• Zalo

Giá dầu 2016 có thể xuống đáy kỷ lục, vì đâu nên nỗi?

Kinh tếThứ Sáu, 05/02/2016 04:50:00 +07:00Google News

Quan hệ căng thẳng giữa các cường quốc dầu trên thế giới và xung đột về sản lượng khai thác đã đẩy giá dầu vào khủng hoảng mạnh nhất trong vòng 13 năm trở lại

(VTC News) - Quan hệ căng thẳng giữa các cường quốc dầu trên thế giới và xung đột về sản lượng khai thác đã đẩy giá dầu vào khủng hoảng mạnh nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

Vào thời điểm mà giá dầu thế giới ở mức dưới 30 USD đã là quá lâu. Khi đó, "cặp đôi" Hollywood, Jennifer Lopez và Ben Aflfeck vẫn còn bên nhau hay Saddam Hussein mới vừa bị quân đội Mỹ bắt giữ.
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm giá không phanh
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm giá không phanh 
Đó là vào tháng 12/2013 khi thế giới đang khủng hoảng thừa về dầu. Cầu về dầu giảm nghiêm trọng trong khi các quốc gia thành viên OPEC không hề cắt giảm sản lượng.

Hiện nay, giá dầu tiếp tục rơi xuống dưới 30 USD và nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ dư cung thiếu cầu từ quan hệ căng thẳng giữa các cường quốc dầu trên thế giới. Dưới đây là một số mối quan hệ như thế:

1. Ả Rập Xê-út đang muốn chống lại Iran

Các Hiệp định trừng phạt đối với Iran đang dần được dỡ bỏ và quốc gia này đang dần quay lại Thị trường dầu mỏ thế giới. Và dĩ nhiên, trong bối cảnh hiện tại, muốn giữ giá, Ả Rập Xê-út không hề mong muốn điều này.

Thêm vào đó, lực lượng lao động trong lĩnh vực này của Iran đang được đánh giá rất cao và họ được kỳ vọng sẽ thay đổi tình hình dầu mỏ thế giới.

Chuyên gia phân tích James Schumm của Oppenheimer & Co khẳng định: "Chúng tôi tin rằng Ả Rập Xê-út đang muốn điều khiển giá dầu theo ý của họ để gây ra thêm thiệt hại về phía Iran".

2. Quan hệ căng thẳng Nga - Mỹ

Người ta đã nói quá nhiều về mối quan hệ này và nói trong rất nhiều lĩnh vực. Từ năm 2014 khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng lên, họ đang cạnh tranh sòng phẳng trong nguồn cung dầu mỏ với nhiều quốc gia.
Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là người được lợi từ việc giá dầu giảm
Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là người được lợi từ việc giá dầu giảm  
Về phía Nga, họ đang gặp khó khăn vì nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ trong khi các cường quốc khác đang mạnh lên rất nhiều.

Đặc biệt, Nga còn đang trong mối quan hệ rắc rối với Ả Rập Xê-út và rõ ràng, ông Putin không hề muốn điều này. Trong một động thái gần nhất, phía Nga đang muốn sắp xếp một buổi họp với quốc gia châu Á về tình hình giá dầu.

3. Cuộc chiến khốc liệt với dầu đá phiến

Bài toán doanh thu - chi phí đang được giới đầu tư dầu đá phiến thực sự quan tâm. Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.
Dầu đá phiến đang gặp khó khăn tại Mỹ với việc các quốc gia OPEC muốn giữ sản lượng bất chấp giá dầu giảm sâu
Dầu đá phiến đang gặp khó khăn tại Mỹ với việc các quốc gia OPEC muốn giữ sản lượng bất chấp giá dầu giảm sâu  

Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Trong bối cảnh giá dầu giảm sâu dưới 30 USD/ thùng, chắc chắn sẽ ảnh hướng rất nhiều đến ngành công nghiệp này.

Người ta có thể thống kê rằng hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt nhưng các quốc gia OPEC thì khẳng định dưới 20 USD cũng không giảm sản lượng.

60-100 USD/thùng là mức giá để Mỹ hòa vốn với dầu đá phiến. Tuy nhiên, mục tiêu này đang trở nên xa vời vì cuộc chiến giá dầu.

Khánh Huy (theo BI)
Bình luận
vtcnews.vn