Tuần trước, thị trường kim loại quý chứng kiến nhiều phiên giao dịch thăng trầm. Trong đó, xu hướng giảm giá chiếm ưu thế. Tuy nhiên, bước sang tuần mới, tình hình có nhiều chuyển biến. Giá vàng hôm nay 13/3 “đóng băng” trên cả thị trường trong nước và thế giới.
Tại công ty vàng bạc đá quý Doji, giá vàng không đổi so với ngày hôm qua. Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức: Mua vào 36,54 triệu đồng/lượng, bán ra 36,62 triệu đồng/lượng. Vàng SJC TP.HCM mua vào 36,52 triệu đồng/lượng, bán ra 36,62 triệu đồng/lượng.
Tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, giá vàng đứng im. Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức: Mua vào 36,40 triệu đồng/lượng, bán ra 36,67 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC TP.HCM mua vào 36,40 triệu đồng/lượng, bán ra 36,65 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay ngày 13/3 tại Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận án binh bất động. Giá vàng SJC Tp.HCM giao dịch ở mức: 36,45 triệu đồng/lượng – 36,68 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB: 33,75 triệu đồng/lượng – 34,20 triệu đồng/lượng.
Công ty Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giá vàng giảm 10.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC giao dịch ở mức: Mua vào 36,50 triệu đồng/lượng, bán ra 36,60 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng 999.9 (24k): Mua vào 33,76 triệu đồng/lượng, bán ra 34,21 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn 999.9 (24k): Mua vào 33,76 triệu đồng/lượng, bán ra 34,21 triệu đồng/lượng.
Tại các ngân hàng thương mại, giá vàng cũng đi ngang. Giá vàng tại Sacombank-SBJ giao dịch ở mức: Mua vào 36,52 triệu đồng/lượng, bán ra 36,62 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại SHB: 36,53 triệu đồng/lượng – 36,63 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại TPbank Gold: 36,52 triệu đồng/lượng – 36,62 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 13/3 “đóng băng” khi thị trường thế giới đứng im. Lúc này, tại thị trường châu Á, giá vàng đang giao dịch ở mức 1.204,5 USD/ounce, không đổi so với cuối tuần trước.
Vì vậy, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn duy trì ở mức cao kỷ lục trong tháng 3. Hiện tại, giá vàng SJC đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 3,5 triệu đồng/lượng.
Hiện tại, nhà đầu tư đang hạn chế giao dịch để chờ đợi thông tin từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày (14 và 15/3), FED được cho là sẽ công bố quyết định tăng lãi suất USD. Nếu điều đó xảy ra, áp lực sẽ đè nặng lên thị trường kim loại quý.
Một áp lực nữa mà vàng đang phải đối mặt chính là động thái bán ra của các quỹ lớn. Cuối tuần trước, lượng nắm giữ của SPDR Gold Trust, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới giảm 1,06% xuống còn 825,22 tấn.
Trong khi đó, trên thị trường ngoại tệ, USD lại trở về xu hướng loạn giá. Có ngân hàng điều chỉnh tăng tỷ giá nhưng có nơi giảm và có nơi chưa thay đổi giá niêm yết.
Tại ngân hàng ACB, tỷ giá giao dịch ở mức: 22.750 đồng/USD (mua vào) – 22.840 đồng/USD (bán ra), giữ nguyên giá mua vào và giảm 10 đồng/USD chiều bán ra. Tại VietinBank, tỷ giá giao dịch ở mức: 22.760 đồng/USD – 22.840 đồng/USD, giảm 4 đồng/USD chiều mua vào và giảm 10 đồng/USD chiều bán ra.
Tỷ giá tại Sacombank niêm yết ở mức: 22.760 đồng/USD – 22.880 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Tỷ giá tại Techcombank được niêm yết mức: 22.760 đồng/USD – 22.860 đồng/USD, giữ nguyên giá mua vào và tăng 10 đồng/USD chiều bán ra. Tỷ giá tại Vietcombank giao dịch ở mức: 22.770 đồng/USD – 22.840 đồng/USD, tăng 5 đồng/USD.
Eximbank là ngân hàng hiếm hoi chưa thay đổi giá USD. Tại Eximbank, giá USD giao dịch ở mức: 22.740 đồng/USD – 22.840 đồng/USD.
Trên thị trường tự do, giá USD giảm nhẹ. Tỷ giá USD tự do giao dịch ở mức: 22.840 đồng/USD (mua vào) – 22.870 đồng/USD (bán ra), giảm 10 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra rất thấp. Ở các cửa hàng khác nhau, giá giao dịch chênh lệch khoảng 10 USD.
Video: Giá vàng nhảy múa, dân Hà Nội nửa mừng, nửa lo
Bình luận