• Zalo

Giá xăng 'cõng' bao nhiêu chi phí?

Kinh tếThứ Năm, 30/10/2014 05:25:00 +07:00Google News

(VTC News) - Riêng chi phí kinh doanh định mức đang chiếm tới gần 45% giá thành mặt hàng xăng dầu bán lẻ, tính theo mức giá hiện hành.

(VTC News) - Riêng chi phí kinh doanh định mức đang chiếm tới gần 45% giá thành mặt hàng xăng dầu bán lẻ, tính theo mức giá hiện hành.

Trong thông tư Liên tịch quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được Liên bộ Tài chính - Công thương ký ban hành ngày 29/10/2014 đưa ra phương pháp tính giá cơ sở bao gồm: Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
xăng dầu
Chi phí kinh doanh định mức đang chiếm tới gần 45% giá thành mặt hàng xăng dầu bán lẻ, tính theo mức giá hiện hành. 

Theo quy định tại Thông tư liên tịch này, chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng 1.050 đồng/lít và hiện tại với giá bán lẻ mặt hàng xăng RON 92 là 22.340 đồng/lít thì chi phí này chiếm tới gần 45% giá bán lẻ.

Cũng theo nội dung Thông tư này, giá nhập khẩu xăng dầu cùng với tỷ giá, giá CIF... để cấu thành trong công thức tính giá xăng dầu bán lẻ trong nước được tính theo mức bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể mức trích Quỹ Bình ổn giá.

Theo đó, Quỹ Bình ổn giá được trích lập thường xuyên, liên tục bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madút thực tế tiêu thụ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 7%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá xăng, dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân; hoặc khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với mức giá trước khi được điều chỉnh giảm quy định tại điểm a Khoản này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo bằng văn bản để các thương nhân đầu mối thực hiện.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã được điều chỉnh 13 lần với 8 lần điều chỉnh giảm (3.300 đồng/lít) và 5 lần tăng (1.440 đồng/lít). Như vậy, mức giá xăng bán lẻ chỉ giảm 1.840 đồng/lít so với thời điểm cuối năm 2013 (khoảng 10%). Trong khi đó, theo thống kê, từ đầu năm đến nay giá xăng dầu thế giới đã giảm hơn 20%.

Với Nghị định 83 này, người tiêu dùng kỳ vọng giá xăng trong nước sẽ được điều chỉnh sát hơn với biến động giá xăng thế giới khi chu kỳ tính giá giảm từ 30 ngày xuống còn 15 ngày.

Hà Linh


Bình luận
vtcnews.vn