(VTC News) - Hầu hết các cử tri đều bày tỏ tình cảm, niềm tin đặc biệt dành cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ngày 8/3, ông Nguyễn Đức Chung, Đinh Xuân Thảo và bà Nguyễn Phạm Ý Nhi đã đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tới tiếp xúc cử tri quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm trước cuộc họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII.
Tại buổi tiếp xúc, hầu hết các cử tri đều bày tỏ tình cảm, sự kính trọng, niềm tin đặc biệt dành cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Khi được mời lên trình bày ý kiến, ông Phạm Gia Tiềm – cử tri phường Liên Mạc không giấu được cảm giác vui mừng vì được gặp Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
“Người dân chúng tôi rất mong mỏi cuộc tiếp xúc cử tri lần này, bởi hôm nay có sự góp mặt của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Đâu phải bỗng chốc mà gặp được chủ tịch. Bản thân tôi bị ốm, nhưng khi biết tin Chủ tịch Chung tới hội nghị tiếp xúc cử tri là tôi khỏe rồi. Vì vậy, hôm nay tôi mong hội nghị cho chúng tôi được trình bày nhiều nội dung hơn”, ông Tiềm nói.
Chia sẻ tại buổi tiếp xúc, ông Tiềm đại diện cho hơn 70 hộ dân ở phường Liên Mạc phản ánh những bức xúc liên quan đến vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án Khu công nghệ cao sinh học. Theo ông Tiềm, dự án này đã được triển khai từ năm 2008. Tuy nhiên, 8 năm qua, cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện đền bù đất đai cho người dân.
“Chúng tôi lên hỏi thì lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết là quận chưa có tiền để bồi thường. Chúng tôi chưa nói đến chuyện tiền bạc, nhưng trước hết thì phải làm phương án đền bù, giải phóng mặt bằng hợp lý để người dân biết đã chứ. Nhưng dự án đã làm 8 năm rồi mà phương án đền bù cho người dân vẫn chưa có”, ông Tiềm cho hay.
Cũng bày tỏ sự tín nhiệm đối với Chủ tịch Hà Nội, ông Ngô Chí Luyện (cử tri tổ dân phố Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) nói:
“Ngay từ khi cầm lá phiếu bầu cử, chúng tôi biết đồng chí Nguyễn Đức Chung là người có tâm huyết. Nhân dân phường Mễ Trì chúng tôi rất ngưỡng mộ, tín nhiệm đồng chí. Đó là lời nói rất chân tình, không phải có đồng chí ở đây tôi mới nói vậy”.
Theo ông Luyện, hiện người dân tổ dân phố Mễ Trì Thượng đang rất bức xúc xung quanh việc bồi thường, triển khai Dự án Công đoàn. Hiện nay đang có sự mập mờ trong việc lập hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
“Thực tế, người dân đang ở với 85% là đất thổ cư, vậy mà lại dám công bố là 85% là đất nông nghiệp. Tôi còn nghe thông tin là có báo cáo nói rằng người dân hoàn toàn ủng hộ phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Thực tế, chúng tôi đã tới từng nhà vận động nhưng người dân rất phản đối, mất niềm tin với chính quyền”, ông Luyện cho hay.
Theo ông Ngô Chí Luyện, cơ quan thanh tra cũng về nhiều lần để giải quyết nhưng không có hiệu quả. Thậm chí, ông Luyện đã 5 lần có văn bản kiến nghị lên UBND TP Hà Nội để giải quyết sự việc. Nhưng không rõ vì lỗi ở khâu nào mà sự việc vẫn kéo dài cho tới nay.
Ông Luyện cho biết thêm, ngoài Dự án Công đoàn, trên địa bàn phường mễ Trì còn có tình trạng thu hồi mà không bồi thường đất công ích cho dân, dự án triển khai trên đất nông nghiệp mà người dân không được đền bù hòa màu trên đất...
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Lê Như Ngọc (phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm) cho rằng, hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra rất nhiều, trong đó có cả những sai phạm lớn. Tuy nhiên, việc xử lý của cơ quan chức năng lại chưa kiên quyết, khiến nhân dân bức xúc.
“Tôi lấy ví dụ về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Các cụ ta thường nói rừng vàng, biển bạc. Nhưng rừng hiện nay đã bị phá rất dã man. Điển hình, những ngày vừa qua chúng ta biết thông tin về rừng đặc dụng ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng bị phá. Ngay tại Hà Nội, núi Ba Vì có vị trí quan trọng về An Ninh, Quốc phòng, về cả kinh tế và môi trường. Nhưng ở đây lại có khu nghỉ dưỡng xây không phép”, ông Ngọc nói.
Ông Ngọc cho biết thêm, hiện nay nhiều luật của chúng ta thực tế là “luật treo”, không phát huy hiệu quả trên thực tế.
“Nhiều người nói số lượng luật thì nhiều nhưng không phát huy tác dụng. Tôi lấy ví dụ về luật phòng chống hút thuốc lá, sau khi có luật này và các văn bản về phòng chống thuốc lá nhưng tới nay không hiệu quả.
Chúng vì thế, tôi khiến nghị Quốc hội khi đã ban hành các văn bản pháp luật thì phải làm sao có chất lượng. Sau khi luật ban hành, các chế tài xử lý phải có hiệu lực. Tôi cũng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát, xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm lớn đang diễn ra hiện nay,” ông Ngọc nói.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, đã có hơn 20 cử tri phát biểu với 28 vấn đề được phản ánh. Trong đó, có rất nhiều ý kiến thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội, của 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
“Tôi thay mặt đoàn đại biểu quốc hội tiếp thu những ý kiến tâm huyết của cử tri. Qua các ý kiến, chúng tôi nhận thấy cử tri còn có những bức xúc chưa được giải quyết. Tôi đã ghi chép đầy đủ 28 ý kiến này. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm Những ý kiến thuộc trách nhiệm giải quyết của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, chúng tôi sẽ gửi và sẽ có trách nhiệm giám sát, đôn đốc để sớm có câu trả lời tới cử tri. Nếu vấn đề thuộc trách nhiệm của UBND thành phố, với trách nhiệm của cá nhân tôi, tôi sẽ đôn đốc và giao các đơn vị sớm trả lời cụ thể từng vấn đề một tới cử tri,” ông Chung nói.
Liên quan đến vấn đề khiếu kiện, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, người dân có khiếu kiện thì cần tìm hiểu và gửi đơn tới đúng cơ quan chức năng để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Từ cấp phường tới quận và thành phố Hà Nội cũng sẽ thường xuyên có các cuộc tiếp xúc để ghi nhận kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở đó, lãnh đạo thành phố sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng giải quyết khiếu nại đó theo đúng quy định pháp luật.
“Hiện nay có tình trạng một số đối tượng khiếu kiện chây ỳ nhiều năm. Hiện cơ quan công án nắm được là các đối tượng này hàng tháng đều nhận được một khoản tiền, nhiều là 400USD, ít nhất cũng hơn 100USD từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Chúng tôi đã kiểm tra các khiếu kiện đó thì nhận thấy đã được các cấp chính quyền giải quyết. Thậm chí cũng đã được Chính phủ giải quyết triệt để nhưng họ vẫn có thái độ như vậy. Vì vậy, sắp tới thành phố sẽ có hình và xử lý nghiêm các trường hợp này.
Tất cả những tâm tư nguyện vọng, những bức xúc của người dân sẽ được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, với những đối tượng cố tình làm xáo trộn đời sống, ảnh hưởng tới người dân khác thì chúng ta phải có thái độ kiên quyết để xử lý,” ông Chung khẳng định.
Minh Quyết
Ngày 8/3, ông Nguyễn Đức Chung, Đinh Xuân Thảo và bà Nguyễn Phạm Ý Nhi đã đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tới tiếp xúc cử tri quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm trước cuộc họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII.
Tại buổi tiếp xúc, hầu hết các cử tri đều bày tỏ tình cảm, sự kính trọng, niềm tin đặc biệt dành cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Khi được mời lên trình bày ý kiến, ông Phạm Gia Tiềm – cử tri phường Liên Mạc không giấu được cảm giác vui mừng vì được gặp Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. |
“Người dân chúng tôi rất mong mỏi cuộc tiếp xúc cử tri lần này, bởi hôm nay có sự góp mặt của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Đâu phải bỗng chốc mà gặp được chủ tịch. Bản thân tôi bị ốm, nhưng khi biết tin Chủ tịch Chung tới hội nghị tiếp xúc cử tri là tôi khỏe rồi. Vì vậy, hôm nay tôi mong hội nghị cho chúng tôi được trình bày nhiều nội dung hơn”, ông Tiềm nói.
Chia sẻ tại buổi tiếp xúc, ông Tiềm đại diện cho hơn 70 hộ dân ở phường Liên Mạc phản ánh những bức xúc liên quan đến vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án Khu công nghệ cao sinh học. Theo ông Tiềm, dự án này đã được triển khai từ năm 2008. Tuy nhiên, 8 năm qua, cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện đền bù đất đai cho người dân.
“Chúng tôi lên hỏi thì lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết là quận chưa có tiền để bồi thường. Chúng tôi chưa nói đến chuyện tiền bạc, nhưng trước hết thì phải làm phương án đền bù, giải phóng mặt bằng hợp lý để người dân biết đã chứ. Nhưng dự án đã làm 8 năm rồi mà phương án đền bù cho người dân vẫn chưa có”, ông Tiềm cho hay.
Cũng bày tỏ sự tín nhiệm đối với Chủ tịch Hà Nội, ông Ngô Chí Luyện (cử tri tổ dân phố Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) nói:
“Ngay từ khi cầm lá phiếu bầu cử, chúng tôi biết đồng chí Nguyễn Đức Chung là người có tâm huyết. Nhân dân phường Mễ Trì chúng tôi rất ngưỡng mộ, tín nhiệm đồng chí. Đó là lời nói rất chân tình, không phải có đồng chí ở đây tôi mới nói vậy”.
Cử tri phản ánh tâm tư, nguyện vọng tới các Đại biểu Quốc hội. |
“Thực tế, người dân đang ở với 85% là đất thổ cư, vậy mà lại dám công bố là 85% là đất nông nghiệp. Tôi còn nghe thông tin là có báo cáo nói rằng người dân hoàn toàn ủng hộ phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Thực tế, chúng tôi đã tới từng nhà vận động nhưng người dân rất phản đối, mất niềm tin với chính quyền”, ông Luyện cho hay.
Theo ông Ngô Chí Luyện, cơ quan thanh tra cũng về nhiều lần để giải quyết nhưng không có hiệu quả. Thậm chí, ông Luyện đã 5 lần có văn bản kiến nghị lên UBND TP Hà Nội để giải quyết sự việc. Nhưng không rõ vì lỗi ở khâu nào mà sự việc vẫn kéo dài cho tới nay.
Ông Luyện cho biết thêm, ngoài Dự án Công đoàn, trên địa bàn phường mễ Trì còn có tình trạng thu hồi mà không bồi thường đất công ích cho dân, dự án triển khai trên đất nông nghiệp mà người dân không được đền bù hòa màu trên đất...
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Lê Như Ngọc (phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm) cho rằng, hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra rất nhiều, trong đó có cả những sai phạm lớn. Tuy nhiên, việc xử lý của cơ quan chức năng lại chưa kiên quyết, khiến nhân dân bức xúc.
“Tôi lấy ví dụ về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Các cụ ta thường nói rừng vàng, biển bạc. Nhưng rừng hiện nay đã bị phá rất dã man. Điển hình, những ngày vừa qua chúng ta biết thông tin về rừng đặc dụng ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng bị phá. Ngay tại Hà Nội, núi Ba Vì có vị trí quan trọng về An Ninh, Quốc phòng, về cả kinh tế và môi trường. Nhưng ở đây lại có khu nghỉ dưỡng xây không phép”, ông Ngọc nói.
Ông Ngọc cho biết thêm, hiện nay nhiều luật của chúng ta thực tế là “luật treo”, không phát huy hiệu quả trên thực tế.
“Nhiều người nói số lượng luật thì nhiều nhưng không phát huy tác dụng. Tôi lấy ví dụ về luật phòng chống hút thuốc lá, sau khi có luật này và các văn bản về phòng chống thuốc lá nhưng tới nay không hiệu quả.
Chúng vì thế, tôi khiến nghị Quốc hội khi đã ban hành các văn bản pháp luật thì phải làm sao có chất lượng. Sau khi luật ban hành, các chế tài xử lý phải có hiệu lực. Tôi cũng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát, xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm lớn đang diễn ra hiện nay,” ông Ngọc nói.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, đã có hơn 20 cử tri phát biểu với 28 vấn đề được phản ánh. Trong đó, có rất nhiều ý kiến thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội, của 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
“Tôi thay mặt đoàn đại biểu quốc hội tiếp thu những ý kiến tâm huyết của cử tri. Qua các ý kiến, chúng tôi nhận thấy cử tri còn có những bức xúc chưa được giải quyết. Tôi đã ghi chép đầy đủ 28 ý kiến này. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm Những ý kiến thuộc trách nhiệm giải quyết của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, chúng tôi sẽ gửi và sẽ có trách nhiệm giám sát, đôn đốc để sớm có câu trả lời tới cử tri. Nếu vấn đề thuộc trách nhiệm của UBND thành phố, với trách nhiệm của cá nhân tôi, tôi sẽ đôn đốc và giao các đơn vị sớm trả lời cụ thể từng vấn đề một tới cử tri,” ông Chung nói.
Liên quan đến vấn đề khiếu kiện, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, người dân có khiếu kiện thì cần tìm hiểu và gửi đơn tới đúng cơ quan chức năng để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Từ cấp phường tới quận và thành phố Hà Nội cũng sẽ thường xuyên có các cuộc tiếp xúc để ghi nhận kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở đó, lãnh đạo thành phố sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng giải quyết khiếu nại đó theo đúng quy định pháp luật.
“Hiện nay có tình trạng một số đối tượng khiếu kiện chây ỳ nhiều năm. Hiện cơ quan công án nắm được là các đối tượng này hàng tháng đều nhận được một khoản tiền, nhiều là 400USD, ít nhất cũng hơn 100USD từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Chúng tôi đã kiểm tra các khiếu kiện đó thì nhận thấy đã được các cấp chính quyền giải quyết. Thậm chí cũng đã được Chính phủ giải quyết triệt để nhưng họ vẫn có thái độ như vậy. Vì vậy, sắp tới thành phố sẽ có hình và xử lý nghiêm các trường hợp này.
Tất cả những tâm tư nguyện vọng, những bức xúc của người dân sẽ được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, với những đối tượng cố tình làm xáo trộn đời sống, ảnh hưởng tới người dân khác thì chúng ta phải có thái độ kiên quyết để xử lý,” ông Chung khẳng định.
Minh Quyết
Bình luận