Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay
+ Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay 22/11 tại thị trường trong nước không có biến động mới so với ngày 21/11.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk, Đắk Nông hôm nay duy trì ở mức 59.500 đồng/kg; Gia Lai giao dịch quanh mức 58.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thu mua ở mức 58.500 đồng/kg; tại Bà Rịa - Vũng Tàu neo ở ngưỡng 61.500 đồng/kg. Còn giá tiêu Bình Phước hôm nay 21/11 tiếp tục thu mua ở mức 60.500 đồng/kg.
Các chuyên gia kỳ vọng Trung Quốc và các thị trường truyền thống sớm tăng mua trở lại cho nhu cầu tiêu thụ mùa Đông và năm mới 2023 sắp tới sẽ hỗ trợ giá tăng.
Trong khi đó sản lượng vụ mùa mới ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ đang có nhiều nhận định khác nhau.
Một số vùng giảm, do nhiều nông hộ tiến hành mạnh tay cắt giảm diện tích hồ tiêu hoặc xen canh với nhiều cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng đang có mức giá hấp dẫn. Còn một số vùng tăng do cơ cấu lại từ những năm trước, đẩy mạnh canh tác hữu cơ.
Nhưng nhìn chung sản lượng không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, lượng hàng tồn cao, dòng tiền bị thắt chặt khiến thị trường càng thêm ảm đạm.
+ Giá tiêu thế giới
Giá tiêu hôm nay 22/11 tại thị trường thế giới đi ngang so với hôm qua.
Tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung giữ ở mức 3.642 USD/tấn; còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này đang neo tại mức 5.895 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn; hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang ở mức 7.300 USD/tấn. Riêng giá tiêu trắng nước ta duy trì ở mức 4.550 USD/tấn.
Đối với thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá tiêu đen loại 500g/l và 550g/l lần lượt duy trì ở mức 3.100 và 3.200 USD/tấn.
Còn tại Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.
Tuần qua, thị trường hồ tiêu thế giới biến động trái chiều. Trong khi giá tiêu nội địa Malaysia tăng, giá tiêu Việt Nam đi ngang, thì giá tiêu Ấn Độ tuần này lại phản ứng tiêu cực.
Còn giá tiêu Indonesia tuần này lại báo cáo giảm do xuất khẩu ít hơn do thiếu hàng. Cũng trong tuần này, IPC liên tiếp điều chỉnh tăng giảm với giá tiêu Indonesia.
Cộng đồng nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ đang lo lắng về việc giá đã giảm khoảng 8 rupee/kg trong hai tuần qua tại thị trường đầu mối.
Các nguồn thương mại cho rằng, nguyên nhân của sự sụt giảm giá là do nhập khẩu tăng cùng với đó là sự sẵn có của lượng tiêu đen dự trữ trong kho.
Dự báo giá tiêu
Các chuyên gia kỳ vọng Trung Quốc và các thị trường truyền thống sớm tăng mua trở lại cho nhu cầu tiêu thụ mùa Đông và năm mới 2023 sắp tới sẽ hỗ trợ giá tăng. Trong khi đó sản lượng vụ mùa mới ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ đang có nhiều nhận định khác nhau. Một số vùng giảm, do nhiều nông hộ tiến hành mạnh tay cắt giảm diện tích hồ tiêu hoặc xen canh với nhiều cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng đang có mức giá hấp dẫn. Còn một số vùng tăng do cơ cấu lại từ những năm trước, đẩy mạnh canh tác hữu cơ.
Tuy nhiên nhìn chung sản lượng không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, lượng hàng tồn cao, dòng tiền bị thắt chặt khiến thị trường càng thêm ảm đạm.
Theo thống kê, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu năm 2020 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 498,9 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu tiêu có xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với mức giảm 1,4% vào năm 2021 và dự đoán xuất khẩu hồ tiêu sẽ tiếp tục giảm vào năm 2022 dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong các thị trường quan trọng như EU và Mỹ.
Trong 5 năm trở lại đây, giá tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm. Năm 2015, giá FOB tiêu đạt đỉnh 10.000 USD/tấn đối với tiêu đen và 14.000 USD/tấn đối với tiêu trắng. Điều này đã dẫn đến việc mở rộng diện tích trồng tiêu ở hầu hết các nước. Do sự bùng nổ về diện tích, ngành gia vị thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm về giá tiêu trong giai đoạn 2019 đến đầu năm 2020, với mức giảm 4 - 5 lần so với năm 2016.
Bình luận