(VTC News) – Bệnh nhân Đ.T.Q (25 tuổi, Quảng Ninh) bị đứt dây chằng khớp gối được bác sỹ BV Việt Đức nối và tái tạo dây chằng từ người chết não.
Những bàn tay vàng
Trong chuyến du lịch Lào Cai, bệnh nhân Đ.T.Q (25 tuổi, Quảng Ninh) bị tai nạn lật xe. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đứt động mạch khoeo trái kèm theo đứt ba dây chằng khớp gối gồm: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong.
Bệnh nhân đã được mổ nối mạch khoeo cấp cứu và tái tạo lại các dây chằng hai tháng sau đó. Khi hội chẩn, các bác sĩ tiên lượng nếu lấy gân tự thân sẽ không đủ để tái tạo lại cả ba dây chằng, bệnh nhân khó có thể trở về bình thường như trước tai nạn.
May mắn, nhờ gân từ người cho chết não, bệnh nhân Q. được mổ nội soi, tái tạo lại ba dây chằng cùng lúc. Sau ba tháng, bệnh nhân tự đi lại được và vẫn đang giai đoạn tập phục hồi chức năng.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thùy – Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình 2, Viện phó Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trước đây chủ yếu sử dụng vật liệu tự thân (lấy từ chính cơ thể bệnh nhân) để ghép gân, xương. Thông thường để ghép gân, xương đa phần vật liệu tốt nhất là lấy từ chính cơ thể bệnh nhân, cho tỷ lệ thành công rất cao.
Tuy nhiên, việc lấy gân, xương từ chỗ này, đem ghép đi chỗ khác thực chất là việc hy sinh chức năng ít quan trọng ở vùng này để lập lại chứng năng quan trọng hơn ở vùng khác chứ không phải đem chi thể tổn thương về nguyên vẹn như ban đầu.
Chính vì vậy, ở những trường hợp tổn thương đứt nhiều dây chằng, khuyết hổng xương quá lớn hoặc những tổn thương lặp lại nhiều lần... thì việc lấy gân xương từ chính người bệnh không đủ để bù vào những vị trí bị tổn thương.
Vì vậy, bệnh nhân không khỏi bệnh hoàn toàn. Hơn nữa, có nhiều trường hợp gân xương của bệnh nhân không đáp ứng được về mặt chất lượng như gân bé, mỏng, ngắn. Đặc biệt, người Việt Nam cấu trúc gân xương nhỏ nên việc lấy xương tự thân có nhiều nguy cơ để lại di chứng vùng lấy gân.
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy, với sự ra đời của luật ghép mô, hiến tạng năm 2007 cùng với sự phát triển của bảo quản mô, đã giúp cho việc sử dụng chất liệu gân đồng loại trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước rất phát triển.
Tại BV Việt Đức, sau khi được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân, với những mảnh gân, xương lấy từ bệnh nhân tình nguyện hiến tặng, các nhà khoa học sẽ dùng để ghép cho bệnh nhân không may mắn bị tai nạn.
Loại mảnh ghép này chỉ bao gồm các cấu trúc sợi Collagen và khung Canxi, không còn tế bào nên bệnh nhân không phải dùng thuốc chống thải ghép. Vật liệu này do có sẵn trước mổ và số lượng nhiều, nên đủ cho phẫu thuật viên làm lại các loại dây chằng, ghép các loại xương, nhất là xương xốp theo đúng giải phẫu ban đầu của nó, với kích cỡ phù hợp với từng bệnh nhân, rút ngắn thời gian cuộc mổ, thể hiện ưu thế vượt trội trong các trường hợp tổn thương nặng.
Đối với kỹ thuật ghép gân để tái tạo các dây chằng, khi thực hiện kỹ thuật này, vết mổ nhỏ do không phải lấy gân tự thân làm vật liệu nên bệnh nhân ít đau sau mổ, giảm nguy cơ cứng khớp và teo cơ tứ đầu đùi, tăng yếu tố thẩm mĩ sau mổ cho bệnh nhân.
Du học sinh về Việt Nam để phẫu thuật vì vừa tốt vừa rẻ
“Việc lấy gân xương của người khác để ghép cho bệnh nhân sẽ giúp cho bác sĩ chủ động hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân chỉnh chiều dài, đường kính để gọt bớt đi, bảo đảm đúng chỉ tiêu bệnh nhân cần ghép”, PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy nói.
Bệnh nhân T. đến từ huyện Ứng Hòa, Hà Nội bị chấn thương khớp gối do đá bóng. Sau khi không thành công ghép tự thân gân, xương bánh chè ở một số nơi. Cách đây 2 năm, bệnh nhân được chuyển về BV Việt Đức.
Tại đây, anh được ghép dây chằng từ người cho chết não. Ngày 13/10, là lịch đến khám định kỳ, T. tỏ ra khá thoải mái khi đi lại trước mọi người. Ths.BS Trần Hoàng Tùng, Khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết: Đến nay, theo dõi sau mổ ba năm, T. đi lại và hoạt động thể dục thể thao như trước.
Theo các thầy thuốc ở đây, việc ghép gân, xương đồng loại có nhiều ưu việt. Trước hết nguồn gân, xương thay thế dễ tìm theo nhu cầu người bệnh. Thứ hai, người bệnh giảm được từ 1/3 đến ½ thời gian phẫu thuật so với giải pháp ghép tự thân do mảnh ghép đã được xử lý trước khi đưa vào phẫu thuật, tương ứng giảm thời gian gây mê và thời gian hậu phẫu.
Trong giải pháp này, người bệnh phải chi thêm một khoản phí không nhỏ so với giải pháp ghép tự thân để trả cho Trung tâm Mô, để chi phí cho các khoản từ khi lấy ra, xử lý và bảo quản gân, xương đồng loại và có thể còn phải chi phí cho chính gia đình người hiến tặng.
Hiện người bệnh có BHYT chỉ được lựa chọn hoặc thanh toán số này (có thể lên đến 27 triệu đồng) hoặc được thanh toán số tiền dịch vụ ghép cũng như vật tư tiêu hao tương đương. Ngoài ra, giải pháp này còn gặp khó khăn không nhỏ từ quan niệm của người nhận.
Mặc dù đã được thuyết phục và thỏa thuận trước khi ghép nhưng có không ít trường hợp còn băn khoăn về tâm linh sau khi cơ thể được tiếp nhận một phần cơ thể của người khác, thậm chí của người đã chết. “Thế còn về mặt kỹ thuật có khi giải pháp này còn thuận lợi hơn giải pháp ghép tự thân” - PGS Thùy cho biết. Ông khuyến cáo người bệnh nên tìm đến giải pháp này một khi không thể tự thân ghép được.
Đối với bệnh nhân được ghép gân xương đồng loại, bệnh viện Việt Đức xác định đây là loại vật liệu dùng để nghiên cứu khoa học và mục đích nhân đạo, không phải là sản phẩm để kinh doanh nên bệnh nhân chỉ phải trả chi phí cho việc lấy gân, xử lý và bảo quản chờ ghép, bệnh viện hoàn toàn không có khoản “lãi” nào trong các kỹ thuật này.
Tuy nhiên, tổng chi phí cho một ca ghép gân xương người chết não vẫn ở mức khoảng hơn 50 triệu đồng một ca, trong đó nếu đúng tuyến, bệnh nhân được bảo hiểm thanh toán 60%.
Chi phí này ở Singapore và một số nước nơi khác rơi vào khoảng 20 đến 30 nghìn đô la. Có rất nhiều du học sinh và người Việt Nam ở nước ngoài đã quay về BV Việt Đức để mổ bởi vì chi phí thấp mà tỷ lệ thành công ngang với các nước trong khu vực. Tuy vậy, thực tế đối với nhiều người Việt Nam, con số trên vẫn là một khoản chi phí lớn, nên nhiều khi dù không bảo đảm chất lượng nhưng họ vẫn yêu cầu bệnh viện tiến hành ghép gân xương tự thân.
» Tò mò hotgirl Trâm Anh trước phẫu thuật chuyển giới
» Không ai nghĩ đây là cụ bà 75 tuổi
» Ám ảnh vì trĩ tái phát sau khi phẫu thuật
» Quý bà chuyển giới hơn 100 lần độn vòng 3
Ngọc Mai
Những bàn tay vàng
Trong chuyến du lịch Lào Cai, bệnh nhân Đ.T.Q (25 tuổi, Quảng Ninh) bị tai nạn lật xe. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đứt động mạch khoeo trái kèm theo đứt ba dây chằng khớp gối gồm: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong.
Ghép gân của người chết não cho người sống mang lại nhiều lợi ích. Ảnh: SKĐS |
May mắn, nhờ gân từ người cho chết não, bệnh nhân Q. được mổ nội soi, tái tạo lại ba dây chằng cùng lúc. Sau ba tháng, bệnh nhân tự đi lại được và vẫn đang giai đoạn tập phục hồi chức năng.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thùy – Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình 2, Viện phó Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trước đây chủ yếu sử dụng vật liệu tự thân (lấy từ chính cơ thể bệnh nhân) để ghép gân, xương. Thông thường để ghép gân, xương đa phần vật liệu tốt nhất là lấy từ chính cơ thể bệnh nhân, cho tỷ lệ thành công rất cao.
Tuy nhiên, việc lấy gân, xương từ chỗ này, đem ghép đi chỗ khác thực chất là việc hy sinh chức năng ít quan trọng ở vùng này để lập lại chứng năng quan trọng hơn ở vùng khác chứ không phải đem chi thể tổn thương về nguyên vẹn như ban đầu.
Chính vì vậy, ở những trường hợp tổn thương đứt nhiều dây chằng, khuyết hổng xương quá lớn hoặc những tổn thương lặp lại nhiều lần... thì việc lấy gân xương từ chính người bệnh không đủ để bù vào những vị trí bị tổn thương.
Vì vậy, bệnh nhân không khỏi bệnh hoàn toàn. Hơn nữa, có nhiều trường hợp gân xương của bệnh nhân không đáp ứng được về mặt chất lượng như gân bé, mỏng, ngắn. Đặc biệt, người Việt Nam cấu trúc gân xương nhỏ nên việc lấy xương tự thân có nhiều nguy cơ để lại di chứng vùng lấy gân.
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy, với sự ra đời của luật ghép mô, hiến tạng năm 2007 cùng với sự phát triển của bảo quản mô, đã giúp cho việc sử dụng chất liệu gân đồng loại trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước rất phát triển.
Tại BV Việt Đức, sau khi được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân, với những mảnh gân, xương lấy từ bệnh nhân tình nguyện hiến tặng, các nhà khoa học sẽ dùng để ghép cho bệnh nhân không may mắn bị tai nạn.
Loại mảnh ghép này chỉ bao gồm các cấu trúc sợi Collagen và khung Canxi, không còn tế bào nên bệnh nhân không phải dùng thuốc chống thải ghép. Vật liệu này do có sẵn trước mổ và số lượng nhiều, nên đủ cho phẫu thuật viên làm lại các loại dây chằng, ghép các loại xương, nhất là xương xốp theo đúng giải phẫu ban đầu của nó, với kích cỡ phù hợp với từng bệnh nhân, rút ngắn thời gian cuộc mổ, thể hiện ưu thế vượt trội trong các trường hợp tổn thương nặng.
Đối với kỹ thuật ghép gân để tái tạo các dây chằng, khi thực hiện kỹ thuật này, vết mổ nhỏ do không phải lấy gân tự thân làm vật liệu nên bệnh nhân ít đau sau mổ, giảm nguy cơ cứng khớp và teo cơ tứ đầu đùi, tăng yếu tố thẩm mĩ sau mổ cho bệnh nhân.
Du học sinh về Việt Nam để phẫu thuật vì vừa tốt vừa rẻ
“Việc lấy gân xương của người khác để ghép cho bệnh nhân sẽ giúp cho bác sĩ chủ động hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân chỉnh chiều dài, đường kính để gọt bớt đi, bảo đảm đúng chỉ tiêu bệnh nhân cần ghép”, PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy nói.
Bệnh nhân T. đến từ huyện Ứng Hòa, Hà Nội bị chấn thương khớp gối do đá bóng. Sau khi không thành công ghép tự thân gân, xương bánh chè ở một số nơi. Cách đây 2 năm, bệnh nhân được chuyển về BV Việt Đức.
Tại đây, anh được ghép dây chằng từ người cho chết não. Ngày 13/10, là lịch đến khám định kỳ, T. tỏ ra khá thoải mái khi đi lại trước mọi người. Ths.BS Trần Hoàng Tùng, Khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết: Đến nay, theo dõi sau mổ ba năm, T. đi lại và hoạt động thể dục thể thao như trước.
Theo các thầy thuốc ở đây, việc ghép gân, xương đồng loại có nhiều ưu việt. Trước hết nguồn gân, xương thay thế dễ tìm theo nhu cầu người bệnh. Thứ hai, người bệnh giảm được từ 1/3 đến ½ thời gian phẫu thuật so với giải pháp ghép tự thân do mảnh ghép đã được xử lý trước khi đưa vào phẫu thuật, tương ứng giảm thời gian gây mê và thời gian hậu phẫu.
Trong giải pháp này, người bệnh phải chi thêm một khoản phí không nhỏ so với giải pháp ghép tự thân để trả cho Trung tâm Mô, để chi phí cho các khoản từ khi lấy ra, xử lý và bảo quản gân, xương đồng loại và có thể còn phải chi phí cho chính gia đình người hiến tặng.
Hiện người bệnh có BHYT chỉ được lựa chọn hoặc thanh toán số này (có thể lên đến 27 triệu đồng) hoặc được thanh toán số tiền dịch vụ ghép cũng như vật tư tiêu hao tương đương. Ngoài ra, giải pháp này còn gặp khó khăn không nhỏ từ quan niệm của người nhận.
Mặc dù đã được thuyết phục và thỏa thuận trước khi ghép nhưng có không ít trường hợp còn băn khoăn về tâm linh sau khi cơ thể được tiếp nhận một phần cơ thể của người khác, thậm chí của người đã chết. “Thế còn về mặt kỹ thuật có khi giải pháp này còn thuận lợi hơn giải pháp ghép tự thân” - PGS Thùy cho biết. Ông khuyến cáo người bệnh nên tìm đến giải pháp này một khi không thể tự thân ghép được.
Đối với bệnh nhân được ghép gân xương đồng loại, bệnh viện Việt Đức xác định đây là loại vật liệu dùng để nghiên cứu khoa học và mục đích nhân đạo, không phải là sản phẩm để kinh doanh nên bệnh nhân chỉ phải trả chi phí cho việc lấy gân, xử lý và bảo quản chờ ghép, bệnh viện hoàn toàn không có khoản “lãi” nào trong các kỹ thuật này.
Tuy nhiên, tổng chi phí cho một ca ghép gân xương người chết não vẫn ở mức khoảng hơn 50 triệu đồng một ca, trong đó nếu đúng tuyến, bệnh nhân được bảo hiểm thanh toán 60%.
Chi phí này ở Singapore và một số nước nơi khác rơi vào khoảng 20 đến 30 nghìn đô la. Có rất nhiều du học sinh và người Việt Nam ở nước ngoài đã quay về BV Việt Đức để mổ bởi vì chi phí thấp mà tỷ lệ thành công ngang với các nước trong khu vực. Tuy vậy, thực tế đối với nhiều người Việt Nam, con số trên vẫn là một khoản chi phí lớn, nên nhiều khi dù không bảo đảm chất lượng nhưng họ vẫn yêu cầu bệnh viện tiến hành ghép gân xương tự thân.
» Tò mò hotgirl Trâm Anh trước phẫu thuật chuyển giới
» Không ai nghĩ đây là cụ bà 75 tuổi
» Ám ảnh vì trĩ tái phát sau khi phẫu thuật
» Quý bà chuyển giới hơn 100 lần độn vòng 3
Ngọc Mai
Bình luận