Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tiếp nhận phẫu thuật cho bé T.H ( 8 tuổi, ngụ tại Quận 8, TP.HCM) bị gãy chỏm quay tay trái lâu ngày có biến chứng cứng khớp khuỷu trái.
Biến chứng bệnh nhi gặp phải sau thời gian dài bó thuốc, khuỷu tay trái của bệnh nhi không thể co bình thường được.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi cho biết, đây là trường hợp chấn thương gãy chỏm quay trễ ở trẻ nhỏ.
Do điều trị không đúng cách bằng việc bó thuốc nam của thầy lang không có chuyên môn nên bệnh nhi bị cứng khớp, mô xơ dính lại. Bây giờ để điều trị cho bệnh nhân phải phẫu thuật.
Người nhà cho biết, cách lúc nhập viện 3 tháng, bé H. té ngã khi nô đùa cùng bạn tại trường học. Do thấy bé không xây xát gì nhiều, chỉ bị đau, nên người nhà chủ quan dẫn bé đi bó thuốc nam tại nhà thầy lang.
Nhưng sau 3 tháng, tình trạng đau nhức của bé vẫn không thuyên giảm, kèm theo xuất hiện tình trạng khó khăn khi vận động tay do cứng khớp.
Với tình trạng của bé cần phải phẫu thuật điều trị lấy bỏ chỏm quay, giải phóng khớp khuỷu bằng phương pháp cơ học. Sau cùng là nẹp bột cánh tay cho bé. Sau phẫu thuật, hiện tại bé có thể cử động tốt, nhưng vân phải tích cực tập vật lý trị liệu.
Theo các bác sĩ, đối với trẻ nhỏ khi gãy xương cần phải khám chuyên khoa. Vì cơ thể trẻ con nhiều phần xương là sụn, chụp xquang rất khó thấy tổn thương. Ngoài ra, sụn tăng trưởng ở trẻ nếu bác sĩ không có chuyên khoa sẽ dễ nhầm lẫn với gãy.
Trẻ gãy xương ở vùng khớp càng cần phải điều trị sớm, nếu không sẽ bị cứng khớp. Trường hợp đến muộn sẽ phải mổ lấy bỏ chỏm. Việc mổ dễ để lại di chứng, khiến khuỷu có thể lỏng lẻo và thoái hóa khớp, khi lớn lên khuỷu sẽ yếu đi.
Các bậc cha mẹ cần tránh đưa con đi bó thuốc, bó lá ở thầy lang mà không thăm khám kiểm trs tình trạng chấn thương của con.
Video: Bé gái qua đời 3 tháng vẫn bị kẻ vô lương lợi dụng hình ảnh để trục lợi
Bình luận