Tuy nhiên, việc trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ tiếp nhận nguồn viện trợ nước ngoài một cách khó khăn và hạn hẹp hơn. Trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất là các tổ chức xã hội (đặc biệt là các NGO, NPO), vẫn đang loay hoay với bài toán hoạt động trong nguồn vốn hạn hẹp.
Với con số 80 tỷ USD tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1993 – 2012 và hơn 3 tỷ USD vốn giải ngân mỗi năm, Việt Nam là một trong những nước tiếp nhận nhiều ODA nhất thế giới.
Kể từ năm 2017, theo thông báo của Bộ Tài chính, Việt Nam có thể phải chuyển sang sử dụng nguồn vay kém ưu đãi hơn và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ song phương cũng đã thực hiện lộ trình giảm và chấm dứt các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, điển hình như Hà Lan đã ngừng hỗ trợ song phương từ năm 2012, Thụy Điển năm 2013, Bộ phát triển quốc tế của Vương quốc Anh (DFID) vào năm 2016 và Phần Lan vào năm 2017/2018.... Song song với tiến trình cắt giảm ODA thì những khoản viện trợ không hoàn lại trong nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cũng như nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài cũng sụt giảm mạnh.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất từ thực trạng trên, chính là các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, vốn từ trước đến nay lấy kinh phí hoạt động chủ yếu từ các nguồn viện trợ nước ngoài. “Cái khó ló cái khôn”, các tổ chức ấy đã và đang loay hoay trong bài toán thích nghi với nguồn vốn hạn hẹp, khi phải tìm mọi cách nâng cao hiệu suất làm việc và cắt giảm các khoản chi không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động. Sau thời gian nghiên cứu, một vài trong số đó đã tìm ra lối thoát cho mình.
Một minh chứng điển hình là Làng trẻ em SOS Việt Nam. Tổ chức này bao gồm 17 làng trẻ, 12 trường học, 01 trung tâm dạy nghề, cùng nhiều cơ sở, văn phòng và chi nhánh. Email là phương tiện chính cho các cán bộ của SOS làm việc và chia sẻ thông tin. Băng thông hạn chế ảnh hưởng lớn đến năng suất của cán bộ, vì mỗi cán bộ của SOS chỉ được cấp 100MB dung lượng email. Bên cạnh đó, họ thiếu những công cụ hỗ trợ hợp tác hiệu quả, tạo sự liền mạch giữa các cán bộ trong tổ chức.
Sau khi chuyển đổi 200 cán bộ sang làm việc trên nền tảng Office 365 của Microsoft, SOS đã nâng cao hiệu quả hoạt động lên 20%, tiết kiệm 30% chi phí hạ tầng cơ sở và viễn thông. Đồng thời, nền tảng đám mây cho phép họ chia sẻ và truy cập các tệp dữ liệu dễ dàng thông qua các ứng dụng như Sharepoint Online và One Drive. Đặc biệt, chi phí di chuyển và tổ chức cũng giảm đáng kể nhờ ứng dụng họp trực tuyến Skype for Business.
SOS Việt Nam chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ về các tổ chức xã hội đã thay đổi hoàn toàn mô hình vận hành và cách thức làm việc nhờ việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của mình.
Bà Lê Hồng Nhi,Trưởng phòng Quan hệ Cộng đồng của Microsoft Việt Nam chia sẻ: “Điện toán đám mây đang trở thành xu thế trên toàn thế giới, giúp thu hẹp khoảng cách, tăng độ phủ, tăng thông tin và hiệu quả việc hợp tác. Những thứ trước đây chúng ta phải dùng giấy, phải mất chi phí di chuyển, cơ sở hạ tầng, nhân lực,… thì giờ đây có thể tiết kiệm hoàn toàn nhờ công nghệ thông tin”.
Trên thực tế, tập đoàn này đã dành 1 tỷ USD để đem công nghệ điện toán đám mây hiện đại nhất đến với hơn 70 nghìn tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận trên toàn thế giới hoàn toàn miễn phí trong chiến dịch Modern Nonprofit.
Vào ngày 10/5/2017, nằm trong khuôn khổ chiến dịch Modern Nonprofit, đồng thời chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Microsoft tổ chức Ngày hội Công nghệ vì Cộng đồng - Tech for Good Day tại Hà Nội.
Với chương trình hỗ trợ này, các tổ chức sẽ được sử dụng miễn phí Office 365, Microsoft Azure và một số công cụ thông minh khác như Dynamics CRM, Power BI với mức giá hỗ trợ đặc biệt. Có thể tóm gọn những tác dụng của việc áp dụng công nghệ Microsoft vào công việc của các tổ chức ở 5 khía cạnh sau: Truyền thông, Di động, Thông minh, Tin cậy, Hiệu quả. Tập đoàn kỳ vọng thông qua chương trình này, các tổ chức sẽ ứng dụng hiệu quả ứng dụng trong hoạt động của mình, từ đó nâng cao hiệu suất công việc, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn viện trợ.
Trong sự kiện, ngoài những hoạt động nhằm giới thiệu, hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận về các công nghệ hỗ trợ của Microsoft trao tặng miễn phí, các tổ chứcvới các ý tưởng xuất sắc nhất trong việc ứng dụng công nghệ của Microsoft cũng sẽ được trao giải thưởng “Cuộc thi sáng tạo công nghệ vì cộng đồng - Tech4Good Foster Innovation Contest”.
Bình luận