Phải đến tận Bản Nhuần, gặp trực tiếp gia đình anh Dương Đình Hùng và nghe câu chuyện của trưởng bản, chúng tôi mới “bóc” được sự thật về câu chuyện đồn thổi ở Quảng Chu trong suốt thời gian qua…
Sự thật về hang thần Lùng Mủng
Vị trí của hang thần mà gia đình anh Dương Đình Hùng (bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới) được thần thánh xui khiến dẫn đến lấy của, có tên hang Lùng Mủng, nằm sâu trong rừng.
Cụ Hoàng Văn Phòng, 72 tuổi, cha đẻ của trưởng thôn Bản Nhuần, anh Hoàng Đình Hải, là người đầu tiên mà chúng tôi gặp tại Bản Nhuần.
Ông cụ móm mém nhưng còn rất tinh anh, suýt cười ồ lên thành tiếng vì “sao nhà báo biết nhanh đến thế” khi nghe chúng tôi hỏi về câu chuyện cả nhà phát điên khi “trót lấy của nhà Giời”.
Trong căn nhà sàn bảy gian rộng mênh mông, cụ thủng thẳng kể về chiếc hang kỳ bí.
Câu chuyện của cụ Phòng: từ lâu lắm rồi, người già bản Nhuần có kể chuyện về một chiếc hang giấu của. Chiếc hang này, nghe nói của người nước ngoài yểm bùa chú. Cách đây mươi năm, chính cụ Phòng được nghe câu chuyện này từ cụ Mùi (cụ Mùi bây giờ đã mất).
Khu vực hang này có tên là khu Lùng Mủng. Trước, nó nguyên là một mỏ bạc, kẽm được khai thác từ thời Pháp thuộc.
Vật đổi sao dời, khu Lùng Mủng bây giờ giao cho huyện đội Chợ Mới quản lý, rộng cả chục ha. Người dân Bản Nhuần chẳng mấy ai đi qua khu vực đó. Ai có đi thả trâu thì cũng chỉ mon men rìa ngoài chứ không vào bên trong bao giờ.
Mươi hôm trước, dân bản Nhuần có nghe câu chuyện gia đình nhà anh Hùng đi vào rừng, vô tình thế nào vào được cửa hang, rồi mang được ít đồ trong hang về. Mấy hôm sau thì cả nhà bị ốm, phải vào viện.
Thực hư chuyện “thánh vật” ra sao, cụ Phòng cũng không dám chắc. Kể cả việc nhà anh Hùng có mang được ít vàng bạc châu báu, đồng đen… như người ta đồn thổi, cụ cũng chịu…
Khu vực núi đá vôi, núi nào cũng có ba, bốn cái hang và ở cheo leo tít trên vách dựng đứng. Chiếc hang Lùng Mủng mà anh Hùng nhặt được của, cả bản Nhuần chưa ai từng đặt chân vào, và phải leo qua năm con dốc dựng đứng trong nhiều giờ đồng hồ.
Khi tôi ngỏ ý muốn được đến tận chiếc hang kỳ bí, cụ Phòng bật cười: “Không lên được đâu. Nếu mà đi, chỉ có cách trèo bộ thôi, mà không phải dân đi rừng thì không vào được!”.
Cụ Phòng kể tiếp: Ở Bản Nhuần này còn một cái hang khác có tên là hang Dơi, vì dơi đậu nhiều quá. Ban ngày, chúng treo mình trên vách hang thành từng búi đen ngòm. Trước, cả bản không ai ăm thịt dơi, ai nghịch ngợm vào chơi trong hang, chỉ cần hét to, vỗ tay hay lấy một hồn đá ném vào hang, ngay lập tức, từng đàn dơi đập cánh loạn xị, bay rào rào…
Một thời gian sau, một nhóm người Mông vào hang bắt dơi chén sạch. Chiếc hang bây giờ, thanh niên trong bản yêu nhau vẫn thường đưa nhau vào đó tâm sự.
Cửa hang có một hòn đá to có hình ông cụ chống gậy. Hai bên cửa hang là hai khóm vầu xanh mướt. Vào bên trong, có cả những phiến đá hình ruộng bậc thang, hình nhà cửa, bản làng… nhìn rất đẹp.
Người dân Bản Nhuần hiền lành, coi đó là một thắng cảnh của riêng bản mình, không ai phá bỏ, xâm hại đến nó. “Còn cái hang Lùng Mủng, không biết có phải là kho báu hay không, vì dân bản không ai biết vị trí của nó ở đâu cả…”.
Chỉ là vài món đồ cổ!
Chúng tôi ngồi nghe chuyện của cụ Phòng được một lúc thì trưởng bản Hoàng Đình Hải về. Anh vừa từ chỗ đào ao, cách nhà chừng vài trăm mét, quần áo vẫn còn dính nguyên màu đất sét vàng xỉn.
Một cách chân thật và đầy trách nhiệm, anh Hải yêu cầu: phải cho xem giấy tờ, giới thiệu là nhà báo thì mới được, còn không thì phải có giấy giới thiệu của ủy ban xã…
UBND xã Quảng Chu ở bên kia cây cầu treo, cách bản chừng 5km. Vì vào ngày nghỉ, xã không làm việc nên chúng tôi đề nghị được xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo xã qua điện thoại, và xuất trình giấy tờ cho đồng chí trưởng bản.
Thủ tục xong xuôi, anh Hải mới bắt đầu tiếp chuyện…
Đó là ngày 18/11, gia đình anh Dương Đình Hùng vào rừng xẻ “mót” những cây gỗ bị đổ lâu ngày về làm nhà. Không biết thế nào, vợ chồng anh tìm được một cửa hang lạ.
Tiếp đến là câu chuyện hai vợ chồng anh bị ốm. Mấy ngày sau, hai cô con gái của anh (học cấp 3) cũng bị ốm nốt, phải nhập viện.
Về việc anh Hùng có phải bị phát điên thật hay không, anh Hải kể: nó cũng bị lên cơn thật. Nó ôm mặt tu tu khóc, rồi chạy ra ngoài mộ cô, cứ vừa đi vừa khóc bảo: phải mang ngay đồ nhặt được lên trả lại hang, nếu không cả nhà sẽ bị phạt…
Đến lúc ấy, cả bản mới biết chuyện vợ chồng anh nhặt được đồ từ “hang kho báu”. Không biết có vàng bạc châu báu gì hay không, nhưng chính mắt tôi nhìn thấy vợ chồng anh mang vài cái đồ bình, chum, chõe bằng gốm, chắc từ thời xa xưa lắm, có thêm cái nồi đồng (miệng loe, đít nồi to, tròn bạnh ra, kiểu nồi đồng của bà con vùng núi vẫn dùng)… mang trả lại chiếc hang.
Mấy ngày đầu, vợ chồng anh Hùng rất sợ, đã mời thầy cúng về lập đàn cúng. Anh Hùng hết bệnh thì đến lượt chị vợ, rồi tiếp theo là hai cô con gái vừa mới lớn…
Chúng tôi đề nghị anh Hải dẫn đến nhà vợ chồng anh Hùng. Ngần ngừ một lúc, trưởng bản mới chịu thay quần áo, dắt xe máy đi cùng.
Nhà anh Dương Đình Hùng ở đầu bản, nằm ở khu dân cư vừa mới mở, có chừng bốn, năm nóc nhà. Chiếc nhà gỗ vợ chồng anh đang cất dở, mới xong bộ khung cột, còn trống nguyên phần tường nhà.
Gần chục người, đa số là thanh niêm trong bản, đang ngồi quay xung quanh ấm trà đã loãng.
Người xương xẩu nhưng khỏe mạnh, anh Hùng năm nay chừng ngoài 40 tuổi. Chúng tôi không thấy biểu hiện gì của việc anh bị “thánh vật phát điên”. Vợ anh Hùng, người phụ nữ trung tuổi cũng khá bình thường, nhanh nhẹn.
Đám thanh niên quay xung quanh ấm nước, toàn nói những chuyện vui, chuyện làm ăn, chuyện xẻ gỗ, chuyện đào ao thả cá… Một con cá chép to chừng 3kg nằm thò đuôi trong chiếc chậu nhôm to ở mé bể. Mấy người đang bận mải chuyện tìm sả, gia vị cho một nồi cá hấp chiều nay.
Khi đến đầu ngõ rẽ vào nhà anh Hùng, chúng tôi gặp một em gái chừng 16, 17 tuổi đang đạp xe đạp từ trong ngõ đi ra. Anh Hải bảo: đấy là con gái anh Hùng, vừa từ bệnh viện huyện về.
Anh Hải bảo: ở bản Nhuần, bà con vẫn vào rừng xẻ gỗ, nhưng chỉ là xẻ mót thôi, chứ không chặt cây. Chuyện nhà Hùng, đúng ra là nó nhặt được mấy cái bình gốm, cái nồi đồng cũ…, chứ không phải vàng thỏi, đồng đen như người ta nói đâu. Nhà nó cũng đã khỏi bệnh từ mấy hôm nay rồi. Mấy anh em khi nãy mình gặp, đấy là họ hàng, anh em nhà Hùng. Từ ngày xảy ra chuyện, họ vẫn đến chuyện trò, động viên đấy thôi.
Một thanh niên bản tên Ngự, sinh năm 1982 chúng tôi gặp ở nhà trưởng bản Hoàng Đình Hải kể: “Lúc đầu, cả bản cũng hoang mang, nhất là đám đàn bà con gái, buổi tối không dám ra khỏi nhà. Thanh niên tụi em thì không sợ gì cả, vả lại có chuyện gì đâu mà sợ”.
“Bây giờ, huyện đội đang về dựng lán ở đây, bịt miệng hang để không ai vào, đề phòng người dân tò mò kéo đến xem, nhỡ chẳng may ngã gãy chân gãy tay thì khốn…” - Trưởng bản Hải chậm rãi, rồi rất nhanh quay trở lại câu chuyện thực: “Bản Nhuần có 58 hộ dân, nhưng tỷ lệ nghèo trên 40%. Bà con còn lo chuyện miếng cơm manh áo nhiều lắm…”.
Sự thật về hang thần Lùng Mủng
Vị trí của hang thần mà gia đình anh Dương Đình Hùng (bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới) được thần thánh xui khiến dẫn đến lấy của, có tên hang Lùng Mủng, nằm sâu trong rừng.
Cụ Hoàng Văn Phòng, 72 tuổi, cha đẻ của trưởng thôn Bản Nhuần, anh Hoàng Đình Hải, là người đầu tiên mà chúng tôi gặp tại Bản Nhuần.
Ông cụ móm mém nhưng còn rất tinh anh, suýt cười ồ lên thành tiếng vì “sao nhà báo biết nhanh đến thế” khi nghe chúng tôi hỏi về câu chuyện cả nhà phát điên khi “trót lấy của nhà Giời”.
Chiếc cầu gỗ bắc qua con mương vao Bản Nhuần |
Trong căn nhà sàn bảy gian rộng mênh mông, cụ thủng thẳng kể về chiếc hang kỳ bí.
Câu chuyện của cụ Phòng: từ lâu lắm rồi, người già bản Nhuần có kể chuyện về một chiếc hang giấu của. Chiếc hang này, nghe nói của người nước ngoài yểm bùa chú. Cách đây mươi năm, chính cụ Phòng được nghe câu chuyện này từ cụ Mùi (cụ Mùi bây giờ đã mất).
Khu vực hang này có tên là khu Lùng Mủng. Trước, nó nguyên là một mỏ bạc, kẽm được khai thác từ thời Pháp thuộc.
Vật đổi sao dời, khu Lùng Mủng bây giờ giao cho huyện đội Chợ Mới quản lý, rộng cả chục ha. Người dân Bản Nhuần chẳng mấy ai đi qua khu vực đó. Ai có đi thả trâu thì cũng chỉ mon men rìa ngoài chứ không vào bên trong bao giờ.
Mươi hôm trước, dân bản Nhuần có nghe câu chuyện gia đình nhà anh Hùng đi vào rừng, vô tình thế nào vào được cửa hang, rồi mang được ít đồ trong hang về. Mấy hôm sau thì cả nhà bị ốm, phải vào viện.
Cụ Hoàng Văn Phòng, 72 tuổi, người biết về những bí ẩn của hang Lùng Mủng. |
Thực hư chuyện “thánh vật” ra sao, cụ Phòng cũng không dám chắc. Kể cả việc nhà anh Hùng có mang được ít vàng bạc châu báu, đồng đen… như người ta đồn thổi, cụ cũng chịu…
Khu vực núi đá vôi, núi nào cũng có ba, bốn cái hang và ở cheo leo tít trên vách dựng đứng. Chiếc hang Lùng Mủng mà anh Hùng nhặt được của, cả bản Nhuần chưa ai từng đặt chân vào, và phải leo qua năm con dốc dựng đứng trong nhiều giờ đồng hồ.
Khi tôi ngỏ ý muốn được đến tận chiếc hang kỳ bí, cụ Phòng bật cười: “Không lên được đâu. Nếu mà đi, chỉ có cách trèo bộ thôi, mà không phải dân đi rừng thì không vào được!”.
Cụ Phòng kể tiếp: Ở Bản Nhuần này còn một cái hang khác có tên là hang Dơi, vì dơi đậu nhiều quá. Ban ngày, chúng treo mình trên vách hang thành từng búi đen ngòm. Trước, cả bản không ai ăm thịt dơi, ai nghịch ngợm vào chơi trong hang, chỉ cần hét to, vỗ tay hay lấy một hồn đá ném vào hang, ngay lập tức, từng đàn dơi đập cánh loạn xị, bay rào rào…
Một thời gian sau, một nhóm người Mông vào hang bắt dơi chén sạch. Chiếc hang bây giờ, thanh niên trong bản yêu nhau vẫn thường đưa nhau vào đó tâm sự.
Cửa hang có một hòn đá to có hình ông cụ chống gậy. Hai bên cửa hang là hai khóm vầu xanh mướt. Vào bên trong, có cả những phiến đá hình ruộng bậc thang, hình nhà cửa, bản làng… nhìn rất đẹp.
Người dân Bản Nhuần hiền lành, coi đó là một thắng cảnh của riêng bản mình, không ai phá bỏ, xâm hại đến nó. “Còn cái hang Lùng Mủng, không biết có phải là kho báu hay không, vì dân bản không ai biết vị trí của nó ở đâu cả…”.
Chỉ là vài món đồ cổ!
Chúng tôi ngồi nghe chuyện của cụ Phòng được một lúc thì trưởng bản Hoàng Đình Hải về. Anh vừa từ chỗ đào ao, cách nhà chừng vài trăm mét, quần áo vẫn còn dính nguyên màu đất sét vàng xỉn.
Một cách chân thật và đầy trách nhiệm, anh Hải yêu cầu: phải cho xem giấy tờ, giới thiệu là nhà báo thì mới được, còn không thì phải có giấy giới thiệu của ủy ban xã…
Trưởng bản Hoàng Đình Hải dẫn chúng tôi vào nhà Dương Đình Hùng – người bị “thánh vật” vì “lấy của nhà trời”. |
UBND xã Quảng Chu ở bên kia cây cầu treo, cách bản chừng 5km. Vì vào ngày nghỉ, xã không làm việc nên chúng tôi đề nghị được xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo xã qua điện thoại, và xuất trình giấy tờ cho đồng chí trưởng bản.
Thủ tục xong xuôi, anh Hải mới bắt đầu tiếp chuyện…
Đó là ngày 18/11, gia đình anh Dương Đình Hùng vào rừng xẻ “mót” những cây gỗ bị đổ lâu ngày về làm nhà. Không biết thế nào, vợ chồng anh tìm được một cửa hang lạ.
Tiếp đến là câu chuyện hai vợ chồng anh bị ốm. Mấy ngày sau, hai cô con gái của anh (học cấp 3) cũng bị ốm nốt, phải nhập viện.
Về việc anh Hùng có phải bị phát điên thật hay không, anh Hải kể: nó cũng bị lên cơn thật. Nó ôm mặt tu tu khóc, rồi chạy ra ngoài mộ cô, cứ vừa đi vừa khóc bảo: phải mang ngay đồ nhặt được lên trả lại hang, nếu không cả nhà sẽ bị phạt…
Đến lúc ấy, cả bản mới biết chuyện vợ chồng anh nhặt được đồ từ “hang kho báu”. Không biết có vàng bạc châu báu gì hay không, nhưng chính mắt tôi nhìn thấy vợ chồng anh mang vài cái đồ bình, chum, chõe bằng gốm, chắc từ thời xa xưa lắm, có thêm cái nồi đồng (miệng loe, đít nồi to, tròn bạnh ra, kiểu nồi đồng của bà con vùng núi vẫn dùng)… mang trả lại chiếc hang.
Mấy ngày đầu, vợ chồng anh Hùng rất sợ, đã mời thầy cúng về lập đàn cúng. Anh Hùng hết bệnh thì đến lượt chị vợ, rồi tiếp theo là hai cô con gái vừa mới lớn…
Chúng tôi đề nghị anh Hải dẫn đến nhà vợ chồng anh Hùng. Ngần ngừ một lúc, trưởng bản mới chịu thay quần áo, dắt xe máy đi cùng.
Nhà anh Dương Đình Hùng ở đầu bản, nằm ở khu dân cư vừa mới mở, có chừng bốn, năm nóc nhà. Chiếc nhà gỗ vợ chồng anh đang cất dở, mới xong bộ khung cột, còn trống nguyên phần tường nhà.
Gần chục người, đa số là thanh niêm trong bản, đang ngồi quay xung quanh ấm trà đã loãng.
Người xương xẩu nhưng khỏe mạnh, anh Hùng năm nay chừng ngoài 40 tuổi. Chúng tôi không thấy biểu hiện gì của việc anh bị “thánh vật phát điên”. Vợ anh Hùng, người phụ nữ trung tuổi cũng khá bình thường, nhanh nhẹn.
Đám thanh niên quay xung quanh ấm nước, toàn nói những chuyện vui, chuyện làm ăn, chuyện xẻ gỗ, chuyện đào ao thả cá… Một con cá chép to chừng 3kg nằm thò đuôi trong chiếc chậu nhôm to ở mé bể. Mấy người đang bận mải chuyện tìm sả, gia vị cho một nồi cá hấp chiều nay.
Khi đến đầu ngõ rẽ vào nhà anh Hùng, chúng tôi gặp một em gái chừng 16, 17 tuổi đang đạp xe đạp từ trong ngõ đi ra. Anh Hải bảo: đấy là con gái anh Hùng, vừa từ bệnh viện huyện về.
Anh Hải bảo: ở bản Nhuần, bà con vẫn vào rừng xẻ gỗ, nhưng chỉ là xẻ mót thôi, chứ không chặt cây. Chuyện nhà Hùng, đúng ra là nó nhặt được mấy cái bình gốm, cái nồi đồng cũ…, chứ không phải vàng thỏi, đồng đen như người ta nói đâu. Nhà nó cũng đã khỏi bệnh từ mấy hôm nay rồi. Mấy anh em khi nãy mình gặp, đấy là họ hàng, anh em nhà Hùng. Từ ngày xảy ra chuyện, họ vẫn đến chuyện trò, động viên đấy thôi.
Một thanh niên bản tên Ngự, sinh năm 1982 chúng tôi gặp ở nhà trưởng bản Hoàng Đình Hải kể: “Lúc đầu, cả bản cũng hoang mang, nhất là đám đàn bà con gái, buổi tối không dám ra khỏi nhà. Thanh niên tụi em thì không sợ gì cả, vả lại có chuyện gì đâu mà sợ”.
“Bây giờ, huyện đội đang về dựng lán ở đây, bịt miệng hang để không ai vào, đề phòng người dân tò mò kéo đến xem, nhỡ chẳng may ngã gãy chân gãy tay thì khốn…” - Trưởng bản Hải chậm rãi, rồi rất nhanh quay trở lại câu chuyện thực: “Bản Nhuần có 58 hộ dân, nhưng tỷ lệ nghèo trên 40%. Bà con còn lo chuyện miếng cơm manh áo nhiều lắm…”.
Theo VietNamNet
Bình luận