• Zalo

Gặp người say mê đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Văn hóa - Giải tríThứ Bảy, 01/12/2012 02:26:00 +07:00Google News

(VTC News) - GS Kolotov Vladimir Nikolaievich, người mang Việt Nam đến với thế giới chia sẻ về tình yêu của mình với dân tộc có 4.000 năm lịch sử.

(VTC News) - GS Kolotov Vladimir Nikolaievich, người mang Việt Nam đến với thế giới chia sẻ về tình yêu của mình với dân tộc có 4.000 năm lịch sử.

GS.TSKH Kolotov Vladimir Nikolaievich, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh - Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga -Việt thành phố St. Peterburg chia sẻ cảm xúc về tình yêu Việt Nam, khi ông được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức trao Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

GS Kolotov cũng chính là người dẫn ở đầu cầu Matxcơva trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội – Matxcơva diễn ra vào năm 2011.

Ông Kolotov nhận Huân chươngHữu nghị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Là một người con của nước Nga, nhưng lại mang tình yêu và niềm gắn bó với đất nước Việt Nam, ông có thể chia sẻ cảm xúc khi nhận Huân chương Hữu nghị lần này?

Tôi rất xúc động khi được biết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam kí quyết định trao tặng huân chương hữu nghị. Điều đó chứng minh là Chi hội hữu nghị St. Petersburg gồm có rất nhiều người Nga và người Việt Nam hoạt động thành công.

Ông đại sứ Việt Nam tại Nga là ông Ngô Tất Tố, ông Bùi Đình Dĩnh, Phạm Xuân Sơn đã giúp đỡ nhiều cho hoạt động của chi hội Hữu nghị Nga – Việt tại St.Petersburg.

- Lý do nào khiến một người Nga lại say mê tìm tòi, nghiên cứu và dành tình yêu cho đất nước Việt Nam nhỏ bé?

Trước hết phải nhận xét là dân số ở Việt Nam gần 90 triệu người, nên với tôi, Việt Nam không phải là một quốc gia nhỏ bé. Đây là một quốc gia có truyền thống lịch sử hơn 4000 năm và có một nền văn hóa độc đáo. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã thấy Việt Nam là một đối tượng nghiên cứu rất hấp dẫn.

 

Càng đi sâu vào các vấn đề và đề tài nghiên cứu tôi càng thấy rằng người ta không thể nào tiến hành các công trình nghiên cứu nếu không có tình cảm với quốc gia đó.


 
Càng đi sâu vào các vấn đề và đề tài nghiên cứu tôi càng thấy rằng người ta không thể nào tiến hành các công trình nghiên cứu nếu không có tình cảm với quốc gia đó.


Hơn nữa khi tôi vào học thì các thầy giáo của tôi, GS V.S. Panfilov và GS I.S.Bystrov là những nhà Việt Nam học hàng đầu của Nga dìu dắt, truyền đạt những kiến thức bổ ích về Việt Nam cho tôi.

Trên con đường học tập và nghiên cứu tôi đã gặp rất nhiều người tốt và giỏi, họ chia sẻ với tôi kinh nghiệm và kiến thức của mình.

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tôi vinh dự được học và tiếp xúc trực tiếp với GS Nguyễn Văn Lịch, GS Trần Ngọc Thêm, đã được mấy lần tiếp kiến và nhận những lời khuyên bổ ích của GS Trần Văn Giàu – một nhà yêu nước và người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một người tham gia trực tiếp trong việc lật đổ chính quyền thuộc địa và làm cách mạng tháng Tám tại Nam Bộ.

Tôi cũng đã gặp và trao đổi với rất nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành như GS Nguyễn Văn Nhật, GS Đinh Quang Hải ở Viện Sử học, GS Đỗ Tiến Sâm và GS Đỗ Minh Cao ở Viện nghiên cứu Trung Quốc, GS Trần Khánh ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á và GS Đặng Xuân Thành ở Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, GS sử địa học Nguyễn Đình Đầu… Họ đã giúp tôi giải thích những vấn đề phức tạp về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Những câu chuyện, lời khuyên và bài giảng của họ đã để lại tình cảm đặc biệt trong lòng tôi. Hiện nay tôi cũng có kinh nghiệm giảng dậy về lịch sử Việt Nam hơn 15 năm và cùng chia sẻ với những thế hệ sau về kiến thức của mình, và tình cảm mà tôi đã nhận được từ những người tôi gặp và tài liệu mà tôi nghiên cứu.
Phải có tình cảm với Việt Nam mới có thể tiến hành nghiên cứu
- Ông đã đến Việt Nam bao nhiêu lần, và những kỉ niệm nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong ông?

Bây giờ thì có lẽ tôi không còn nhớ được chính xác tôi đã tới Việt Nam bao nhiêu lần, có lẽ đã lên tới con số 30. Mỗi một lần tới đất nước xinh đẹp này là một lần để lại nhiều ấn tượng khác nhau. Nhưng tôi cho rằng lần đầu tiên tôi đến Việt Nam vào năm 1990 là có ý nghĩa đặc biệt.

- Dưới vai trò một nhà nghiên cứu Việt Nam học, từng có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam, ông nhận thấy lý do nào khiến bộ môn này không được chính những người trẻ Việt Nam hào hứng học tập như những ngành học khác?

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu và duy trì bản sắc dân tộc, nguồn gốc của mình có ý nghĩa đặc biệt. Ai để đánh mất gốc gác của mình sẽ không có tương lai.

Chính vì thế ngành Việt Nam học được sự chú ý đặc biệt của Đảng và nhà nước Việt Nam. Các cơ quan giáo dục và khoa học hàng đầu của Việt Nam là ĐHQG Hà Nội và Viện khoa học xã hội Việt nam vừa rồi đã tổ chức rất thành công hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư.

Trong phiên họp khai mạc của hội thảo có ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà khoa học hàng đầu như GS Nguyễn Xuân Thắng, GS Mai Trọng Nhuận, GS Phan Huy Lê... phát biểu. Ngay sau hội thảo Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian để gặp và trao đổi với một số nhà Việt Nam học hàng đầu.

Đó là việc hết sức quan trọng để biết thế giới bên ngoài nghiên cứu, nhìn thấy và đánh giá Việt Nam như thế nào.

Cần phải có liên lạc và phản hồi với thế giới bên ngoài để biết vị trí của mình và biết nhà nước Việt Nam có hình ảnh như thế nào dưới con mắt của các nhà Việt Nam học nước ngoài, vì những người đó thường làm cố vấn cho chính quyền của nước họ sống và làm việc.

Nếu người ta đánh giá sai và hiểu nhầm chính sách của và hoạt động của Việt Nam thì trên chính trường quốc tế sẽ có nhiều mâu thuẫn, sai lầm, xung đột hơn…

Tôi đã tham gia 3 hội thảo Việt Nam học, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy 2 ngân hàng Việt Nam làm tài trợ cho hội thảo này. Điều đó làm tôi hy vọng là các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam cũng sẽ bắt đầu hiểu tầm quan trọng của ngành Việt Nam học, bắt đầu nhìn xa trông rộng. Theo tôi đây là ngành khoa học chiến lược của Việt Nam.

- Khi nhìn những bạn du học sinh đến từ nhiều quốc gia, trong đó có du học sinh Nga say mê nghiên cứu về Việt Nam, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Vì nhiều người trẻ Việt Nam ngày hôm nay chọn những lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, y tế hay đi du học để hoạch định tương lai, nhưng không nhiều sự lựa chọn cho ngành Việt Nam học, theo ông làm sao để chính những người Việt Nam yêu thích bộ môn này?


Ở Việt Nam có câu uống nước nhớ nguồn. Điều đó liên quan với ngành Việt Nam học, với di sản văn hóa vô cùng phong phú mà bao thế hệ người Việt đã bảo vệ qua các cuộc chiến tranh ác liệt chống lại quân xâm lược nước ngoài trong suốt lịch sử của mình từ thời Hùng Vương.

Và những người thông minh, có am hiểu và sự hiểu biết lịch sử của mình thì hiểu rất rõ đâu là bạn thật còn đâu là bạn giả, tạm thời. Trong những năm xáo trộn sắp tới, các mâu thuẫn kinh tế và chính trị sẽ nổi lên. Rất tiếc rằng các chính khách nước ngoài bây giờ không biết nhiều về lịch sử Việt Nam.

Tôi nghĩ là bài Hịch tướng sĩ mà Trần Hưng Đạo viết vào năm 1285 có tính thời sự hiện nay "tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc".

Nên tôi mong các bạn trẻ Việt Nam sẽ có sự say mê, hứng thú khi đến với môn học này.
Có một nước Nga gắn bó với nhiều thế hệ người Việt 
- Có một nước Nga vĩ đại và thân thuộc được nhắc đến trong nhiều câu chuyện của những thế hệ người Việt, nhưng dường như, những người trẻ Việt Nam ngày hôm nay, đã không còn một tình yêu tha thiết và mãnh liệt đến thế? Ông có thấy buồn vì điều này?

Tôi là nhà nghiên cứu khoa học và tôi được học đánh giá khách quan qua các sự kiện và xu hướng. Nên khi tôi nhận xét tình hình tôi không thấy buồn hoặc vui.

Nhưng tôi thực sự mong tình hữu nghị giữa hai nước vẫn thắm thiết như trước đây, đặc biệt là trong những thế hệ trẻ, những người sẽ nối tiếp truyền thống của cha ông.

- Có cách nào đó tiếp lửa, để giữ lại sợi dây bền chặt giữa hai dân tộc cho thế hệ trẻ ngày hôm nay?


Hai Hội hữu nghị Việt – Nga và Nga – Việt ra sức làm việc để thực hiện điều đó. Hai bên bao gồm nhiều nhà trí thức, nhà yêu nước có trình độ học vấn rất cao, có tầm nhìn chiến lược, họ hiểu rõ ràng việc phát triển quan hệ giữa Nga và Việt Nam là điều cơ bản để đảm bảo quyền lợi chiến lược của hai quốc gia và góp phần xây dựng thế giới hòa bình và bình đẳng.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

An Yên (thực hiện)

Bình luận
vtcnews.vn