(VTC News)- Dáng người hơi đậm, nói năng lưu loát và nhẹ nhàng, pha chút dí dỏm là những ấn tượng ban đầu về cô Dung “Sử” khiến các teen phát cuồng, gây xôn xao cư dân mạng.
Chúng tôi may mắn hẹn gặp được cô Dung vào cuối giờ chiều khi hàng chục cuộc điện thoại từ các báo, người thân, học trò cứ gọi về dồn dập. Khi được biết ý định của phóng viên, cô đã đưa tay từ chối khéo: “Chị nào có cái gì để viết đâu. Các em học sinh nó cứ nói quá lên ấy chứ. Chị ngại quá”.
Mặc dù vậy, nhưng trong mắt những học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, cô Dung được hàng nghìn em học trò yêu mến bởi cá tính thẳng thắng và tính cách hài hước, dí dỏm.
Bạn Vân Trang, admin của fanpage Hội phát cuồng vì cá tính cô Dung chia sẻ: “Mình làm ra trang này với mục đích thể hiện tình cảm của mình đối với cô Dung. Không chỉ có mình mà còn rất nhiều bạn khác like page để thể hiện sự yêu mến đó”.
Cô Dung chia sẻ việc các em học sinh lập ra hẳn một trang nhật ký trên Facebook để chia sẻ lại những “điển tích”, những câu chuyện về mình thì cô cũng không hề được biết.
Cô chỉ nhớ cách đây vài tháng có một học trò cũ có gọi điện và thông báo có hẳn một hội trên Facebook hâm mộ cô. Lúc đó, vì không quá quan tâm tới mạng xã hội nên cô Dung cũng chỉ coi đó là một niềm vui nho nhỏ học sinh dành tặng cho mình.
“Đối với một người giáo viên, khi được biết có rất nhiều học sinh đang dành tình cảm yêu mến đối với mình thì đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vô giá. Điều đó thể hiện những công sức của mình đã được học trò ghi nhận. Các em đã hiểu và chia sẻ với những tâm huyết của mình dành cho các em” - Cô Dung tươi cười chia sẻ.
Chỉ một ngày sau khi xuất hiện trên các trang báo mạng, Fanpage “Hội phát cuồng vì cá tính của cô Dung sử THPT Phan Đình Phùng” đã có tới gần 6.400 người yêu thích.
“Độc chiêu: của cô Dung
Hiện nay, khi dư luận đang cho rằng cách dạy môn Sử không hợp lý khiến học sinh nhàm chán và không quan tâm đến môn học này thì cô Dung lại có cách dạy riêng của mình khiến những cô cậu học trò cứ há hốc mồm lắng nghe.
Cô cho rằng, muốn cho những kiến thức lịch Sử bớt khô khan thì trong quá trình dạy người giáo viên phải biết “thiên biến vạn hóa” tùy theo từng thời điểm. Đối với mỗi bài học lịch sử, cô Dung sẽ luông tìm cách liên hệ những sự kiện lịch sử đó với sự kiện cụ thể để giúp học sinh có thể nhớ lâu bài học mà không nhàm chán. Thậm chí, đối với những lớp học khác nhau cũng cần chọn lựa ví dụ khác nhau để không tạo cảm giác rập khuôn cũ kỹ.
Đối với cô Dung, việc giảng dạy không thể thiếu được sự dí dỏm và hài hước vì đa số các em học sinh đều thích điều này. Khi giáo viên biết truyền đạt kiến thức bằng cách nói nhẹ nhàng và hài hước, học sinh sẽ dễ tiếp thu bài học hơn.
Đặc biệt, đối với những học sinh “cá biệt”, thầy cô giáo không thể dùng phương pháp quát mắng vì các em sẽ không chịu lắng nghe.
Cô giáo đặc biệt này cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Mục đích của việc giáo dục nhằm giúp các em học sinh nhận ra lỗi của mình. Vì vậy, ở mỗi tình huống đều cần có cách xử lý khác nhau. Giáo dục giờ đây phải sử dụng một chút giọng hài hước”.
Đã có hơn 10 kinh nghiệm đứng trên bục giảng, từng tiếp xúc với rất nhiều các kiểu học sinh nên cô Dung cũng có thể xử lý đối với cả những “ca khó”.
Đối với những học sinh cá biệt, khi các em mắc lỗi thì giáo viên cũng cần gọi riêng ra để tìm hiểu sự việc. Những học sinh này chắc hẳn là cũng không muốn “bản lĩnh anh hùng” của mình lại bị làm “mềm nhũn” trước tập thể đông người.
“Học trò ngày nay thông minh và tinh ý lắm. Chỉ cần qua một vài cử chỉ thôi nhưng các em cũng biết ai là giáo viên hiểu và yêu quý mình. Vì thế các em sẽ dành tình cảm lại nếu thấy rằng đó là một giáo viên dành tình yêu thương cho các em. Nghề giáo thì điều quan trọng nhất đó chính là phải yêu thương học trò” - Cô Dung lý giải về việc có hàng nghìn học sinh yêu quý.
Cô Dung cũng chia sẻ rằng, chính vì được tham gia làm công tác chủ nhiệm nên bản thân cô cũng có những trải nghiệm thú vị, giúp cô hoàn thiện cách dạy của mình hơn.
“Niềm hạnh phúc của một giáo viên là được thấy sự trưởng thành của các em học sinh. Nếu như khi vào lớp 10 các em còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhút nhát và thiếu sự kiểm soát thì lên lớp 12 học sinh đã cứng cáp, bạo dạn và trưởng thành lên rất nhiều”.
Chia tay cô Dung khi trời cũng nhá nhem tối, cô không quên dặn lại: “Bạn thấy đấy, mình cũng bình thường như bao giáo viên khác. Vừa dạy xong, nói nhiều đến toát mồ hôi đây này. Thôi đừng đưa mình lên báo. Mình ngại lắm”.
Bỗng dưng… nổi tiếng
Sau khi thông tin về cô Lê Thị Mỹ Dung (giáo viên dạy Sử trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) được đăng trên một số tờ báo mạng thì ngay lập tức cô trở thành “người nổi tiếng” bất đắc dĩ.
Những học sinh mới của trường bất ngờ vì ngôi trường mình đang theo học lại có một cô giáo nổi tiếng đến thế. Các em học sinh lớn hơn thì lại ra sức truyền lại những giai thoại về cô Dung cho các đàn em đi sau. Thậm chí, khi hỏi về cô Dung dạy Sử, anh bảo vệ cũng nhiệt tình hướng dẫn phòng cô đang dạy.
Fanpage do các học sinh hâm mộ cô Dung lập ra đã có gần 6.400 người yêu thích |
Chúng tôi may mắn hẹn gặp được cô Dung vào cuối giờ chiều khi hàng chục cuộc điện thoại từ các báo, người thân, học trò cứ gọi về dồn dập. Khi được biết ý định của phóng viên, cô đã đưa tay từ chối khéo: “Chị nào có cái gì để viết đâu. Các em học sinh nó cứ nói quá lên ấy chứ. Chị ngại quá”.
Mặc dù vậy, nhưng trong mắt những học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, cô Dung được hàng nghìn em học trò yêu mến bởi cá tính thẳng thắng và tính cách hài hước, dí dỏm.
Bạn Vân Trang, admin của fanpage Hội phát cuồng vì cá tính cô Dung chia sẻ: “Mình làm ra trang này với mục đích thể hiện tình cảm của mình đối với cô Dung. Không chỉ có mình mà còn rất nhiều bạn khác like page để thể hiện sự yêu mến đó”.
Cô Dung chia sẻ việc các em học sinh lập ra hẳn một trang nhật ký trên Facebook để chia sẻ lại những “điển tích”, những câu chuyện về mình thì cô cũng không hề được biết.
Cô Dung bỗng dưng nổi tiếng vì những cô cậu học trò |
Cô chỉ nhớ cách đây vài tháng có một học trò cũ có gọi điện và thông báo có hẳn một hội trên Facebook hâm mộ cô. Lúc đó, vì không quá quan tâm tới mạng xã hội nên cô Dung cũng chỉ coi đó là một niềm vui nho nhỏ học sinh dành tặng cho mình.
“Đối với một người giáo viên, khi được biết có rất nhiều học sinh đang dành tình cảm yêu mến đối với mình thì đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vô giá. Điều đó thể hiện những công sức của mình đã được học trò ghi nhận. Các em đã hiểu và chia sẻ với những tâm huyết của mình dành cho các em” - Cô Dung tươi cười chia sẻ.
Chỉ một ngày sau khi xuất hiện trên các trang báo mạng, Fanpage “Hội phát cuồng vì cá tính của cô Dung sử THPT Phan Đình Phùng” đã có tới gần 6.400 người yêu thích.
“Độc chiêu: của cô Dung
Hiện nay, khi dư luận đang cho rằng cách dạy môn Sử không hợp lý khiến học sinh nhàm chán và không quan tâm đến môn học này thì cô Dung lại có cách dạy riêng của mình khiến những cô cậu học trò cứ há hốc mồm lắng nghe.
Bài kiểm tra Sử cô Dung phê "Chém gió thảm họa" khiến nhiều teen thấy rất thú vị |
Cô cho rằng, muốn cho những kiến thức lịch Sử bớt khô khan thì trong quá trình dạy người giáo viên phải biết “thiên biến vạn hóa” tùy theo từng thời điểm. Đối với mỗi bài học lịch sử, cô Dung sẽ luông tìm cách liên hệ những sự kiện lịch sử đó với sự kiện cụ thể để giúp học sinh có thể nhớ lâu bài học mà không nhàm chán. Thậm chí, đối với những lớp học khác nhau cũng cần chọn lựa ví dụ khác nhau để không tạo cảm giác rập khuôn cũ kỹ.
|
Đặc biệt, đối với những học sinh “cá biệt”, thầy cô giáo không thể dùng phương pháp quát mắng vì các em sẽ không chịu lắng nghe.
Cô giáo đặc biệt này cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Mục đích của việc giáo dục nhằm giúp các em học sinh nhận ra lỗi của mình. Vì vậy, ở mỗi tình huống đều cần có cách xử lý khác nhau. Giáo dục giờ đây phải sử dụng một chút giọng hài hước”.
Cô Dung là thần tượng của nhiều thế hệ học trò trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) |
Đã có hơn 10 kinh nghiệm đứng trên bục giảng, từng tiếp xúc với rất nhiều các kiểu học sinh nên cô Dung cũng có thể xử lý đối với cả những “ca khó”.
Đối với những học sinh cá biệt, khi các em mắc lỗi thì giáo viên cũng cần gọi riêng ra để tìm hiểu sự việc. Những học sinh này chắc hẳn là cũng không muốn “bản lĩnh anh hùng” của mình lại bị làm “mềm nhũn” trước tập thể đông người.
“Học trò ngày nay thông minh và tinh ý lắm. Chỉ cần qua một vài cử chỉ thôi nhưng các em cũng biết ai là giáo viên hiểu và yêu quý mình. Vì thế các em sẽ dành tình cảm lại nếu thấy rằng đó là một giáo viên dành tình yêu thương cho các em. Nghề giáo thì điều quan trọng nhất đó chính là phải yêu thương học trò” - Cô Dung lý giải về việc có hàng nghìn học sinh yêu quý.
Cô Dung cũng chia sẻ rằng, chính vì được tham gia làm công tác chủ nhiệm nên bản thân cô cũng có những trải nghiệm thú vị, giúp cô hoàn thiện cách dạy của mình hơn.
“Niềm hạnh phúc của một giáo viên là được thấy sự trưởng thành của các em học sinh. Nếu như khi vào lớp 10 các em còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhút nhát và thiếu sự kiểm soát thì lên lớp 12 học sinh đã cứng cáp, bạo dạn và trưởng thành lên rất nhiều”.
Chia tay cô Dung khi trời cũng nhá nhem tối, cô không quên dặn lại: “Bạn thấy đấy, mình cũng bình thường như bao giáo viên khác. Vừa dạy xong, nói nhiều đến toát mồ hôi đây này. Thôi đừng đưa mình lên báo. Mình ngại lắm”.
Phạm Thịnh
Bình luận