(VTC News) - Gặp gỡ và trò chuyện với những những người mà giọng nói của họ đã nổi tiếng nhiều năm qua trong các phim bộ Hongkong.
Từ những năm 1990 của thế kỷ trước tới nay, khán giả Việt Nam đã rất quen thuộc với các bộ phim truyền hình Hồng Kông, đặc biệt là phim bộ được sản xuất bởi thương hiệu TVB, đơn cử các phim như Song hùng kỳ hiệp, Cô gái Đồ Long, Thần điêu đại hiệp, Anh hùng xạ điêu v.v…
Phim bộ TVB đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với rất nhiều khán giả màn ảnh nhỏ, hấp dẫn khán giả Việt không chỉ bởi nội dung phong phú, dàn viễn viên diễn xuất tốt, ngoại hình đẹp mà còn hấp dẫn người xem bởi giọng lồng tiếng chuyên nghiệp, truyền cảm của những “người hùng giấu mặt” – diễn viên lồng tiếng.
Nhắc đến đội ngũ diễn viên lồng tiếng lâu năm trong nghề phải nói dàn diễn viên lồng tiếng mang tên Sanyang (đường Cô Bắc, Q.1, TPHCM) trước đây gồm 12 người: Nguyễn Vinh, Huy Hồ, Hà Thao, Khánh Văn, Thiên Bảo, Đình Tuấn, Bích Ngọc, Thanh Bình, Minh Thảo, Thùy Trang, Tuyết Mai, Khánh Phương.
Kỳ nữ Bích Ngọc: Đến với nghề từ ngắc ngoải của sân khấu
Không phủ nhận, phim truyền hình Hồng Kông có nội dung đặc sắc, tình tiết nhanh, không quá ủy mỵ, cho người xem cảm giác thư giãn. Mỗi nhân vật đều được khắc họa rất rõ nét từ tính cách, hành động tới trang phục.
Nhưng để thành công và giành được nhiều tình cảm của khán giả Việt như ngày hôm nay, không thể thiếu những người lồng tiếng cho phim. Dù chỉ là những "diễn viên giấu mặt" nhưng để hoàn thành tốt phần lồng tiếng, họ cũng phải làm việc rất chăm chỉ, luôn giữ cái đầu thật tỉnh táo và sử dụng khả năng diễn xuất tài tình bởi cùng một lúc phải "đóng" nhiều vai từ trẻ con, người trưởng thành đến người già...
Nhưng để thành công và giành được nhiều tình cảm của khán giả Việt như ngày hôm nay, không thể thiếu những người lồng tiếng cho phim. Dù chỉ là những "diễn viên giấu mặt" nhưng để hoàn thành tốt phần lồng tiếng, họ cũng phải làm việc rất chăm chỉ, luôn giữ cái đầu thật tỉnh táo và sử dụng khả năng diễn xuất tài tình bởi cùng một lúc phải "đóng" nhiều vai từ trẻ con, người trưởng thành đến người già...
Hẳn những ai đã từng một lần hay nhiều lần nghiền phim bộ Hồng Kông, có thể biết đến các nữ diễn viên Hồng Kông như Châu Hải My, Đặng Tụy Văn, Trần Tú Văn, Quách Ái Minh, Trần Tùng Linh,... nếu để ý sẽ nghe thấy các cô đào Hồng Kông TVB này nói tiếng Việt bằng giọng của chỉ một người.
Với chất giọng trong trẻo, ngọt ngào, chuyên lồng tiếng cho những diễn viên nữ nói trên đó chính là kỳ nữ Bích Ngọc. Một giọng lồng đã đi vào chiều sâu tâm hồn của khán giả khi xem phim.
Xem clip giới thiệu nhóm lồng tiếng của Bích Ngọc do HTV2 thực hiện
Dĩ nhiên, với chất giọng và khả năng biểu cảm đó đòi hỏi Bích Ngọc phải có một nền tảng vững về sân khấu kịch, cũng như khả năng diễn xuất nội tâm thể hiện bằng giọng nói.
Xem clip giới thiệu nhóm lồng tiếng của Bích Ngọc do HTV2 thực hiện
Dĩ nhiên, với chất giọng và khả năng biểu cảm đó đòi hỏi Bích Ngọc phải có một nền tảng vững về sân khấu kịch, cũng như khả năng diễn xuất nội tâm thể hiện bằng giọng nói.
Kỳ nữ Bích Ngọc đang lồng tiếng phim. Ảnh tư liệu chụp lại |
Vào những năm 1990, phim bộ Hồng Kông vào thị trường Việt Nam khiến tình hình hoạt động sân khấu ế ẩm, lúc đó khán giả rất yêu thích diễn viên điện ảnh Lương Triều Vỹ trong phim Hiệp khách thành, Song hùng kỳ hiệp, Cô gái đồ long, Thần điêu đại hiệp...
Năm 1991, Bích Ngọc lúc này đang là diễn viên kịch, biết thông tin TVB mở khóa tuyển diễn viên lồng tiếng nên Ngọc thi vào, đậu, học và làm công việc "giấu mặt" cho đến nay. Bích Ngọc là người lồng tiếng cho vai diễn Hoàng Dung trong Thần điêu đại hiệp và những vai khác sau đó.
Năm 1991, Bích Ngọc lúc này đang là diễn viên kịch, biết thông tin TVB mở khóa tuyển diễn viên lồng tiếng nên Ngọc thi vào, đậu, học và làm công việc "giấu mặt" cho đến nay. Bích Ngọc là người lồng tiếng cho vai diễn Hoàng Dung trong Thần điêu đại hiệp và những vai khác sau đó.
Thần điêu đại hiệp là bộ phim truyền hình do đài truyền hình TVB - Hồng Kông phát hành dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung. Đây là lần thứ hai đài truyền hình chuyển thể tác phẩm này, sau bản thành công và trở thành kinh điển của bộ phim phát hành trước đó vào năm 1983 do Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên thủ vai. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều khán giả, phiên bản năm 1995 là phiên bản thành công nhất.
Lúc đó nhân vật chính Dương Quá do diễn viên Cổ Thiên Lạc đóng (diễn viên lồng tiếng Nguyễn Vinh), Vai Lý Mạc Sầu do diễn viên Tuyết Lê đóng (lồng tiếng Thanh Phúc), vai Chu Bá Thông do Lê Diệu Tường đóng (lồng tiếng Thế Phương)…
Được biết, ngoài việc lồng tiếng, Bích Ngọc còn tham gia đoàn kịch Thành phố, thỉnh thoảng đóng phim. "Nói chung, tất cả những gì liên quan đến diễn xuất là Ngọc không hề từ chối, trong đó có lồng tiếng. Và dần dà, không ngờ cái công việc "hậu trường" kia lại trở thành mối bận tâm chính trong hoạt động nghệ thuật của Bích Ngọc" - Kỳ nữ lồng tiếng chia sẻ.
Bích Ngọc cho rằng, công việc lồng tiếng cũng tạo cho Ngọc cuộc sống tương đối ổn định và giúp cho Ngọc niềm vui cũng như được học tập thêm cách diễn xuất của các diễn viên trên màn ảnh.
Những kỷ niệm khó quên
Bích Ngọc tên thật là Phan Thị Bích Ngọc, sinh 14/4 tại Sài Gòn. Từ 1980 – 1984 là sinh viên trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2 khoa Diễn viên Kịch nói khóa V; 1986 - 1990 là diễn viên kịch nói đoàn kịch nói Kim Cương; Từ 1991 gia nhập nhóm lồng tiếng Sài Gòn Phim (TVB); Hiện nay, đang lồng tiếng cho phim TVB trên kênh HTV2.
Bích Ngọc nhớ lại, lúc bấy giờ Ngọc đang diễn ở đoàn kịch Kim Cương gặp lúc cô Kim Cương sang học đạo diễn sân khấu Bun-ga-ri, vậy là Ngọc phải thế cô đóng các vai trong kịch mà cô Kim Cương đã diễn.
Đêm ấy đến vở Đừng nói lời từ biệt có lớp diễn Bích Ngọc gặp Như Uyển, Long Hải và Huỳnh Thanh Trà. Chẳng hiểu vì quá ham vui sao đó mà trước khi đến rạp cả ba chàng đều... xin xỉn nhưng vẫn còn đủ sức diễn, dù sao thì khán giả cũng ngồi xa chớ đâu có thấy "cận cảnh" mà sợ.
Trong lớp diễn này Ngọc phải liên tục diễn với cả ba chàng, tùy theo hoàn cảnh thái độ mà kẻ thì phân trần, người thì khuyên nhủ, kẻ thì can ngăn... Song, vì đã xin xỉn cho nên các câu thoại bị lộn tùng phèo hết ráo, câu trước ra sau, câu sau ra trước, lung tung, trớt quớt hết.
Nhưng, sân khấu chớ đâu phải sân quán mà kêu "cắt" làm lại lần hai, lần ba. Vậy là... cứ thế "tới" luôn. Và Ngọc phải trổ tài thích ứng hết người này tới người khác muốn đứt hơi luôn. Đến phiên Long Hải thì thê thảm hơn hai ông anh kia bởi hơi men đã nhập vô tới não rồi chàng đớ lưỡi, nói ngọng và lộn thoại lia chia... khiến chị Bích Ngọc vừa tức cười vừa phải tìm cách kéo lớp diễn cho đỡ trật đường ray.
Bích Ngọc hồi tưởng: "Đã vậy, đang khi đi qua đi lại để thích nghi hoàn cảnh lại bị một trong ba cái chân của ba ông anh xin xỉn chọc ngang suýt bổ ra giữa sân khấu. Khán giả đâu có biết gì nên cười mệt nghỉ, cho rằng diễn viên sáng tạo quá trời! Đâu biết Ngọc đang đứng tim, chỉ mong cho mau hết lớp diễn mà chạy vô cho rồi".
Với chồng là diễn viên điện ảnh Công Hậu. Ảnh tư liệu chụp lại |
Trải qua nhiều sự cố, có kinh nghiệm thì bản lĩnh người diễn viên được nâng lên. Và, chính nhờ vì cái dấu "chai" như vậy mà Bích Ngọc đã vượt qua được nhiều cửa ải hiểm nguy khi hành nghề lồng tiếng.
Lần nọ, Bích Ngọc lồng tiếng cho một bộ phim của Hồng Kông, Ngọc được phân cùng một lúc phải diễn 3 vai: già, trẻ, con nít. "Làm kiểu này thì phải tập trung ghê lắm, nếu lơi lỏng thì bà già thành con nít, con nít có người yêu liền. Già thì hạ thấp giọng, gằn tiếng; trẻ phải trong trẻo, sôi nổi; con nít thì phải đưa hơi lên óc... Mới nghe sơ sơ qua là đã thấy khó nuốt cát-sê rồi" - Bích Ngọc thuật lại.
Số là trường đoạn mà Bích Ngọc phải lồng tiếng có bà già nói với cô gái bên cạnh đó đứa cháu gái cũng chen vào câu chuyện, tiết tấu dồn dập, hỗn loạn, hoảng kinh như chạy giặc vậy. Bám chặt bà già thì sót cô gái, được cả bà già và cô gái thì thí mạng đứa trẻ con.
Chưa hết, lại còn phải diễn sao cho lên bổng xuống trầm và không được nói chữ này ra chữ kia, lời thoại phải học thuộc lòng như ăn hủ tíu vậy. Nhưng, làm một hồi lưỡi líu cả lại hỏng chịu ngo ngoe như mụ câm. Bạn bè đồng nghiệp đứng bên cạnh cười quá xá!
Tất nhiên cuối cùng cũng phải xong thôi để còn đem sang hàng loạt cho kịp mướn băng ngoài tiệm. Coi tới đoạn đó khán giả cứ ngỡ có 3 người đang nói chuyện với nhau rất căng thẳng, ác liệt. Nhưng kỳ thật có một mình... Bích Ngọc mà thôi!
Chưa hết, lại còn phải diễn sao cho lên bổng xuống trầm và không được nói chữ này ra chữ kia, lời thoại phải học thuộc lòng như ăn hủ tíu vậy. Nhưng, làm một hồi lưỡi líu cả lại hỏng chịu ngo ngoe như mụ câm. Bạn bè đồng nghiệp đứng bên cạnh cười quá xá!
Tất nhiên cuối cùng cũng phải xong thôi để còn đem sang hàng loạt cho kịp mướn băng ngoài tiệm. Coi tới đoạn đó khán giả cứ ngỡ có 3 người đang nói chuyện với nhau rất căng thẳng, ác liệt. Nhưng kỳ thật có một mình... Bích Ngọc mà thôi!
Dù nghề lồng tiếng không mang lại danh vọng, tiền tài nhiều nhưng “những ngôi sao thầm lặng” ấy vẫn tâm huyết tiếp tục theo đuổi nghề, âm thầm làm nhịp cầu nối "chuyển âm, chuyển ý" đến khán giả gần xa.
Họ không chỉ quyết định 50% thành công cho bộ phim mà còn góp phần tạo nên tuổi thơ đáng nhớ của những người yêu thích phim truyện.
Xem một số clip Bích Ngọc lồng tiếng trong phim bộ:
Họ không chỉ quyết định 50% thành công cho bộ phim mà còn góp phần tạo nên tuổi thơ đáng nhớ của những người yêu thích phim truyện.
Xem một số clip Bích Ngọc lồng tiếng trong phim bộ:
Bích Ngọc lồng intro - mở đầu phim giới thiệu, giọng đọc khá quen thuộc với khán giả mê phim bộ TVB
Diễn viên Bích Ngọc 1 mình lồng 3 vai ở lứa tuổi, cá tính khác nhau
Ký tới: Trò chuyện cùng kỳ nữ Bích Ngọc về chuyện gia đình, những hy sinh thầm lặng của chị trong công việc...
Phan Cường
Bình luận