(VTC News) – Giá 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục bảo hiểm y tế tăng, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được lợi lớn.
Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế thời gian tới sẽ được thực hiện với ba giai đoạn. Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Đến năm 2018, sẽ tính thêm chi phí quản lý.
Tiếp đến năm 2020, sẽ tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định. Khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa.
Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT).
Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ bảo hiểm y tế và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng.
Theo đó, khoảng 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán được điều chỉnh mức giá.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết bộ này đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam để xây dựng thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc, dự kiến ban hành vào cuối tháng 11/2015.
Giá viện phí dự kiến ban hành thống nhất bao gồm: Giá khám bệnh theo hạng bệnh viện; giá ngày giường bệnh phân theo hạng bệnh viện và chuyên khoa và giá các dịch vụ kỹ thuật áp dụng chung cho tất cả hạng bệnh viện.
Dự kiến, cuối tháng 11/2015, giá dịch vụ y tế sẽ tính theo mức giá bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù. Từ 1/3/2016, mức giá sẽ bao gồm cả tiền lương của cán bộ y tế.
Khi được hỏi, lần tăng giá viện phí này, ai được lợi, ai bị ảnh hưởng? Ông Liên nói: "Có khoảng 23,7 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT sẽ có lợi, vì các đối tượng này được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Do đó, dù giá có tăng thì họ không phải chi trả thêm, thậm chí còn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, tương đương với mức giá tăng."
Đồng quan điểm ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, vì các khoản chi phí đã được đưa vào giá dịch vụ y tế nên người bệnh không phải bỏ thêm tiền và chi phí này do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người có công với các mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Đối với người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và hiện nay có đến 40% số hộ cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế.
Còn các đối tượng đang tham gia BHYT đồng chi trả cơ bản không bị ảnh hưởng nhiều vì mức tăng không lớn.
Nhưng với những người chưa có thẻ BHYT, từ nay đến hết tháng 2, giá dịch vụ y tế vẫn được giữ nguyên nên không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, đến hết ngày 1/3/2016, giá sẽ điều chỉnh tăng, dự kiến những đối tượng này phải chi trả theo mức giá mới này.
» Cách phòng bệnh về mắt trong ngành cơ khí
» Bệnh nhân đấm thẳng vào mặt bác sỹ
» Bệnh viện khó khăn, giám đốc vẫn 'trả lại' gần 40 tỷ tiền tài trợ
Nam Anh
Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế thời gian tới sẽ được thực hiện với ba giai đoạn. Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Đến năm 2018, sẽ tính thêm chi phí quản lý.
Giá dịch vụ y tế tăng nhưng có lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế. |
Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT).
Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ bảo hiểm y tế và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng.
Theo đó, khoảng 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán được điều chỉnh mức giá.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết bộ này đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam để xây dựng thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc, dự kiến ban hành vào cuối tháng 11/2015.
Giá viện phí dự kiến ban hành thống nhất bao gồm: Giá khám bệnh theo hạng bệnh viện; giá ngày giường bệnh phân theo hạng bệnh viện và chuyên khoa và giá các dịch vụ kỹ thuật áp dụng chung cho tất cả hạng bệnh viện.
Dự kiến, cuối tháng 11/2015, giá dịch vụ y tế sẽ tính theo mức giá bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù. Từ 1/3/2016, mức giá sẽ bao gồm cả tiền lương của cán bộ y tế.
Với người không có bảo hiểm y tế: Cho đến hết 1/3/2016 vẫn tính giá dịch vụ y tế theo mức hiện hành. |
Do đó, dù giá có tăng thì họ không phải chi trả thêm, thậm chí còn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, tương đương với mức giá tăng."
Đồng quan điểm ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, vì các khoản chi phí đã được đưa vào giá dịch vụ y tế nên người bệnh không phải bỏ thêm tiền và chi phí này do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người có công với các mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Đối với người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và hiện nay có đến 40% số hộ cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế.
Còn các đối tượng đang tham gia BHYT đồng chi trả cơ bản không bị ảnh hưởng nhiều vì mức tăng không lớn.
Nhưng với những người chưa có thẻ BHYT, từ nay đến hết tháng 2, giá dịch vụ y tế vẫn được giữ nguyên nên không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, đến hết ngày 1/3/2016, giá sẽ điều chỉnh tăng, dự kiến những đối tượng này phải chi trả theo mức giá mới này.
» Cách phòng bệnh về mắt trong ngành cơ khí
» Bệnh nhân đấm thẳng vào mặt bác sỹ
» Bệnh viện khó khăn, giám đốc vẫn 'trả lại' gần 40 tỷ tiền tài trợ
Nam Anh
Bình luận