(VTC News) – Có 2 điều ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) được dư luận nhắc tới trong thời gian qua chính là gia đình ông Trầm Bê “vượt rào” và Southernbank lao đao đến mức bị sáp nhập.
Lãnh đạo “vượt rào”
Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) là cái tên được báo chí nhắc tới trong vài năm trở lại đây. Một trong những yếu tố khiến Southern Bank bị đưa vào tầm ngắm chính là việc gia đình đại gia ngân hàng Trầm Bê “vượt rào” về tỷ lệ sở hữu tại Southern Bank. Đó được cho là một trong các yếu tố khiến Southernbank lao đao.
Trong suốt thời gian dài, gia đình ông Trầm Bê vi phạm về tỷ lệ sở hữu. Tới 6 tháng đầu năm 2015, tình hình cũng không có gì thay đổi. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2015, việc vi phạm tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê vẫn được “duy trì”.
Theo đó, các thành viên trong gia đình đại gia ngân hàng Trầm Bê đang nắm giữ 20,81% cổ phần tại ngân hàng này. Ông Trầm Bê là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ gần 33,5 triệu cổ phiếu Southern Bank, tương ứng 8,36% vốn ngân hàng. Theo mệnh giá, khối tài sản này của ông Trầm Bê tương đương 335 tỷ đồng.
Mặc dù được mệnh danh là đại gia ngân hàng nhưng ông Trầm Bê lại không nắm giữ chức vụ nào tại SouthernBank. Ông Trầm Trọng Ngân – “cậu cả” nhà họ Trầm là người có tiếng nói lớn nhất trong gia đình khi giữ vai trò Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị.
Tính tới thời điểm cuối quý 2, ông Trầm Trọng Ngân sở hữu gần 17,7 triệu cổ phiếu Southern Bank, tương ứng 4,42% vốn ngân hàng. Ông Ngân không vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng em gái Trầm Thuyết Kiều thì khác. Ái nữ của ông Trầm Bê sở hữu tới 29,4 triệu cổ phiếu Southern Bank , tương ứng 7,36% vốn Southern Bank.
Ngoài 3 cổ đông lớn kể trên, một số người trong gia đình ông Trầm Bê cũng sở hữu lượng cổ phiếu không nhỏ tại Southern Bank. Ông Lê Trọng Trí - chồng bà Trầm Thuyết Kiều đang giữ 2,7 triệu cổ phiếu Southern Bank, tương đương 0,67% vốn Southern Bank.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011 thì một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% và cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Như vậy, chiếu theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, gia đình ông Trầm Bê đã 3 lần vi phạm. Ông Trầm Bê vượt sở hữu 3,36% còn con gái Trầm Thuyết Kiều vượt sở hữu 2,36%. Gia đình ông Trầm Bê sở hữu 20,81%, vượt 0,81% so với quy định.
Với việc ông Trầm Trọng Ngân nắm giữ chức vụ cao tại Southern Bank và các thành viên trong gia đình ông Trầm Bê sở hữu số lượng cổ phiếu khủng tại ngân hàng này, nhiều người cho rằng mô hình của Southern Bank mang tính gia đình trị cao.
Southernbank lao đao
Mô hình của SouthernBank mang tính gia đình trị cao được cho là một trong các nguyên nhân khiến Southern Bank lao đao. Thời gian qua, ngân hàng khiến không ít cổ đông thất vọng khi liên tục công bố những số liệu kém lạc quan và thiếu chính xác.
Theo báo cáo của Southern Bank, kết thúc năm 2014, Southern Bank đạt 82.000 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 4.500 tỷ so với năm 2013 và hoàn thành chưa đến 60% so với kế hoạch đề ra. Dư nợ tín dụng gần như không tăng trưởng (chỉ tăng 0,08%) và hoàn thành chưa đầy 2% so với kế hoạch, đạt trên 43.300 tỷ đồng. Mặc dù dư nợ tín dụng không tăng, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên mức 5,89% trên tổng dư nợ.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của Southern Bank đạt hơn 17 tỷ đồng, giảm gần 5% so với 2013. Sau, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của SouthernBank teo tóp hơn, chỉ còn 1,2 tỷ đồng. Vì thế, HĐQT SouthernBank quyết địnhkhông chia cổ tức 2014.
Trước đó 1 năm, dù khoản lãi của ngân hàng cao gấp hàng chục lần năm 2014 nhưng con số tuyệt đối vẫn rất khiêm tốn. Lợi nhuận sau thuế 2013 của Southern Bank chỉ đạt 17,943 tỷ đồng, giảm 102,508 tỷ đồng, tương ứng 85,10% so với năm 2012.
Không chỉ thất vọng về hoạt động kinh doanh yếu kém, giới đầu tư còn “sốc” với Southernbank khi ngân hàng này tiếp tục công bố các số liệu “dị thường”.
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2013, Southern Bank cho thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này chỉ đạt gần… 18.000 đồng, con số không tưởng với bất cứ doanh nghiệp nào có lãi.
Trả lời thắc mắc của phóng viên VTC News, phía SouthernBank giải thích đây chỉ là sai sót. SouthernBank cho biết trong tất các trang khác, đơn vị được sử dụng là triệu VND chứ không phải VND. Chỉ có trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2013 đơn vị tính mới nhầm thành VND.
Trước đó, SouthernBank gây sốc khi “thổi” khối lượng cổ phiếu của lãnh đạo tăng gấp 10.000 lần. Với thông báo đó, Southern Bank có quy mô lớn gấp… 1.500 lần Vietcombank. Southern Bank giải thích đây chỉ là sai sót đơn vị tính. Trong báo cáo, Southern Bank tính theo giá trị cổ phần nhưng đơn vị tính lại theo khối lượng cổ phần.
Mới đây, Southern Bank còn gây sốc hơn khi lộ con số nợ xấu vô cùng lớn. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu Southern Bank tại 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 là 55,31%. Trước đó, SouthernBank chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2013 là 3,39%, do SouthernBank không chuyển nợ xấu theo kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
Với hàng loạt những con số có vấn đề như vậy, Southern Bank đã đi đến cái kết là sáp nhập vào Sacombank. Giữa tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chính thức chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Southern Bank và Sacombank. Việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong quý 4 năm nay. Điều đó có nghĩa không lâu nữa, cái tên Southern Bank sẽ biến mất trong thị trường tài chính.
Bảo Linh
Lãnh đạo “vượt rào”
Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) là cái tên được báo chí nhắc tới trong vài năm trở lại đây. Một trong những yếu tố khiến Southern Bank bị đưa vào tầm ngắm chính là việc gia đình đại gia ngân hàng Trầm Bê “vượt rào” về tỷ lệ sở hữu tại Southern Bank. Đó được cho là một trong các yếu tố khiến Southernbank lao đao.
Trong suốt thời gian dài, gia đình ông Trầm Bê vi phạm về tỷ lệ sở hữu. Tới 6 tháng đầu năm 2015, tình hình cũng không có gì thay đổi. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2015, việc vi phạm tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê vẫn được “duy trì”.
Theo đó, các thành viên trong gia đình đại gia ngân hàng Trầm Bê đang nắm giữ 20,81% cổ phần tại ngân hàng này. Ông Trầm Bê là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ gần 33,5 triệu cổ phiếu Southern Bank, tương ứng 8,36% vốn ngân hàng. Theo mệnh giá, khối tài sản này của ông Trầm Bê tương đương 335 tỷ đồng.
Gia đình đại gia Trầm Bê nắm giữ hơn 20% vốn Southern Bank |
Tính tới thời điểm cuối quý 2, ông Trầm Trọng Ngân sở hữu gần 17,7 triệu cổ phiếu Southern Bank, tương ứng 4,42% vốn ngân hàng. Ông Ngân không vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng em gái Trầm Thuyết Kiều thì khác. Ái nữ của ông Trầm Bê sở hữu tới 29,4 triệu cổ phiếu Southern Bank , tương ứng 7,36% vốn Southern Bank.
Ngoài 3 cổ đông lớn kể trên, một số người trong gia đình ông Trầm Bê cũng sở hữu lượng cổ phiếu không nhỏ tại Southern Bank. Ông Lê Trọng Trí - chồng bà Trầm Thuyết Kiều đang giữ 2,7 triệu cổ phiếu Southern Bank, tương đương 0,67% vốn Southern Bank.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011 thì một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% và cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Như vậy, chiếu theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, gia đình ông Trầm Bê đã 3 lần vi phạm. Ông Trầm Bê vượt sở hữu 3,36% còn con gái Trầm Thuyết Kiều vượt sở hữu 2,36%. Gia đình ông Trầm Bê sở hữu 20,81%, vượt 0,81% so với quy định.
Với việc ông Trầm Trọng Ngân nắm giữ chức vụ cao tại Southern Bank và các thành viên trong gia đình ông Trầm Bê sở hữu số lượng cổ phiếu khủng tại ngân hàng này, nhiều người cho rằng mô hình của Southern Bank mang tính gia đình trị cao.
Southernbank lao đao
Mô hình của SouthernBank mang tính gia đình trị cao được cho là một trong các nguyên nhân khiến Southern Bank lao đao. Thời gian qua, ngân hàng khiến không ít cổ đông thất vọng khi liên tục công bố những số liệu kém lạc quan và thiếu chính xác.
Theo báo cáo của Southern Bank, kết thúc năm 2014, Southern Bank đạt 82.000 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 4.500 tỷ so với năm 2013 và hoàn thành chưa đến 60% so với kế hoạch đề ra. Dư nợ tín dụng gần như không tăng trưởng (chỉ tăng 0,08%) và hoàn thành chưa đầy 2% so với kế hoạch, đạt trên 43.300 tỷ đồng. Mặc dù dư nợ tín dụng không tăng, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên mức 5,89% trên tổng dư nợ.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của Southern Bank đạt hơn 17 tỷ đồng, giảm gần 5% so với 2013. Sau, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của SouthernBank teo tóp hơn, chỉ còn 1,2 tỷ đồng. Vì thế, HĐQT SouthernBank quyết địnhkhông chia cổ tức 2014.
Trước đó 1 năm, dù khoản lãi của ngân hàng cao gấp hàng chục lần năm 2014 nhưng con số tuyệt đối vẫn rất khiêm tốn. Lợi nhuận sau thuế 2013 của Southern Bank chỉ đạt 17,943 tỷ đồng, giảm 102,508 tỷ đồng, tương ứng 85,10% so với năm 2012.
Southern Bank sẽ sáp nhập vào Sacombank |
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2013, Southern Bank cho thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này chỉ đạt gần… 18.000 đồng, con số không tưởng với bất cứ doanh nghiệp nào có lãi.
Trả lời thắc mắc của phóng viên VTC News, phía SouthernBank giải thích đây chỉ là sai sót. SouthernBank cho biết trong tất các trang khác, đơn vị được sử dụng là triệu VND chứ không phải VND. Chỉ có trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2013 đơn vị tính mới nhầm thành VND.
Trước đó, SouthernBank gây sốc khi “thổi” khối lượng cổ phiếu của lãnh đạo tăng gấp 10.000 lần. Với thông báo đó, Southern Bank có quy mô lớn gấp… 1.500 lần Vietcombank. Southern Bank giải thích đây chỉ là sai sót đơn vị tính. Trong báo cáo, Southern Bank tính theo giá trị cổ phần nhưng đơn vị tính lại theo khối lượng cổ phần.
Mới đây, Southern Bank còn gây sốc hơn khi lộ con số nợ xấu vô cùng lớn. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu Southern Bank tại 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 là 55,31%. Trước đó, SouthernBank chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2013 là 3,39%, do SouthernBank không chuyển nợ xấu theo kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
Với hàng loạt những con số có vấn đề như vậy, Southern Bank đã đi đến cái kết là sáp nhập vào Sacombank. Giữa tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chính thức chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Southern Bank và Sacombank. Việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong quý 4 năm nay. Điều đó có nghĩa không lâu nữa, cái tên Southern Bank sẽ biến mất trong thị trường tài chính.
Bảo Linh
Bình luận