Trần Thị Thu Hương (Lớp 12, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) là nữ sinh duy nhất đạt huy chương trong kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế vừa qua.
Từng học chuyên văn
Trong số cán bộ, giáo viên, người thân đến đón đoàn học sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế trở về ở sân bay Nội Bài có một cặp vợ chồng dắt tay nhau, người chồng kiếm thị. Họ là bố mẹ của Trần Thị Thu Hương, nữ sinh duy nhất và là người đoạt huy chương đồng trong kỳ thi năm nay.
Khi Hương chuẩn bị học lớp 5, bố bị tai nạn giao thông hỏng cả hai mắt. Gia đình chủ yếu dựa vào thu nhập của mẹ là nhân viên ban quản lý chợ thành phố Nam Định. Thu nhập của gia đình chỉ trên dưới hai triệu đồng/tháng. Dưới Hương là một em gái đang học lớp tám.
Cấp một, Hương có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi thành phố Nam Định thi cấp tỉnh.
Trước khi đoạt huy chương đồng Olympic Vật lý quốc tế, Hương từng đoạt giải nhì môn Vật lý cấp tỉnh năm lớp 9, học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý lớp 11, 12 và nhiều giải thưởng khác.
Thầy Nguyễn Thế Khôi kể thêm về kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm nay “Ngoài HCĐ, Hương được Hiệp hội Vật lý châu Á - Thái Bình Dương tặng danh hiệu nữ sinh xuất sắc nhất khu vực”.
Điều thú vị ở Hương, em từng là học sinh chuyên văn khi học cấp 2. Năm lớp bảy, thấy Vật lý có thể giúp mình giải thích nhiều hiện tượng trong cuộc sống, Hương bất ngờ rẽ ngang.
Để trở thành nữ sinh xuất sắc môn Vật lý, Hương học kiến thức cơ bản rồi đem kiến thức cơ bản để làm bài tập, từ bài tập lại rút ra kiến thức. Học hỏi thêm từ các anh chị, bạn bè, Hương tạo cho mình được một nền tảng vững chắc trong môn này.
Thẳng thắn, rõ ràng
Bạn học cùng lớp kể, Hương không giống như những mọt sách bình thường, bạn lạc quan và nói nhiều, thi thoảng còn đứng ra bày trò cho lớp.
Hương thường học không quá 12 giờ đêm, lúc rảnh rỗi, em hay đi chơi với bạn bè, nghe nhạc và xem phim. Hương bảo, môi trường nhiều nam giới khiến tính em cái gì cũng thẳng thắn, rõ ràng.
Hương cũng tự hào vì có một người cha tuyệt vời, luôn chia sẻ với em nhiều thứ trong cuộc sống. Anh Trần Xuân Dương tôi không thể nhìn thấy Hương nhưng có thể nghe con nói. “Hôm nào, cháu vui thường chào tôi to và dõng dạc. Hôm nào cháu có chuyện buồn hoặc học không tốt giọng cháu nhỏ đi. Mỗi tuần tôi dành ít nhất 30 phút để trò chuyện với con. Tôi muốn cháu phải là người biết đối nhân xử thế ở đời”, anh Dương nói.
“Dù học ở đâu thì nhất định em sẽ trở thành kỹ sư điện tử viễn thông”, Hương nói. Thời gian tới, Hương chuẩn bị vào học tại Khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
Cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm nay còn có Ngô Phi Long, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Sơn La (tỉnh Sơn La), lần thứ tư liên tiếp giành huy chương ở đấu trường quốc tế. Trước đó, Long giành HCV Olympic Vật lý quốc tế 2012, HCB Olympic Vật lý châu Á năm 2012, HCV Olympic Vật lý châu Á năm 2013 và nay là HCV Olympic Vật lý quốc tế 2013.
PGS.TS Nguyễn Thế Khôi, trưởng đoàn chia sẻ, lâu lắm rồi Việt Nam mới có một nữ sinh đoạt huy chương trong kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế.
Trần Thị Thu Hương chụp ảnh với bố, anh Trần Xuân Dương. |
Từng học chuyên văn
Trong số cán bộ, giáo viên, người thân đến đón đoàn học sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế trở về ở sân bay Nội Bài có một cặp vợ chồng dắt tay nhau, người chồng kiếm thị. Họ là bố mẹ của Trần Thị Thu Hương, nữ sinh duy nhất và là người đoạt huy chương đồng trong kỳ thi năm nay.
Khi Hương chuẩn bị học lớp 5, bố bị tai nạn giao thông hỏng cả hai mắt. Gia đình chủ yếu dựa vào thu nhập của mẹ là nhân viên ban quản lý chợ thành phố Nam Định. Thu nhập của gia đình chỉ trên dưới hai triệu đồng/tháng. Dưới Hương là một em gái đang học lớp tám.
Cấp một, Hương có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi thành phố Nam Định thi cấp tỉnh.
Trước khi đoạt huy chương đồng Olympic Vật lý quốc tế, Hương từng đoạt giải nhì môn Vật lý cấp tỉnh năm lớp 9, học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý lớp 11, 12 và nhiều giải thưởng khác.
Thầy Nguyễn Thế Khôi kể thêm về kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm nay “Ngoài HCĐ, Hương được Hiệp hội Vật lý châu Á - Thái Bình Dương tặng danh hiệu nữ sinh xuất sắc nhất khu vực”.
Điều thú vị ở Hương, em từng là học sinh chuyên văn khi học cấp 2. Năm lớp bảy, thấy Vật lý có thể giúp mình giải thích nhiều hiện tượng trong cuộc sống, Hương bất ngờ rẽ ngang.
Để trở thành nữ sinh xuất sắc môn Vật lý, Hương học kiến thức cơ bản rồi đem kiến thức cơ bản để làm bài tập, từ bài tập lại rút ra kiến thức. Học hỏi thêm từ các anh chị, bạn bè, Hương tạo cho mình được một nền tảng vững chắc trong môn này.
Thẳng thắn, rõ ràng
Bạn học cùng lớp kể, Hương không giống như những mọt sách bình thường, bạn lạc quan và nói nhiều, thi thoảng còn đứng ra bày trò cho lớp.
|
Hương cũng tự hào vì có một người cha tuyệt vời, luôn chia sẻ với em nhiều thứ trong cuộc sống. Anh Trần Xuân Dương tôi không thể nhìn thấy Hương nhưng có thể nghe con nói. “Hôm nào, cháu vui thường chào tôi to và dõng dạc. Hôm nào cháu có chuyện buồn hoặc học không tốt giọng cháu nhỏ đi. Mỗi tuần tôi dành ít nhất 30 phút để trò chuyện với con. Tôi muốn cháu phải là người biết đối nhân xử thế ở đời”, anh Dương nói.
“Dù học ở đâu thì nhất định em sẽ trở thành kỹ sư điện tử viễn thông”, Hương nói. Thời gian tới, Hương chuẩn bị vào học tại Khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
Cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm nay còn có Ngô Phi Long, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Sơn La (tỉnh Sơn La), lần thứ tư liên tiếp giành huy chương ở đấu trường quốc tế. Trước đó, Long giành HCV Olympic Vật lý quốc tế 2012, HCB Olympic Vật lý châu Á năm 2012, HCV Olympic Vật lý châu Á năm 2013 và nay là HCV Olympic Vật lý quốc tế 2013.
Theo Nguyễn Hoài / Tiền Phong
Bình luận