Công nhân Quách Xuân T. (47 tuổi), công ty bê tông Hà Nam đã gặp tai nạn bị máy trộn bê tông hút xoắn tay vào ống hút xi măng khiến bàn tay đứt rời ở phần đầu cẳng tay.
Các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt, Bệnh viện (BV) Việt Đức vừa nối liền phần đầu cẳng, bàn tay bị đứt rờicho bệnh nhân Quách Xuân T. (47 tuổi), công ty bê tông Hà Nam.
Đến nay, bàn tay đã khá ổn định, đỡ sưng, nhúc nhích được vài ngón. Điều này cho thấy việc nối gân, cơ đã thành công.
Những ngày đầu mới ghép nối xong, bàn tay rất phù nề. Theo BS. Trần Xuân Thạch - người cùng tham gia kíp mổ, hiện tượng này có thể là do bàn tay đã bị bỏng lạnh do bảo quản không đúng cách và bàn tay bị cuốn trong ống quay làm giập nát các tổ chức.
Trước đó, bệnh nhân T. được đưa đến BV Hữu nghị Việt Đức lúc 14h30’ ngày 5/6 trong tình trạng đứt lìa 1/3 cẳng tay trái, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt.
17h cùng ngày, ông T. được đưa vào phòng mổ. Đúng như các bác sĩ nhận định, toàn bộ tủy xương ở 2 đầu mỏm bị xi măng trét đặc vào trong. Xương 2 đầu mỏm bị vỡ, dập nát trên 1 đoạn khoảng 5cm.
Khi tiến hành cắt phần dập nát, mỗi đầu 3cm mà vẫn còn xi măng trong ống tủy. Phần mềm, mạch máu, thần kinh và gân cũng bị dập nát trên một đoạn dài, thậm chí còn dài hơn so với đoạn dập nát của xương.
Các bác sỹ cũng chỉ cắt được tối đa 6cm vì không thể làm cẳng tay quá ngắn do khoảng cách giữa bàn tay trái với khuỷu trái đã rất gần nhau và ngắn hơn tay phải 6cm.
Khi ghép xảy ra tình trạng bị thiếu chiều dài mạch máu, phải tiến hành lấy tĩnh mạch dưới đùi lên ghép vào mạch máu cẳng tay.
ThS.BS. Vũ Trung Trực, người tham gia phẫu thuật cho biết: Kỹ thuật vi phẫu nối mạch sẽ nối 2 đầu mạch với nhau. Còn ghép là lấy đoạn mạch ở chỗ khác ghép vào. Mỗi đoạn ghép phải nối 2 chỗ.
Đối với cẳng tay ông T. phải ghép tối thiểu 3-4 mạch đồng nghĩa nhân đôi số miệng nối lên, do đó thời gian ca mổ bị kéo dài hơn do mất thời gian lấy mạch máu ở chân để ghép lên. Ca mổ kéo dài đến tận 2h30 sáng hôm sau.
Video: Nhân viên y tế viện K cầm sấp phong bì
Bình luận