(VTC News) - Đại biểu Quốc hội đề nghị phải quản lý chặt giá thuốc vì người nghèo không có tiền mua thuốc thì có thể mất đi mạng sống.
Góp ý về Luật Dược sửa đổi, Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng về quản lý nhà nước về giá thuốc cần quản lý thật mạnh vì có thực trạng ngay tại Hà Nội, hai cửa hàng dược cạnh nhau nhưng có thể bán giá chênh lệch 3- 4 lần vì không ai quản lý, không ai siết lại.
Vì vậy, đại biểu Tiến đưa ra biện pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nếu như giá thuốc tăng lên rất nhiều với giá trị.
Đại biểu Tiến nói: "Giá với giá trị phải tương thích với nhau. Giá trị chỉ có 1 mà giá thuốc 10 lần thì không được. Đặc biệt, với thuốc nhập khẩu đang có thực tế là các nhà thuốc tăng vô tội vạ. Đó chính là cái làm cho người dân rất bức xúc”.
“Anh đánh cả vào, ăn cả vào sinh mạng sống chết của người dân. Chỉ cần tăng giá thuốc, người nghèo không có tiền mua thuốc thì từ sinh có thể thành tử. Cần có chương đầy đặn, ghi rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, các sở, phòng y tế, đặc biệt y đức của người làm ngành y, dược. Có y đức phải có dược đức vì đó là đạo đức của người làm ngành dược, bán thuốc".
Nhận định sản phẩm dược đến tay người dân đội nhiều chi phí khiến giá thuốc tăng cao, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng, vấn đề đặt ra là quyền phân phối các hãng dược phẩm nước ngoài. Do đó cần có quyết sách để quyền lợi người dân là trên hết, không để lợi ích nhóm.
Theo bà Lan, trong chính sách phát triển công nghiệp dược nước ta có nhiều tồn tại thiếu định hướng quan tâm nên thị trường tự phát triển, sản xuất dư thừa nhưng sản phẩm trùng lặp. Kinh doanh có quá nhiều tầng nấc làm cho thị trường hỗn loạn, vì vậy Nhà nước cần có chính sách cụ thể.
Việc giá thuốc tăng là do đấu thầu, độc quyền nâng giá, tình trạng môi giới mua bán lòng vòng và bác sĩ kê đơn hưởng “hoa hồng”. Do đó “Dự thảo luật cần phải bổ sung những chế tài mạnh và nghiêm về việc này. Ở nước ngoài, doanh nghiệp bắt tay với bác sĩ kê đơn, khi bị phát hiện, án phạt có thể lên tới hàng tỷ USD. Tôi đề nghị nếu bắt được thì ta phải xử nghiêm và nên đưa vào luật để có căn cứ xử lý”, đại biểu Lan nhấn mạnh.
Trước tình trạng nhiều nhà thuốc hoạt động bằng giấy phép đi thuê của người khác, đại biểu Vũ Công Tiến (Bình Dương) đặt vấn đề: "Người dân có nhu cầu khi mua thuốc không mặc cả, trong khi chất lượng thuốc có nhiều loại nhưng quản lý của chúng ta đang có tình trạng thuê bằng để mở cửa hàng bán thuốc mà người bán hàng đó lại không có trình độ. Như vậy thuốc có đảm bảo không?".
Trong khi đó, đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) nêu ra những bất cập trong việc thanh tra các cơ sở bán thuốc. Ông Thăng đưa ra dẫn chứng: "Ví dụ như ở tỉnh Hải Dương có hơn 600 cửa hàng thuốc trong khi chỉ có 2 thanh tra dược. Hai người này đi cả năm mới chỉ đi kiểm tra hết được một nửa, vì vậy cần thêm thanh tra mới quản lý hết được".
Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị: "Cần bổ sung hướng dẫn nghiệp vụ, cấp chứng nhận đào tạo trong hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề".
Bà Minh cho biết thực tế người dân mua nhiều loại thuốc không cần có đơn của bác sĩ, đến khi xảy ra vấn đề liên quan đến sức khỏe thì quy trách nhiệm thế nào? Do vậy cần bổ sung trách nhiệm của bán thuốc theo đơn.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phản ánh về thực trạng giá thuốc ở Việt Nam chênh so với thế giới rất nhiều. "Qua quan sát, tôi thấy cứ ra cửa hàng thuốc không ai mặc cả. Người bệnh dù nghèo dù giàu cứ giá nào phải mua thế ấy. Đó là chuyện nguy hiểm", đại biểu Bùi Thị An nói.
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm góp ý với khoản 4 điều 6 về các hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh dược phẩm. "Tai nạn giao thông thì thấy được ngay, nhưng tai nạn thuốc thì như thế nào? Bao nhiêu thông tin phanh phui ra được nơi làm thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, làm người ta chết mà không thống kê được. Kể cả chúng ta ngồi đây đang mang "án" đó mà không biết vì nó ngấm dần. Trong 13 khoản cấm của dự thảo luật còn nhẹ nhàng, đề nghị phải có chế tài nghiêm khắc hơn, đặc biệt với vấn nạn thuốc giả", đại biểu Thích Bảo Nghiêm kiến nghị.
Minh Đức
Góp ý về Luật Dược sửa đổi, Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng về quản lý nhà nước về giá thuốc cần quản lý thật mạnh vì có thực trạng ngay tại Hà Nội, hai cửa hàng dược cạnh nhau nhưng có thể bán giá chênh lệch 3- 4 lần vì không ai quản lý, không ai siết lại.
Đại biểu Lê Như Tiến (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Vì vậy, đại biểu Tiến đưa ra biện pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nếu như giá thuốc tăng lên rất nhiều với giá trị.
Đại biểu Tiến nói: "Giá với giá trị phải tương thích với nhau. Giá trị chỉ có 1 mà giá thuốc 10 lần thì không được. Đặc biệt, với thuốc nhập khẩu đang có thực tế là các nhà thuốc tăng vô tội vạ. Đó chính là cái làm cho người dân rất bức xúc”.
“Anh đánh cả vào, ăn cả vào sinh mạng sống chết của người dân. Chỉ cần tăng giá thuốc, người nghèo không có tiền mua thuốc thì từ sinh có thể thành tử. Cần có chương đầy đặn, ghi rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, các sở, phòng y tế, đặc biệt y đức của người làm ngành y, dược. Có y đức phải có dược đức vì đó là đạo đức của người làm ngành dược, bán thuốc".
Nhận định sản phẩm dược đến tay người dân đội nhiều chi phí khiến giá thuốc tăng cao, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng, vấn đề đặt ra là quyền phân phối các hãng dược phẩm nước ngoài. Do đó cần có quyết sách để quyền lợi người dân là trên hết, không để lợi ích nhóm.
Theo bà Lan, trong chính sách phát triển công nghiệp dược nước ta có nhiều tồn tại thiếu định hướng quan tâm nên thị trường tự phát triển, sản xuất dư thừa nhưng sản phẩm trùng lặp. Kinh doanh có quá nhiều tầng nấc làm cho thị trường hỗn loạn, vì vậy Nhà nước cần có chính sách cụ thể.
Việc giá thuốc tăng là do đấu thầu, độc quyền nâng giá, tình trạng môi giới mua bán lòng vòng và bác sĩ kê đơn hưởng “hoa hồng”. Do đó “Dự thảo luật cần phải bổ sung những chế tài mạnh và nghiêm về việc này. Ở nước ngoài, doanh nghiệp bắt tay với bác sĩ kê đơn, khi bị phát hiện, án phạt có thể lên tới hàng tỷ USD. Tôi đề nghị nếu bắt được thì ta phải xử nghiêm và nên đưa vào luật để có căn cứ xử lý”, đại biểu Lan nhấn mạnh.
Giá thuốc tăng cao khiến người nghèo gặp khó khăn |
Trước tình trạng nhiều nhà thuốc hoạt động bằng giấy phép đi thuê của người khác, đại biểu Vũ Công Tiến (Bình Dương) đặt vấn đề: "Người dân có nhu cầu khi mua thuốc không mặc cả, trong khi chất lượng thuốc có nhiều loại nhưng quản lý của chúng ta đang có tình trạng thuê bằng để mở cửa hàng bán thuốc mà người bán hàng đó lại không có trình độ. Như vậy thuốc có đảm bảo không?".
Trong khi đó, đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) nêu ra những bất cập trong việc thanh tra các cơ sở bán thuốc. Ông Thăng đưa ra dẫn chứng: "Ví dụ như ở tỉnh Hải Dương có hơn 600 cửa hàng thuốc trong khi chỉ có 2 thanh tra dược. Hai người này đi cả năm mới chỉ đi kiểm tra hết được một nửa, vì vậy cần thêm thanh tra mới quản lý hết được".
Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị: "Cần bổ sung hướng dẫn nghiệp vụ, cấp chứng nhận đào tạo trong hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề".
Bà Minh cho biết thực tế người dân mua nhiều loại thuốc không cần có đơn của bác sĩ, đến khi xảy ra vấn đề liên quan đến sức khỏe thì quy trách nhiệm thế nào? Do vậy cần bổ sung trách nhiệm của bán thuốc theo đơn.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phản ánh về thực trạng giá thuốc ở Việt Nam chênh so với thế giới rất nhiều. "Qua quan sát, tôi thấy cứ ra cửa hàng thuốc không ai mặc cả. Người bệnh dù nghèo dù giàu cứ giá nào phải mua thế ấy. Đó là chuyện nguy hiểm", đại biểu Bùi Thị An nói.
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm góp ý với khoản 4 điều 6 về các hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh dược phẩm. "Tai nạn giao thông thì thấy được ngay, nhưng tai nạn thuốc thì như thế nào? Bao nhiêu thông tin phanh phui ra được nơi làm thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, làm người ta chết mà không thống kê được. Kể cả chúng ta ngồi đây đang mang "án" đó mà không biết vì nó ngấm dần. Trong 13 khoản cấm của dự thảo luật còn nhẹ nhàng, đề nghị phải có chế tài nghiêm khắc hơn, đặc biệt với vấn nạn thuốc giả", đại biểu Thích Bảo Nghiêm kiến nghị.
Minh Đức
Bình luận