Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay
+ Giá tiêu trong nước
Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận không có sự thay đổi so với 1 ngày trước đó, dao động ở mức 57.000 - 59.500 đồng/kg.
Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ghi nhận ở mức 59.500 đồng/kg, không có thay đổi so với 1 ngày trước đó và là địa phương có mức giá cao nhất cả nước.
Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước giao dịch ở mức 59.000 đồng/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch liền trước.
Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay ở mức 58.000 đồng/kg, không có biến động so với 1 ngày trước đó.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đồng Nai ghi ở mức 57.500 đồng/kg.
Tại Gia Lai, giá tiêu ghi nhận không có sự thay đổi so với 1 ngày trước đó, giao dịch ở mức 57.000 đồng, mức thấp nhất cả nước.
Như vậy, tổng kết tuần vừa qua, giá tiêu trong nước đồng loạt giảm mạnh 2.500 đồng/kg, đưa giá tiêu trên cả nước chính thức xuống dưới mốc 60.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 59.500 | - |
Bình Phước | 59.000 | - |
Đắk Lắk | 58.000 | - |
Đắk Nông | 58.000 | - |
Đồng Nai | 57.500 | - |
Gia Lai | 57.000 | - |
+ Dự báo giá tiêu
Tính từ đầu tháng 10 đến nay, giá tiêu trong nước đã giảm 6.000 – 6.500 đồng/kg, mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay.
Theo một số chủ nhà vườn, đầu vụ năm nay, giá hồ tiêu duy trì ở mức 80 - 85.000 đồng/kg, có thời điểm chạm mốc gần 90 ngàn đồng/kg khiến nông dân rất phấn khởi. Do đó nhiều hộ tăng cường đầu tư cho vườn hồ tiêu. Tuy nhiên, gần 2 tháng nay, giá hồ tiêu lại bắt đầu lao dốc, theo dự báo giá tiêu còn giảm nữa nên nông dân khá hoang mang, lo lắng sẽ lỗ công, lỗ vốn.
Nhiều chủ vườn khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho biết, thị trường hồ tiêu hiện nay rất nhiễu loạn thông tin, chủ yếu là tin xấu do các thương lái đưa ra để người trồng tiêu bán sớm với giá rẻ.
Theo các chuyên gia, áp lực của lãi suất vốn vay gia tăng, theo sự điều chỉnh của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới do lạm phát toàn cầu tăng mạnh, sẽ khiến nhiều nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái. Điều này buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và nhà đầu tư cắt giảm danh mục đầu cơ, làm giá tiêu không ngừng sụt giảm, có thể kéo dài đến vụ mùa năm 2023.
Trong 16 ngày đầu tháng 10 năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 7.158 tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,2 triệu USD. Đáng chú ý, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, HongKong là các thị trường nhập khẩu chủ yếu trong 16 ngày đầu tháng 10/2022.
Về tổng xuất khẩu có tăng so với tháng trước, nhưng lại giảm sút so với tháng 8/2022 và cùng kỳ năm ngoái. Như vậy có thể thấy xuất khẩu đã tăng nhẹ, nhưng chưa đúng như kỳ vọng của thị trường.
Tuy nhiên điểm tích cực là Trung Quốc đang đứng đầu các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất nửa tháng 10/2022, soán ngôi của Mỹ. Chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này cho thấy sự cải thiện.
Cập nhật giá hồ tiêu thế giới
Tuần này, thị trường hồ tiêu thế giới tiếp tục chiều hướng tiêu cực, khi không có quốc gia nào được báo cáo tăng trong 3 tuần qua.
Sau khi báo cáo với xu hướng giảm trong 4 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ đã ổn định trong tuần này.
Trong khi đó, đồng Rupiah của Indonesia suy yếu trước Mỹ đã kéo giá tiêu xuất khẩu của quốc gia này liên tiếp giảm.
Trước áp lực từ đồng USD liên tục tăng, thu hoạch vụ mới từ Việt Nam đang diễn ra, trong khi nhu cầu thế giới vẫn yếu là những yếu tố khiến giá tiêu thế giới liên tục giảm.
Ấn Độ đang được xem là điểm sáng trong bức tranh kém khởi sắc của thị trường hồ tiêu toàn cầu. Từ năm ngoái đến nay, lượng tiêu nhập khẩu của quốc gia này duy trì mức tăng trưởng hai con số.
Số liệu của Bộ Thương Mại Ấn Độ cho thấy, Ấn Độ đã nhập khẩu 37.839 tấn tiêu trong năm 2021, tăng 38% so với năm 2020.
Xu hướng này tiếp tục trong 8 tháng đầu năm nay với khối lượng đạt 32.365 tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ và gần bằng cả năm 2021. Những thị trường cung cấp hồ tiêu chính cho Ấn Độ gồm Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và UAE.
Theo các chuyên gia, áp lực của lãi suất vốn vay gia tăng, theo sự điều chỉnh của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới do lạm phát toàn cầu tăng mạnh, sẽ khiến nhiều nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái.
Điều này buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và nhà đầu tư cắt giảm danh mục đầu cơ, làm giá tiêu không ngừng sụt giảm, có thể kéo dài đến vụ mùa năm 2023.
Bình luận