• Zalo

Giải độc lá ngón thế nào để giảm nguy cơ mất mạng?

Sức khỏeThứ Năm, 13/09/2018 09:09:00 +07:00Google News

Là một chất kịch độc, vậy bạn phải giải độc lá ngón thể nào để không mất mạng vì loại lá đáng sợ này.

Độc lá ngón là một loại kịch độc, có thể gây chết người nhanh chóng dễ dàng. Bạn chỉ vô tình ngắt lá, bẻ cành, để nhựa độc dính vào tay, rồi vô tình dùng bàn tay có độc tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức, các độc tính sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.

Ăn 3 lá ngón cũng đủ dẫn đến chết người bởi lá ngón cực độc. Hay cho chuột uống 3 giọt dung dịch lá ngón pha theo tỷ lệ 10g lá ngón tươi/10ml nước cất chuột đã lăn ra chết.

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng chủ yếu như khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh sau đó do ngừng hô hấp.

1

 Bạn có thể giải một phần độc lá ngón bằng rau má. 

Nguy hiểm như vậy, nên thông tin về cách giải độc lá ngón rất được quan tâm. Tuy nhiên, sự thực hiện nay, việc giải độc lá ngón, cứu sống những người ngộ độc lá ngón vẫn là bài toán khó.

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, dân gian có một vài kinh nghiệm để giải độc lá ngón được cho là khá công hiệu.

Theo lưu truyền lại, khi có biểu hiện ngộ độc lá ngón, bạn phải lập tức giã thật nhiều cây rau má, rau muống hoặc lá kim ngân, vắt lấy nước cốt uống, để làm giảm độc tính của lá ngón, sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.

Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền lại bí kíp dùng trứng gà sống, đánh tan trong dầu vừng và uống ngay sau khi ăn phải lá ngón giúp nôn ra, giải một phần độc tố, có thể tăng cơ hội cứu sống người ăn nhầm lá độc này.

Video: 4 người chết do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp

Còn theo Tây y, các bác sĩ khuyên, khi bị ngộ độc lá ngón, chúng ta cần tìm mọi cách gây nôn cho người bệnh. Sau khi gây nôn, người thân phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo như rửa dạ dày bằng nước ấm, uống than hoạt tính giải độc...

Người ngộ độc lá ngón được cấp cứu sớm tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn. Thời gian vàng để cấp cứu cho người ngộ độc lá ngón là dưới 1h sau khi ăn, uống phải lá ngón vào người.

Thu Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn