(VTC News) – Theo thông tin từ Bộ Y tế, giá dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình trước năm 2016.
Hiện nay, giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, thậm chí có nhiều nơi mới tính 60-80% của ba yếu tố, tức là chưa được tính đúng, tính đủ.
Trong năm nay, giá dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh, tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp.
Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ được thực hiện với ba giai đoạn. Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Đến năm 2018, sẽ tính thêm chi phí quản lý.
Tiếp đến, năm 2020, sẽ tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định. Khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa.
Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT).
Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ bảo hiểm y tế và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người có công với các mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Đối với người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và hiện nay có đến 40% số hộ cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế.
Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bộ Y tế cũng đã huy động 1 số dự án ODA để hỗ trợ cho hộ cận nghèo để phấn đấu 100% hộ cậng nghèo được tham gia bảo hiểm y tế. Đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT chi trả 95% chi phí.
» Bệnh viện công tận thu cả tiền điều hòa, toilet
» Viện phí bệnh viện thuộc TP Hà Nội chính thức tăng giá
» Hà Nội: Dự kiến tăng viện phí lên 20%
» Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt
Kiến Hoàng
Hiện nay, giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, thậm chí có nhiều nơi mới tính 60-80% của ba yếu tố, tức là chưa được tính đúng, tính đủ.
Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ được thực hiện với ba giai đoạn. Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Đến năm 2018, sẽ tính thêm chi phí quản lý.
Tiếp đến, năm 2020, sẽ tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định. Khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa.
Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT).
Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ bảo hiểm y tế và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người có công với các mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Đối với người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và hiện nay có đến 40% số hộ cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế.
Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bộ Y tế cũng đã huy động 1 số dự án ODA để hỗ trợ cho hộ cận nghèo để phấn đấu 100% hộ cậng nghèo được tham gia bảo hiểm y tế. Đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT chi trả 95% chi phí.
» Bệnh viện công tận thu cả tiền điều hòa, toilet
» Viện phí bệnh viện thuộc TP Hà Nội chính thức tăng giá
» Hà Nội: Dự kiến tăng viện phí lên 20%
» Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt
Kiến Hoàng
Bình luận