(VTC News)- Không chỉ nổi tiếng với việc viết đơn xin nghỉ học xôn xao dân mạng, Phạm Quốc Đạt còn viết thơ “thương vợ” trong bài thi giữa kỳ của mình.
8 câu thơ cuối bài thi giữa kỳ của Phạm Quốc Đạt
Đau thay thân phận đàn ông
Nhìn vợ chịu khổ mà không giúp gì
Cuộc đời lắm chuyện thị phi
Một thời phong kiến làm gì được đây.
Thương thay bà Tú rạc gầy
Nuôi chồng rồi lại một bầy con thơ
Đến đây đã hết thì giờ
Em xin dừng bút, một tờ vậy thôi!
Đạt thường viết thơ trong những dịp nào?
Do chương trình học cũng khá nặng nên những lúc thư giãn, thay vì chơi game thì em làm thơ để đăng vào hội “Văn thơ lớp Toán”.
Không phải chỉ riêng mình em mà trong lớp Toán ai cũng có tâm hồn lãng mạn cả. Thay vì làm thơ thì các bạn đánh đàn, ca hát khiến lớp lúc nào cũng rất vui!
Được biết em có bài thơ xin nghỉ học gây sốt cư dân mạng và cả đoạn thơ “Thương vợ” trong bài thi giữa kỳ. Vì đâu trong những hoàn cảnh đó em lại nghĩ sẽ sáng tác thơ?
Em không muốn mọi thứ diễn ra buồn tẻ, kể cả việc học. Chính vì thế nên em quyết định mạnh dạn phá cách để tìm thấy niềm vui trong môn Văn. Và do thơ cũng dễ viết, it “tốn kém” nhất nên em cứ theo khẩu hiệu của lớp Toán: “rẻ, đơn giản nhưng phải hoành tráng” để tiến hành!
Các thầy cô đã phản ứng như thế nào khi nhận được bài thơ em viết trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy?
Những bài thơ đó đã được các thầy cô tận mắt đọc ạ. Trường em cũng hay khuyến khích học sinh sáng tạo trong học tập nên em không bị phạt. Thầy chỉ nhắc nhở em không nên sáng tạo ở những văn bản hành chính, những bài thi đại học thôi.
Ngoài việc sáng tác thơ lúc rảnh rỗi, trong các bài kiểm tra, vậy những lúc khác thì sao?
Ngoài những dịp lễ hay sinh nhật bạn bè, đôi lúc em cũng bị bạn bè “ép” phải ứng khẩu thành thơ ngay lập tức. Tuy có hồi hộp nhưng cũng rất vui!
Nhiều người cho rằng em đang muốn “chơi trội”. Đạt có buồn khi có người đang suy nghĩ như vậy về mình?
Những hiện tượng bất thường như vậy đúng là khó chấp nhận thật. Thực sự thì khi em viết những bài thơ đó, em chỉ nghĩ nó được lưu hành trong trường thôi, chứ không ngờ lại phát tán trên mạng như vậy. Nếu là người ngoài cuộc thì em cũng sẽ nghĩ như các bạn thôi.
Đạt đã bao giờ gặp rắc rối với những bài thơ mình viết chưa?
Có lần trên facebook, em bình luận bằng thơ. Nhưng rồi một bạn lại hiểu sai ý nghĩa của nó nên khiến em rất lo lắng và phải xoá bài thơ của mình. Từ đó em đã rút được kinh nghiệm là phải cẩn thận về câu từ hơn.
Những tình huống hài hước bất ngờ và oái oăm nhất sau khi em công bố những bài thơ của mình là gì?
Giờ đây nhiều thầy cô trong trường đã biết đến lá đơn đó. Nên khi gặp em mọi người lại trêu đùa. Những lúc như thế em thấy các thầy cô thật gần gũi và dễ thương.
Cũng vì bài thơ đó mà rất nhiều người đã kết bạn trên facebook với em. Hầu hết để làm quen và trò chuyện. Nhưng cũng có những bạn lại nhờ em làm giùm thơ để… tán gái!
Bố mẹ đã phản ứng gì khi biết được những bài thơ nổi tiếng của em trên mạng?
Hình như bố mẹ em không ngạc nhiên lắm, vì cả bố và mẹ đều là những “nhà thơ” nghiệp dư! Hồi còn trẻ hai người viết thơ cho nhau nhiều đến nỗi phải đóng thành tập. Bố mẹ chỉ cười và bảo em đừng vì thế mà xao nhãng việc học.
Sau này, khi định thổ lộ với bạn gái chắc hẳn Đạt cũng sẽ làm thơ để tỏ tình chứ?
Chắc chắn rồi! Nhưng mà sẽ phải thêm một vài ý tưởng độc đáo hơn nữa chứ! Thú thực là em cũng chưa bao giờ tỏ tình nên không biết ra sao nữa!
Ước mơ sau này của Đạt liệu có quan đến những vần thơ hay không?
Em muốn được trở thành một người thành đạt. Tìm được người phụ nữ yêu mình thật lòng. Và luôn tìm ra những ý tưởng mới. Được như vậy cuộc sống sẽ đầy chất thơ mà không cần ta cố gắng sáng tác nữa.
Vừa qua, lá đơn “Xin nghỉ phép” bằng thơ của cậu học trò Phạm Quốc Đạt (lớp 11 Toán, THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP.Vũng Tàu) đã gây xôn xao cư dân mạng.
Không chỉ có vậy, bằng tài làm thơ của mình, Đạt đã sáng tác ngay 8 câu thơ trong bài thi giữa kỳ với đề bài phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.
Phạm Quốc Đạt tiếp tục "nổi như cồn" với đoạn thơ "Thương vợ" trong bài thi giữa kỳ |
8 câu thơ cuối bài thi giữa kỳ của Phạm Quốc Đạt
Đau thay thân phận đàn ông
Nhìn vợ chịu khổ mà không giúp gì
Cuộc đời lắm chuyện thị phi
Một thời phong kiến làm gì được đây.
Thương thay bà Tú rạc gầy
Nuôi chồng rồi lại một bầy con thơ
Đến đây đã hết thì giờ
Em xin dừng bút, một tờ vậy thôi!
Đạt thường viết thơ trong những dịp nào?
Do chương trình học cũng khá nặng nên những lúc thư giãn, thay vì chơi game thì em làm thơ để đăng vào hội “Văn thơ lớp Toán”.
Không phải chỉ riêng mình em mà trong lớp Toán ai cũng có tâm hồn lãng mạn cả. Thay vì làm thơ thì các bạn đánh đàn, ca hát khiến lớp lúc nào cũng rất vui!
Chàng trai Phạm Quốc Đạt, lớp 11 Toán, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP. Vũng Tàu nổi tiếng với những vần thơ di dỏm của mình |
Được biết em có bài thơ xin nghỉ học gây sốt cư dân mạng và cả đoạn thơ “Thương vợ” trong bài thi giữa kỳ. Vì đâu trong những hoàn cảnh đó em lại nghĩ sẽ sáng tác thơ?
Em không muốn mọi thứ diễn ra buồn tẻ, kể cả việc học. Chính vì thế nên em quyết định mạnh dạn phá cách để tìm thấy niềm vui trong môn Văn. Và do thơ cũng dễ viết, it “tốn kém” nhất nên em cứ theo khẩu hiệu của lớp Toán: “rẻ, đơn giản nhưng phải hoành tráng” để tiến hành!
Các thầy cô đã phản ứng như thế nào khi nhận được bài thơ em viết trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy?
Những bài thơ đó đã được các thầy cô tận mắt đọc ạ. Trường em cũng hay khuyến khích học sinh sáng tạo trong học tập nên em không bị phạt. Thầy chỉ nhắc nhở em không nên sáng tạo ở những văn bản hành chính, những bài thi đại học thôi.
Ngoài việc sáng tác thơ lúc rảnh rỗi, trong các bài kiểm tra, vậy những lúc khác thì sao?
Ngoài những dịp lễ hay sinh nhật bạn bè, đôi lúc em cũng bị bạn bè “ép” phải ứng khẩu thành thơ ngay lập tức. Tuy có hồi hộp nhưng cũng rất vui!
Đạt cho biết, không chỉ mình Đạt mà các thành viên khác trong lớp cũng đều có tâm hồn thơ văn, ca hát |
Nhiều người cho rằng em đang muốn “chơi trội”. Đạt có buồn khi có người đang suy nghĩ như vậy về mình?
|
Đạt đã bao giờ gặp rắc rối với những bài thơ mình viết chưa?
Có lần trên facebook, em bình luận bằng thơ. Nhưng rồi một bạn lại hiểu sai ý nghĩa của nó nên khiến em rất lo lắng và phải xoá bài thơ của mình. Từ đó em đã rút được kinh nghiệm là phải cẩn thận về câu từ hơn.
Những tình huống hài hước bất ngờ và oái oăm nhất sau khi em công bố những bài thơ của mình là gì?
Giờ đây nhiều thầy cô trong trường đã biết đến lá đơn đó. Nên khi gặp em mọi người lại trêu đùa. Những lúc như thế em thấy các thầy cô thật gần gũi và dễ thương.
Cũng vì bài thơ đó mà rất nhiều người đã kết bạn trên facebook với em. Hầu hết để làm quen và trò chuyện. Nhưng cũng có những bạn lại nhờ em làm giùm thơ để… tán gái!
Tập thể lớp chụp ảnh với thầy Viên dạy Toán (đứng giữa) - người đã truyền cảm hứng thơ văn cho Đạt |
Bố mẹ đã phản ứng gì khi biết được những bài thơ nổi tiếng của em trên mạng?
Hình như bố mẹ em không ngạc nhiên lắm, vì cả bố và mẹ đều là những “nhà thơ” nghiệp dư! Hồi còn trẻ hai người viết thơ cho nhau nhiều đến nỗi phải đóng thành tập. Bố mẹ chỉ cười và bảo em đừng vì thế mà xao nhãng việc học.
Sau này, khi định thổ lộ với bạn gái chắc hẳn Đạt cũng sẽ làm thơ để tỏ tình chứ?
Chắc chắn rồi! Nhưng mà sẽ phải thêm một vài ý tưởng độc đáo hơn nữa chứ! Thú thực là em cũng chưa bao giờ tỏ tình nên không biết ra sao nữa!
Ước mơ sau này của Đạt liệu có quan đến những vần thơ hay không?
Em muốn được trở thành một người thành đạt. Tìm được người phụ nữ yêu mình thật lòng. Và luôn tìm ra những ý tưởng mới. Được như vậy cuộc sống sẽ đầy chất thơ mà không cần ta cố gắng sáng tác nữa.
Phạm Thịnh(thực hiện)
Bình luận