(VTC News) - Với quyết định điều chỉnh tăng 7,5%, giá điện bình quân sẽ tăng lên mức 1.622,05 đồng/kWh và bắt đầu được áp dụng từ ngày 16/3 tới.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 5/3 với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình bày báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015.
Sau phần báo cáo và thảo luận, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã nhất trí điều chỉnh giá bán điện tăng thêm 7,5%, nâng mức giá bán điện bình quân lên 1.622,05 đồng/kWh.
Theo các thành viên Chính phủ, với mức tăng này EVN sẽ sớm bù được khoản lỗ do chênh lệch về tỷ giá của các năm trước (khoảng 8.000 tỷ đồng) và đảm bảo không bị lỗ thêm trong năm nay. Mặt khác mức tăng 7,5% là phù hợp để không gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, nguồn thu từ tăng giá điện sẽ đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát được lạm phát khoảng 5%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu EVN tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Một trong những mục tiêu cần phải phấn đấu đạt được trong năm 2015 là giảm tổn thất điện năng xuống 8% và tăng năng suất lao động của EVN lên trên 9%.
Trước đó, EVN đã công bố khoản lỗ khủng 16.800 tỷ đồng với khoảng 8.800 tỷ từ chênh lệch tỷ giá và 8.000 tỷ mới phát sinh từ giá than tăng, thuế tài nguyên nước và phí môi trường rừng tăng …
Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ 3 phương án lần lượt là 7,5%, 8,5% và cao nhất là 9,5% để phần nào "gánh" bớt được khoản lỗ này của EVN.
Giá điện đã "nhấp nhổm" tăng từ trước Tết, nhưng nhiều ý kiến lo ngại rằng việc này có thể sẽ gây "sốc" cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp trong Tết, đặc biệt lại là thời điểm giá dầu giảm mạnh xuống còn 50 USD/thùng thay vì 100 USD/thùng như thời điểm tháng 6/2014.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá dầu giảm không tác động nhiều tới giá điện do các yếu tố đầu vào khác cấu thành nên giá điện như than, khí, nước hay tỉ giá đều đang tăng. Còn lượng điện chạy dầu chỉ chiếm khoảng 0,55%, một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu sản lượng điện hiện nay.
Huyền Trân
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 5/3 với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình bày báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015.
Sau phần báo cáo và thảo luận, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã nhất trí điều chỉnh giá bán điện tăng thêm 7,5%, nâng mức giá bán điện bình quân lên 1.622,05 đồng/kWh.
Giá điện tăng 7,5% lên mức 1.622,05 đồng/kWh kể từ ngày 16/3 |
Ngoài ra, nguồn thu từ tăng giá điện sẽ đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát được lạm phát khoảng 5%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu EVN tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Một trong những mục tiêu cần phải phấn đấu đạt được trong năm 2015 là giảm tổn thất điện năng xuống 8% và tăng năng suất lao động của EVN lên trên 9%.
Trước đó, EVN đã công bố khoản lỗ khủng 16.800 tỷ đồng với khoảng 8.800 tỷ từ chênh lệch tỷ giá và 8.000 tỷ mới phát sinh từ giá than tăng, thuế tài nguyên nước và phí môi trường rừng tăng …
Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ 3 phương án lần lượt là 7,5%, 8,5% và cao nhất là 9,5% để phần nào "gánh" bớt được khoản lỗ này của EVN.
Giá điện đã "nhấp nhổm" tăng từ trước Tết, nhưng nhiều ý kiến lo ngại rằng việc này có thể sẽ gây "sốc" cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp trong Tết, đặc biệt lại là thời điểm giá dầu giảm mạnh xuống còn 50 USD/thùng thay vì 100 USD/thùng như thời điểm tháng 6/2014.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá dầu giảm không tác động nhiều tới giá điện do các yếu tố đầu vào khác cấu thành nên giá điện như than, khí, nước hay tỉ giá đều đang tăng. Còn lượng điện chạy dầu chỉ chiếm khoảng 0,55%, một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu sản lượng điện hiện nay.
Huyền Trân
Bình luận