(VTC News) - Chuyên gia nước ngoài cho rằng, thị trường điện Việt Nam phát triển nửa vời, gíá bán lẻ điện thấp sẽ dễ phát sinh tiêu cực, còn đại diện Bộ Công thương cho rằng: "Không thể nhảy cóc".
Tại hội thảo về cải cách thị trường điện tại Việt Nam do Bộ Công thương tổ chức ngày 19/3, ông T.Kirkeby Garstad – Phó Chủ tịch khu vực Đông Nam Á Tập đoàn SN Power (Na Uy) cho rằng, giá bán lẻ điện thấp sẽ dễ phát sinh tiêu cực.
Vị này này cho rằng, thị trường bán buôn cạnh tranh mà Việt Nam đang theo đuổi chưa phải thị trường hoàn hảo, vì theo nguyên tắc thị trường là phải thuận mua vừa bán, nên cần phải để thị trường tự vận hành.
Thêm vào đó, giá điện tại thị trường Việt Nam quá thấp sẽ rất dễ phát sinh tiêu cực, nên khó có thị trường bán lẻ - bán buôn cạnh tranh. Nếu người sử dụng chịu giá cao hơn thì sẽ có ý thức tiết kiệm điện tốt hơn và cách hành xử tốt hơn.
“Lộ trình mà Việt Nam với 3 giai đoạn để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là khá phù hợp, nhưng Việt Nam cần phải xác định đang ở chỗ nào cụ thể trong từng giai đoạn của lộ trình. Bước đầu tiên thành công sẽ là “bước đệm” để giai đoạn sau phát triển thuận lợi hơn” , ông nói.
Còn theo ông Per Christer Lund - Tư vấn chính công nghiệp điện tại Singapore về thị trường điện Việt Nam, thị trường điện Việt Nam hiện đang bắt đầu giai đoạn bán buôn. Bước hai và ba sẽ là phát triển thị trường bán lẻ. Vì vậy Việt Nam cần phải xác định đang ở chỗ nào trong lộ trình bán buôn này.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lund khuyến cáo Việt Nam cần nghiên cứu xu hướng thế giới về tái cấu trúc thị trường điện. Có rất nhiều mô hình khác nhau để Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng, trong đó Bắc Âu là mô hình đáng lưu ý.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là Việt Nam phải mở cửa thị trường, tư nhân hóa để thu hút đầu tư. Tiêu chí trong bán buôn là phải đơn giản hóa, xóa bỏ những cơ chế và đặc biệt phải minh bạch về giá. Các lực lượng tham gia thị trường điện phải được quyền quyết định vì họ hiểu về quá trình hoạt động, cạnh tranh trong sản xuất điện, bán, phân phối nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh nhất để có lợi cho người tiêu dùng. Đó cũng chính là những tiêu chí trong mô hình điện cạnh tranh ở châu Âu và một số thị trường thành công đến giờ phút này”, ông Lund chia sẻ.
Theo ông Lund thì thị trường điện Việt Nam đang nửa vời, song cả lộ trình mà Việt Nam đưa ra là hợp lý. Với 40% là thủy điện, Việt Nam chính là thị trường cho châu Á trong tương lai.
“ Nhiều quan điểm cho rằng lộ trình này hơi dài, nhưng tôi cho rằng cũng thích hợp. Bước đầu tiên thành công để những bước sau phát triển thuận lợi hơn”, ông Lund nhấn mạnh.
Trước những đánh giá của chuyên gia người Na Uy, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, để tiến lên thị trường điện tương đương với Na Uy thì Việt Nam phải đi từng bước chứ không thể “nhảy cóc”. Vì thị trường điện Na Uy đã hoàn thiện nên dưới góc nhìn của các chuyên gia thì có thể thị trường điện Việt Nam chỉ mới đang chập chững bước đầu.
Ngọc Vy
Tại hội thảo về cải cách thị trường điện tại Việt Nam do Bộ Công thương tổ chức ngày 19/3, ông T.Kirkeby Garstad – Phó Chủ tịch khu vực Đông Nam Á Tập đoàn SN Power (Na Uy) cho rằng, giá bán lẻ điện thấp sẽ dễ phát sinh tiêu cực.
Vị này này cho rằng, thị trường bán buôn cạnh tranh mà Việt Nam đang theo đuổi chưa phải thị trường hoàn hảo, vì theo nguyên tắc thị trường là phải thuận mua vừa bán, nên cần phải để thị trường tự vận hành.
“Lộ trình mà Việt Nam với 3 giai đoạn để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là khá phù hợp, nhưng Việt Nam cần phải xác định đang ở chỗ nào cụ thể trong từng giai đoạn của lộ trình. Bước đầu tiên thành công sẽ là “bước đệm” để giai đoạn sau phát triển thuận lợi hơn” , ông nói.
Còn theo ông Per Christer Lund - Tư vấn chính công nghiệp điện tại Singapore về thị trường điện Việt Nam, thị trường điện Việt Nam hiện đang bắt đầu giai đoạn bán buôn. Bước hai và ba sẽ là phát triển thị trường bán lẻ. Vì vậy Việt Nam cần phải xác định đang ở chỗ nào trong lộ trình bán buôn này.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lund khuyến cáo Việt Nam cần nghiên cứu xu hướng thế giới về tái cấu trúc thị trường điện. Có rất nhiều mô hình khác nhau để Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng, trong đó Bắc Âu là mô hình đáng lưu ý.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là Việt Nam phải mở cửa thị trường, tư nhân hóa để thu hút đầu tư. Tiêu chí trong bán buôn là phải đơn giản hóa, xóa bỏ những cơ chế và đặc biệt phải minh bạch về giá. Các lực lượng tham gia thị trường điện phải được quyền quyết định vì họ hiểu về quá trình hoạt động, cạnh tranh trong sản xuất điện, bán, phân phối nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh nhất để có lợi cho người tiêu dùng. Đó cũng chính là những tiêu chí trong mô hình điện cạnh tranh ở châu Âu và một số thị trường thành công đến giờ phút này”, ông Lund chia sẻ.
Theo ông Lund thì thị trường điện Việt Nam đang nửa vời, song cả lộ trình mà Việt Nam đưa ra là hợp lý. Với 40% là thủy điện, Việt Nam chính là thị trường cho châu Á trong tương lai.
“ Nhiều quan điểm cho rằng lộ trình này hơi dài, nhưng tôi cho rằng cũng thích hợp. Bước đầu tiên thành công để những bước sau phát triển thuận lợi hơn”, ông Lund nhấn mạnh.
Trước những đánh giá của chuyên gia người Na Uy, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, để tiến lên thị trường điện tương đương với Na Uy thì Việt Nam phải đi từng bước chứ không thể “nhảy cóc”. Vì thị trường điện Na Uy đã hoàn thiện nên dưới góc nhìn của các chuyên gia thì có thể thị trường điện Việt Nam chỉ mới đang chập chững bước đầu.
Ngọc Vy
Bình luận