện đang được các nhà sưu tập định giá như một tiền thân của NFT.

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ - 1

Biên lai có chiều rộng khoảng 8 inch và được thiết kế để bắt chước séc ngân hàng. Nó có chữ ký của Klein ở phía dưới bên phải và được ghi ngày 7 tháng 12 năm 1959.

Klein, một nhân vật chủ chốt trong phong trào chủ nghĩa hiện thực mới của Pháp được thành lập vào những năm 1960, là người đi tiên phong trong nghệ thuật trình diễn. Năm 1958, ông ra mắt The Void, một cuộc triển lãm trong đó ông đặt một chiếc tủ trong một căn phòng trống. Đó là một thành công khi nó đã thu hút hàng ngàn du khách đến xem phòng trưng bày mà hầu như trống không.

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ - 2

Cuộc triển lãm "trống không" thu hút hơn hàng nghìn lượt khách tham quan.

Ngay sau đó, Klein quyết định cung cấp cho các nhà sưu tập cơ hội mua các “khu vực” vô hình trong khu triển lãm ấy để đổi lấy vàng thỏi. Mỗi lần mua một trong những vùng không gian trống của Klein đều đi kèm với một biên lai. Và ông đề nghị người mua thực hiện “nghi lễ” đốt biên lai để khẳng định “chủ sở hữu cuối cùng" của "khu vực" mà họ mua. 

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ - 3

Tờ biên lai được bán đấu giá đạt mức 27 tỷ VND.

Một trong những nhà sưu tập, Jacques Kugel, đã từ chối đốt biên lai của mình. Nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị theo đúng nghĩa của nó, được trưng bày tại nhiều cơ sở văn hóa khác nhau như Trung tâm Pompidou ở Paris và Phòng trưng bày Hayward ở London.

Loïc Malle, một chủ sở hữu phòng trưng bày trước đây, cuối cùng đã mua tờ biên nhận và bán đấu giá nó cùng với các món đồ khác từ bộ sưu tập tư nhân của mình.

Bức tranh trống trơn giá 1,9 tỷ

“Take the Money and Run” (Cầm tiền và chạy) là một tác phẩm nghệ thuật của Jens Haaning, được ủy quyền bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại KUNSTEN Aalborg ở Đan Mạch vào năm 2021. Tác phẩm nghệ thuật bao gồm hai bức tranh rỗng, nhằm mục đích phản ánh về mức lương lao động kém.

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ - 4

Hai bức tranh rỗng có giá 1,9 tỷ VND.

Bảo tàng đã đưa cho Jens Haaning 84.000 USD và kỳ vọng anh ta sẽ tạo ra một phiên bản mới của tác phẩm nghệ thuật trước đó - An Average Danish Annual Income (2010) và An Average Austrian Income (2007) - tác phẩm đại diện cho tiền lương hàng năm của công nhân Áo và Đan Mạch bằng cách đóng khung các đồng tiền Krone và Euro lên khung tranh. 

Tuy nhiên, lần này, thay vì tạo nên một tác phẩm tương tự, Jens Haaning đã gửi lại bảo tàng hai bức tranh trắng trơn.

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ - 5

Tác phẩm được nghệ sĩ đặt tên "Cầm tiền và chạy".

Bảo tàng đã yêu cầu Jens Haaning trả lại số tiền dự định ban đầu cho tác phẩm nghệ thuật này, nhưng người nghệ sĩ này đã từ chối và trả lời rằng: “Nó là một tác phẩm nghệ thuật chỉ khi tôi không trả lại tiền”.

Giải mã 2 món đồ không chứa gì mà cực đắt: Biên lai 27 tỷ, tranh trắng 1,9 tỷ - 6

Hai bức tranh sau đó cũng đã được đưa vào cuộc triển lãm.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn