Nông dân nhiều tỉnh đã thu hoạch ồ ạt các nông phẩm như lá mãng cầu xiêm, bông thanh long, hạt na... bán cho thương lái bởi cách thu mua lạ, mà không tính đến hệ quả lâu dài.
Dư luận đang xôn xao chuyện nông dân Hậu Giang, Tiền Giang hái cả lá cây mãng cầu xiêm để bán cho thương lái, với thông tin chế biến thành trà chữa ung thư.
Lá tươi ban đầu được mua với giá 5.000-7.000 đồng/kg, sau tăng lên 10.000-15.000 đồng/kg, lá khô 35.000-45.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi cây trưởng thành cho thu hoạch 3-4 kg lá.
Một số hộ có vườn rộng, trồng được từ 60 cây trở lên, có thể thu tương đương hàng triệu đồng từ bán loại lá này.
Dù không ít người tỏ ra hoang mang vì thứ "hàng rụng" bỏ đi bỗng giúp hái ra tiền, những vườn mãng cầu xiêm vẫn trụi lá từng ngày.
Sự việc trên gợi nhớ nhiều chuyện lạ tương tự diễn ra trước đó. Điển hình như chuyện nông dân các tỉnh Trà Vinh, Bình Thuận đua nhau tỉa bông thanh long bán cho thương lái hè năm 2014.
Hay chuyện thương buôn Trung Quốc mua hạt na ở Lạng Sơn với giá 100.000 đồng/kg, khiến người dân vừa nhặt hạt bán vừa hoang mang.
Các hiện tượng trên đều có điểm chung là phần lớn những mặt hàng được thương lái bỏ tiền thu mua với giá cao có giá trị kinh tế rất thấp.
Hành động của thương lái bí ẩn, thường không đưa ra lời giải thích vì sao thu mua. Giá thu mua hàng khởi đầu thấp, sau đó tăng cao dần.
Hàng được mua với giá cao, số lượng không hạn chế, nhưng khi đại diện các nhà vườn đề nghị ký hợp đồng làm ăn lâu dài lại bị từ chối.
Và đặc biệt, chuyện "bỗng dưng biến mất" của đội quân buôn này cũng lạ lùng như khi mới đến, khiến người dân hoang mang.
Một số hộ thậm chí gánh chịu hậu quả nặng nề vì trót theo chân thương lái, trở thành đại lý ôm hàng giá cao rồi không còn cửa tiêu thụ.
Nhiều đại diện chính quyền, hội liên hiệp nông dân đã đưa ra lời cảnh báo đến nông dân về những hệ quả đến sau.
Thực tế, sau khi tỉa bông thanh long bán, nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện với tình trạng cây trồng thoái hóa, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng quả vụ sau. Tình trạng tương tự sẽ xảy ra với mãng cầu xiêm.
Riêng đối với việc thu gom hạt na tại Chi Lăng (Lạng Sơn), theo nhiều nguồn tin, người Trung Quốc thu mua hạt giống na tốt của Việt Nam để gieo trồng trong nước.
Người dân địa phương lo lắng, chỉ vài năm nữa, giống na Chi Lăng sẽ phải cạnh tranh với chính “người anh em” của mình, khi lứa cây mới trồng cho thu hoạch từ bên kia biên giới.
Ngoài ra, những mánh khóe làm giá để ăn chênh lệch, phá giá hàng nông phẩm của thương lái cũng được chính các chủ vườn kinh nghiệm lật tẩy.
Để tự bảo vệ mình, theo đại diện một số nhà vườn Bình Thuận, người nông dân cần cẩn trọng cân nhắc thiệt - hơn, hành động vì lợi ích lâu dài.
Còn nếu muốn "tranh thủ kiếm lời", người dân cần khôn ngoan hơn thương lái. Như cách một bộ phận nông dân Bình Thuận, Trà Vinh đã làm trong câu chuyện bông thanh long.
Thay vì tỉa cả bông già lẫn non, các hộ dân chỉ chọn tỉa những bông xấu, không có khả năng đậu quả để bán lấy lời, đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái to.
Lá tươi ban đầu được mua với giá 5.000-7.000 đồng/kg, sau tăng lên 10.000-15.000 đồng/kg, lá khô 35.000-45.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi cây trưởng thành cho thu hoạch 3-4 kg lá.
Một số hộ có vườn rộng, trồng được từ 60 cây trở lên, có thể thu tương đương hàng triệu đồng từ bán loại lá này.
Việc hái lá mãng cầu xiêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra hoa, đậu trái và nuôi trái của cây. Ảnh: Ngọc Trinh. |
Sự việc trên gợi nhớ nhiều chuyện lạ tương tự diễn ra trước đó. Điển hình như chuyện nông dân các tỉnh Trà Vinh, Bình Thuận đua nhau tỉa bông thanh long bán cho thương lái hè năm 2014.
Hay chuyện thương buôn Trung Quốc mua hạt na ở Lạng Sơn với giá 100.000 đồng/kg, khiến người dân vừa nhặt hạt bán vừa hoang mang.
Các hiện tượng trên đều có điểm chung là phần lớn những mặt hàng được thương lái bỏ tiền thu mua với giá cao có giá trị kinh tế rất thấp.
Hành động của thương lái bí ẩn, thường không đưa ra lời giải thích vì sao thu mua. Giá thu mua hàng khởi đầu thấp, sau đó tăng cao dần.
Hàng được mua với giá cao, số lượng không hạn chế, nhưng khi đại diện các nhà vườn đề nghị ký hợp đồng làm ăn lâu dài lại bị từ chối.
Và đặc biệt, chuyện "bỗng dưng biến mất" của đội quân buôn này cũng lạ lùng như khi mới đến, khiến người dân hoang mang.
Một số hộ thậm chí gánh chịu hậu quả nặng nề vì trót theo chân thương lái, trở thành đại lý ôm hàng giá cao rồi không còn cửa tiêu thụ.
Nhiều đại diện chính quyền, hội liên hiệp nông dân đã đưa ra lời cảnh báo đến nông dân về những hệ quả đến sau.
Thực tế, sau khi tỉa bông thanh long bán, nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện với tình trạng cây trồng thoái hóa, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng quả vụ sau. Tình trạng tương tự sẽ xảy ra với mãng cầu xiêm.
Riêng đối với việc thu gom hạt na tại Chi Lăng (Lạng Sơn), theo nhiều nguồn tin, người Trung Quốc thu mua hạt giống na tốt của Việt Nam để gieo trồng trong nước.
Người dân địa phương lo lắng, chỉ vài năm nữa, giống na Chi Lăng sẽ phải cạnh tranh với chính “người anh em” của mình, khi lứa cây mới trồng cho thu hoạch từ bên kia biên giới.
Ngoài ra, những mánh khóe làm giá để ăn chênh lệch, phá giá hàng nông phẩm của thương lái cũng được chính các chủ vườn kinh nghiệm lật tẩy.
Để tự bảo vệ mình, theo đại diện một số nhà vườn Bình Thuận, người nông dân cần cẩn trọng cân nhắc thiệt - hơn, hành động vì lợi ích lâu dài.
Còn nếu muốn "tranh thủ kiếm lời", người dân cần khôn ngoan hơn thương lái. Như cách một bộ phận nông dân Bình Thuận, Trà Vinh đã làm trong câu chuyện bông thanh long.
Thay vì tỉa cả bông già lẫn non, các hộ dân chỉ chọn tỉa những bông xấu, không có khả năng đậu quả để bán lấy lời, đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái to.
Nguồn: Zing.vn
Bình luận