Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay
+ Giá tiêu trong nước
Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận tăng nhẹ 500 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu dao động ở mức 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 63.000 đồng/kg, không có thay đổi so với 1 ngày trước đó.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 62.000 đồng/kg, giữ nguyên so với ngày hôm qua.
Giá tiêu hôm nay tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận ở mức 61.000 đồng, không có sự thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Đồng Nai, hôm nay thương lái thu mua tiêu ở mức 60.000 đồng/kg, giữ nguyên so với 1 ngày trước.
Trong khi đó, tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu lại ghi nhận tăng nhẹ 500 đồng/kg, đưa giá giao dịch lên mức 60.000 đồng/kg.
Như vậy, hiện tại trên cả nước không còn địa phương nào có mức giao dịch hồ tiêu dưới mốc 60.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 63.000 | - |
Bình Phước | 62.000 | - |
Đắk Lắk | 61.000 | - |
Đắk Nông | 61.000 | - |
Đồng Nai | 60.000 | - |
Gia Lai | 60.000 | + 500 |
+ Dự báo giá tiêu
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot (KPPA) cho thấy, xuất khẩu tiêu Kampot của Campuchia trong quý III/2022 đạt 57 tấn, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, dự báo sản lượng vụ mùa mới ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ Việt Nam tiếp tục giảm hơn 10% so với vụ trước. Nguyên nhân là do nhiều hộ nông dân cắt giảm diện tích hạt tiêu hoặc xen canh với cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng đang có mức giá hấp dẫn.
Cùng với đó, việc thị trường kỳ vọng Trung Quốc và các thị trường truyền thống sớm tăng mua trở lại cho nhu cầu tiêu thụ mùa Đông và năm mới 2023 sẽ hỗ trợ giá.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá hồ tiêu nước ta khởi sắc là nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. Tháng 10/2022, Trung Quốc mua gần 4.000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam.
Dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh mua hồ tiêu để bù đắp cho lượng hàng bị thiếu hụt trong suốt thời gian thực hiện chính sách “Zezo Covid” kéo dài.
Cập nhật giá hồ tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.793 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ nguyên mức 2.625 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ vững mức 5.100 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok duy trì ở mức 5.975 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen giao dịch ở 3.150 - 3.250 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.600 USD/tấn. Liên tiếp những ngày qua, IPC điều chỉnh tăng giảm đan xen giá bán hồ tiêu của Indonesia.
Thời gian qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) liên tục hạ giá tiêu xuất khẩu của Indonesia. Trong khi đó, các quốc gia khác ít biến động.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu tiêu của Thụy Sĩ trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 700 tấn, trị giá 6,16 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Thụy Sĩ trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức 8.796 USD/tấn, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Thụy Sĩ tăng từ tất cả các nguồn cung chủ yếu. Mức tăng cao nhất 54,7% từ Indonesia và mức tăng thấp nhất 1,3% từ Đức.
Cơ cấu nguồn cung 9 tháng đầu năm 2022, Thụy Sĩ nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ các thị trường Việt Nam, Đức, Brazil, Indonesia và Ấn Độ.
Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Mỹ là nước tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng nhập khẩu là 94.176 tấn trong năm 2021. Con số này tăng 8,8% so với năm trước, trong đó tiêu xay chiếm 30,5%. Mặc dù Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, nhưng lượng nhập năm 2021 giảm 34,4% do dịch bệnh Covid-19. Điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, vì 90% lượng tiêu nhập khẩu của Trung Quốc là từ Việt Nam.
Mặc dù là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam cũng là một trong những thị trường nhập khẩu cao, để đảm bảo cung cấp hồ tiêu liên tục.
Bình luận