(VTC News) - NSƯT Hà Phương và giọng đọc huyền thoại của chương trình 'Đọc truyện đêm khuya'.
Dù đã bước sang tuổi 75, cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng bây giờ, tuần nào cũng thế, NSƯT Hà Phương vẫn đều đặn, cần mẫn lui tới các phòng thu S19, S16 của Trung tâm âm thanh đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) để chăm chút từng trang văn bản, mong mỏi truyền cảm xúc chữ nghĩa đến hàng triệu thính giả của chương trình phát thanh “Đọc truyện đêm khuya”.
Những ngày này đài TNVN nhộn nhịp chuẩn bị đón mừng ngày 7/9, kỉ niệm đặc biệt 70 năm ra đời Phát thanh TNVN, thấy ông bận rộn ở phòng thu khi đọc bài, khi trả lời phỏng vấn trước ống kính máy quay…Chợt nhận ra giọng đọc ấy đã trở thành dấu ấn đặc biệt thân quen, đầy ấn tượng trong lòng bạn nghe đài đã ba, bốn chục năm nay.
Sau cả đời làm nghề và cống hiến, NSƯT Hà Phương mới dám tự hào: “Tôi may mắn là một trong những Phát thanh viên (PTV) của Đài TNVN nhận được nhiều thư thính giả nhất.
Phần lớn là thư chia sẻ cảm tưởng về chuyên mục "Đọc truyện đêm khuya". Và quả thực, Đài tiếng nói Việt Nam được nhân dân cả nước yêu mến một phần, chính là nhờ buổi "Đọc truyện đêm khuya".
Hà Phương cho rằng mình chỉ là kẻ làm nghề “tay ngang” vì thuở trước đâu có tài liệu, sách giáo khoa dạy nghề PTV. Từ một phóng viên Thời sự thời chiến tranh ác liệt phải tự đọc tin bài mình viết cho kịp gửi ngay về 58 Quán Sứ, ngồi dưới hầm chữ A mà đọc, có lần nước tràn vào, ngập đến đầu gối cũng cố đứng mà đọc cho xong bài tường thuật bắn rơi máy bay, đâu đã biết cái phòng thu to nhỏ ra sao.
Phim tài liệu đặc biệt về những giọng đọc huyền thoại của Đài Tiếng nói Việt Nam:
Cuối 1972 được điều động sang phòng PTV nhận nhiệm vụ đặc biệt làm phát thanh tại nước ngoài rồi từ đó thành PTV, đắm đuối với nghề đến tận bây giờ.
Để trở thành giọng “Đọc truyện đêm khuya” lại càng là chuyện đáng nhớ. Số là sau hơn 6 năm làm Chuyên gia phát thanh tiếng Việt ở Liên Xô cũ, 1982 ông trở về nước đúng lúc các PTV giọng Nam Bộ nổi tiếng như Minh Đạo, Trần Phương, Lan Hương, Kim Ngôn đều về lại quê hương.
Những giọng miền Bắc danh tiếng Nguyễn Thơ, Việt Khoa, Tuyết Mai, Việt Hà, Phương Chi lần lượt nghỉ hưu. Đúng lúc đó ông được giao chức vụ Trưởng phòng PTV.
Làm công việc quản lý chuyên môn giữa lúc quân số chỉ còn hơn một nửa mà số chương trình phát thanh tăng lên gấp đôi cùng với Hệ phát thanh sóng FM vừa ra đời. PTV chuyên trách đọc truyện đêm khuya lúc đó chỉ còn Kim Cúc và Hoàng Yến (bây giờ hai nữ NSƯT tài hoa này đã nghỉ hưu).
Khó khăn nặng nhọc nhất là phải giữ vững và phát triển các giọng đọc mới để tiết mục đặc thù quan trọng này tiếp tục tỏa sáng trên làn sóng và không bị hẫng hụt về chất lượng nghệ thuật chuyên môn.
Cũng như các PTV mới vào nghề thuở ấy thường chỉ theo học kiểu truyền miệng, Hà Phương luôn cảm thấy ngợp bởi đã có rất nhiều “cái bóng” quá lớn của những nghệ sỹ tên tuổi bậc đàn anh, những người đã gây dựng nên cách đọc truyện truyền cảm trên sóng phát thanh TNVN.
Khi ấy với vốn sống thực tế của nghề làm báo, Hà Phương là hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, là tác giả của nhiều sách báo văn học, truyện ngắn, tản văn phát trong các chương trình Văn học nghệ thuật của Đài. Ông nói chính những thứ đó đã cho ông cách nhìn đằm sâu hơn vào nghệ thuật đọc biểu cảm trên sóng phát thanh, đặc biệt là với chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya”.
Đây là những lý thuyết từng được học ở Liên Xô cũ, nhưng lúc này ông mới có điều kiện vận dụng vào nghiệp vụ chuyên môn. Chỉ khi PTV có khả năng cảm thụ văn học và kiến thức ngôn ngữ thì họ mới biết cách ứng xử tình nghĩa hơn với văn bản đọc, dù đó chỉ là vài dòng tin tức.
Điều tâm niệm này xuyên suốt trong phần đời làm công tác đào tạo PTV mà ông thực hiện ngay từ khi giảng dạy lớp PTV đầu tiên sau cuộc thi tuyển năm 1990. Hơn 600 thí sinh qua 3 vòng loại chỉ chọn được 4 người. Họ được ông truyền đạt nghiệp vụ một cách bài bản cả kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng chuyên môn.
Hai học viên ngày đó là Phượng Minh và Hùng Sơn thì nay đang là Trưởng và Phó phòng PTV, là giọng đọc trụ cột của đài hiện nay. Các lớp đào tạo sau đó ông đã bồi dưỡng thêm nhiều giọng đọc nữ trẻ sớm thành danh cho chương trình “Đọc truyền đêm khuya” như Hải Yến, Hồng Huệ, Phương Hằng..
NSƯT Hà Phương khẳng định chất giọng đẹp mới chỉ là yếu tố “cần” nhưng chưa “đủ”. PTV phải là người biết đọc nghĩa của chữ, sau khi đã nhận ra dáng vẻ của nó.
Lời xướng và nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam:
Vì thế, ở các lớp học đào tạo giọng đọc cho đài TNVN và nhiều đài PTTH địa phương, ông luôn căn dặn học viên phải biết cách nâng niu, ngắm nghía sức vóc con chữ rồi từ đó chọn lựa cung bậc âm thanh vừa vặn nhất để gửi đi thì may ra những tiếng - lời ấy mới lọt tai thính giả của Đài mình.
Trong vài chục lá thư đặc biệt của bạn nghe Đài, từ các cụ thính giả, các thầy cô giáo đến chiến sỹ hải đảo và các em sinh viên… hiện còn lưu giữ trong tủ sách của gia đình, có một kỷ niệm mà giờ đây NSƯT Hà Phươngvẫn nâng niu, trân trọng, giữ gìn như phần thưởng qúi giá, đền bù cho suốt cả chặng đường gian nan, khó nhọc của nghề.
Số là hơn chục năm trước, ban “Tiếp chuyện bạn nghe đài” có chuyển cho Hà Phương lá thư của thính giả Bảy Trà ở Châu Thành (Tây Ninh). Trong thư có dành hẳn một trang nhận xét giọng đọc của Hà Phương bằng những lời rất tinh tế, chính xác về chất lượng nghệ thuật khi “đọc truyện đêm khuya”.
Lạ nhất, khi viết những lời khen về giọng đọc, ông còn đoán trúng cả tuổi tác, ngành học và tính nết, khiến người đọc thư phải giật mình. Thú vị hơn nữa, 6 năm sau, lần đầu tới Tây Ninh để giảng dạy nghiệp vụ ở đài PTTH tỉnh này, NSƯT Hà Phương được lãnh đạo Đài tỉnh đưa đi tìm gặp tác giả lá thư độc đáo kia.
Lúc đó bác Bảy Trà vừa qua cơn tai biến mạch máu não, chân đi còn khập khiễng, trí nhớ chưa hoàn toàn bình phục. Vừa nghe giới thiệu Hà Phương có đem theo lá thư ấy, bác nông dân Bảy Trà ngồi ngó trân trân mọi người rồi nói “Hồi nào có quen ai đâu mà viết thư”.
Nhưng bàn tay ông thì run run, cầm chặt lá thứ cũ trên tay, chăm chú nhìn từng chữ trên trang giấy vàng ố và khóe mắt nhòe dần. Chừng mươi phút sau, bất chợt bác cười to, chỉ thẳng người đối diện: Là Hà Phương thiệt hả? Chưa tới 70 mà tóc bạc dữ ha. Vậy là hồi đó tôi đoán tuổi chú trúng phóc rồi.” Khách và chủ ôm nhau nghẹn ngào, rồi mọi người cùng cười vang.
Kể xong câu chuyện, NSƯT Hà Phương đưa cho tôi xem lá thư viết bút mực, tờ giấy đã ố vàng màu thời gian. Ông ngẫm ngợi rồi thủng thẳng như nói với chính mình:
“Hóa ra giữa đời thật bây giờ vẫn có những người bạn tri âm tri kỷ như Bá Nhạ - Tử Kỳ thuở xưa. Nghe để hiểu nhau, nghe mà như thấy được nhau, thế là quý lắm. Cái nghề mình quá nhọc nhằn, học hành đủ thứ vẫn thiếu, lại phải dãi dầu nắng mưa, khuya sớm đi về với những phòng thu.
Nhưng được nhận lại kỉ niệm thế kia, kể cũng là bù đắp, an ủi cho những thiệt thòi. Bây giờ vừa tròn 70 năm Đài TNVN đồng hành cùng dân tộc và đất nước và thật may mắn trong chặng đường đó, mình được có hơn 50 năm đứng trong hàng ngũ vẻ vang của Đài. Thật là mãn nguyện.”
An Yên
Dù đã bước sang tuổi 75, cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng bây giờ, tuần nào cũng thế, NSƯT Hà Phương vẫn đều đặn, cần mẫn lui tới các phòng thu S19, S16 của Trung tâm âm thanh đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) để chăm chút từng trang văn bản, mong mỏi truyền cảm xúc chữ nghĩa đến hàng triệu thính giả của chương trình phát thanh “Đọc truyện đêm khuya”.
NSƯT Hà Phương |
Sau cả đời làm nghề và cống hiến, NSƯT Hà Phương mới dám tự hào: “Tôi may mắn là một trong những Phát thanh viên (PTV) của Đài TNVN nhận được nhiều thư thính giả nhất.
Phần lớn là thư chia sẻ cảm tưởng về chuyên mục "Đọc truyện đêm khuya". Và quả thực, Đài tiếng nói Việt Nam được nhân dân cả nước yêu mến một phần, chính là nhờ buổi "Đọc truyện đêm khuya".
Hà Phương cho rằng mình chỉ là kẻ làm nghề “tay ngang” vì thuở trước đâu có tài liệu, sách giáo khoa dạy nghề PTV. Từ một phóng viên Thời sự thời chiến tranh ác liệt phải tự đọc tin bài mình viết cho kịp gửi ngay về 58 Quán Sứ, ngồi dưới hầm chữ A mà đọc, có lần nước tràn vào, ngập đến đầu gối cũng cố đứng mà đọc cho xong bài tường thuật bắn rơi máy bay, đâu đã biết cái phòng thu to nhỏ ra sao.
Phim tài liệu đặc biệt về những giọng đọc huyền thoại của Đài Tiếng nói Việt Nam:
Cuối 1972 được điều động sang phòng PTV nhận nhiệm vụ đặc biệt làm phát thanh tại nước ngoài rồi từ đó thành PTV, đắm đuối với nghề đến tận bây giờ.
Để trở thành giọng “Đọc truyện đêm khuya” lại càng là chuyện đáng nhớ. Số là sau hơn 6 năm làm Chuyên gia phát thanh tiếng Việt ở Liên Xô cũ, 1982 ông trở về nước đúng lúc các PTV giọng Nam Bộ nổi tiếng như Minh Đạo, Trần Phương, Lan Hương, Kim Ngôn đều về lại quê hương.
Những giọng miền Bắc danh tiếng Nguyễn Thơ, Việt Khoa, Tuyết Mai, Việt Hà, Phương Chi lần lượt nghỉ hưu. Đúng lúc đó ông được giao chức vụ Trưởng phòng PTV.
Làm công việc quản lý chuyên môn giữa lúc quân số chỉ còn hơn một nửa mà số chương trình phát thanh tăng lên gấp đôi cùng với Hệ phát thanh sóng FM vừa ra đời. PTV chuyên trách đọc truyện đêm khuya lúc đó chỉ còn Kim Cúc và Hoàng Yến (bây giờ hai nữ NSƯT tài hoa này đã nghỉ hưu).
Khó khăn nặng nhọc nhất là phải giữ vững và phát triển các giọng đọc mới để tiết mục đặc thù quan trọng này tiếp tục tỏa sáng trên làn sóng và không bị hẫng hụt về chất lượng nghệ thuật chuyên môn.
NSND Tuyết Mai- giọng vàng của đài TNVN- cùng NSƯT Hà Phương xử lý văn bản, chuẩn bị chương trình “đọc truyện đêm khuya”. |
Khi ấy với vốn sống thực tế của nghề làm báo, Hà Phương là hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, là tác giả của nhiều sách báo văn học, truyện ngắn, tản văn phát trong các chương trình Văn học nghệ thuật của Đài. Ông nói chính những thứ đó đã cho ông cách nhìn đằm sâu hơn vào nghệ thuật đọc biểu cảm trên sóng phát thanh, đặc biệt là với chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya”.
Đây là những lý thuyết từng được học ở Liên Xô cũ, nhưng lúc này ông mới có điều kiện vận dụng vào nghiệp vụ chuyên môn. Chỉ khi PTV có khả năng cảm thụ văn học và kiến thức ngôn ngữ thì họ mới biết cách ứng xử tình nghĩa hơn với văn bản đọc, dù đó chỉ là vài dòng tin tức.
Điều tâm niệm này xuyên suốt trong phần đời làm công tác đào tạo PTV mà ông thực hiện ngay từ khi giảng dạy lớp PTV đầu tiên sau cuộc thi tuyển năm 1990. Hơn 600 thí sinh qua 3 vòng loại chỉ chọn được 4 người. Họ được ông truyền đạt nghiệp vụ một cách bài bản cả kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng chuyên môn.
Hai học viên ngày đó là Phượng Minh và Hùng Sơn thì nay đang là Trưởng và Phó phòng PTV, là giọng đọc trụ cột của đài hiện nay. Các lớp đào tạo sau đó ông đã bồi dưỡng thêm nhiều giọng đọc nữ trẻ sớm thành danh cho chương trình “Đọc truyền đêm khuya” như Hải Yến, Hồng Huệ, Phương Hằng..
NSƯT Hà Phương khẳng định chất giọng đẹp mới chỉ là yếu tố “cần” nhưng chưa “đủ”. PTV phải là người biết đọc nghĩa của chữ, sau khi đã nhận ra dáng vẻ của nó.
Lời xướng và nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam:
Ông nói một cách chắc chắn và rất say sưa rằng: “Con chữ được viết ra đã khó nhọc, nhưng rồi cũng chỉ để nằm lặng im trên trang giấy. Vì thế, chỉ khi nào được đọc vang lên thành tiếng với mọi cảm xúc ngôn từ, khi đó con chữ giàu thanh điệu của tiếng Việt, nhất là con chữ văn chương, mới sống hết đời của chữ”.
Vì thế, ở các lớp học đào tạo giọng đọc cho đài TNVN và nhiều đài PTTH địa phương, ông luôn căn dặn học viên phải biết cách nâng niu, ngắm nghía sức vóc con chữ rồi từ đó chọn lựa cung bậc âm thanh vừa vặn nhất để gửi đi thì may ra những tiếng - lời ấy mới lọt tai thính giả của Đài mình.
Trong vài chục lá thư đặc biệt của bạn nghe Đài, từ các cụ thính giả, các thầy cô giáo đến chiến sỹ hải đảo và các em sinh viên… hiện còn lưu giữ trong tủ sách của gia đình, có một kỷ niệm mà giờ đây NSƯT Hà Phươngvẫn nâng niu, trân trọng, giữ gìn như phần thưởng qúi giá, đền bù cho suốt cả chặng đường gian nan, khó nhọc của nghề.
Số là hơn chục năm trước, ban “Tiếp chuyện bạn nghe đài” có chuyển cho Hà Phương lá thư của thính giả Bảy Trà ở Châu Thành (Tây Ninh). Trong thư có dành hẳn một trang nhận xét giọng đọc của Hà Phương bằng những lời rất tinh tế, chính xác về chất lượng nghệ thuật khi “đọc truyện đêm khuya”.
Lạ nhất, khi viết những lời khen về giọng đọc, ông còn đoán trúng cả tuổi tác, ngành học và tính nết, khiến người đọc thư phải giật mình. Thú vị hơn nữa, 6 năm sau, lần đầu tới Tây Ninh để giảng dạy nghiệp vụ ở đài PTTH tỉnh này, NSƯT Hà Phương được lãnh đạo Đài tỉnh đưa đi tìm gặp tác giả lá thư độc đáo kia.
Lúc đó bác Bảy Trà vừa qua cơn tai biến mạch máu não, chân đi còn khập khiễng, trí nhớ chưa hoàn toàn bình phục. Vừa nghe giới thiệu Hà Phương có đem theo lá thư ấy, bác nông dân Bảy Trà ngồi ngó trân trân mọi người rồi nói “Hồi nào có quen ai đâu mà viết thư”.
Nhưng bàn tay ông thì run run, cầm chặt lá thứ cũ trên tay, chăm chú nhìn từng chữ trên trang giấy vàng ố và khóe mắt nhòe dần. Chừng mươi phút sau, bất chợt bác cười to, chỉ thẳng người đối diện: Là Hà Phương thiệt hả? Chưa tới 70 mà tóc bạc dữ ha. Vậy là hồi đó tôi đoán tuổi chú trúng phóc rồi.” Khách và chủ ôm nhau nghẹn ngào, rồi mọi người cùng cười vang.
Bác Bảy Trà (bên trái) trò chuyện với NSƯT Hà Phương. |
“Hóa ra giữa đời thật bây giờ vẫn có những người bạn tri âm tri kỷ như Bá Nhạ - Tử Kỳ thuở xưa. Nghe để hiểu nhau, nghe mà như thấy được nhau, thế là quý lắm. Cái nghề mình quá nhọc nhằn, học hành đủ thứ vẫn thiếu, lại phải dãi dầu nắng mưa, khuya sớm đi về với những phòng thu.
Nhưng được nhận lại kỉ niệm thế kia, kể cũng là bù đắp, an ủi cho những thiệt thòi. Bây giờ vừa tròn 70 năm Đài TNVN đồng hành cùng dân tộc và đất nước và thật may mắn trong chặng đường đó, mình được có hơn 50 năm đứng trong hàng ngũ vẻ vang của Đài. Thật là mãn nguyện.”
An Yên
Bình luận