“Tình hình kinh tế toàn cầu rất đáng lo ngại” – ông Putin nói với các lãnh đạo BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) – những người đang tập hợp tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản.
“Một cách hệ thống thì thương mại quốc tế đã không còn là động cơ của của phát triển kinh tế và đang phải mang gánh nặng vô cùng lớn của chủ nghĩa bảo hộ, các hạn chế và rào cản có động cơ chính trị” – ông Putin nhấn mạnh.
Lãnh đạo Nga kêu gọi các thành viên cộng đồng BRICS đoàn kết để giải quyết xu hướng “bảo hộ” trong thương mại thế giới, tăng cường sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch quốc tế để ổn định hóa bất cứ sự bất ổn tiềm ẩn nào. Cùng lúc đó, ông Putin cũng lưu ý rằng các thành viên nên tìm cách cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế để tăng cường ảnh hưởng của các nước đang phát triển trong tổ chức.
Các nước đang phát triển, ông Putin nói, cần có “một vai trò tích cực hơn trong việc hình thành một mô hình phát triển toàn cầu công bằng và bền vững.”
Cùng lúc đó, Tổng thống Nga cho rằng các công ty xuyên quốc gia cần có thêm những quy định rõ ràng và hợp lý để tránh độc quyền các thị trường hay độc quyền tiếp cận công nghệ. Ông nhấn mạnh Nga xem “mọi nỗ lực nhằm phá hủy hoặc làm giảm vai trò của WTO” là phản tác dụng khi thế giới đang trượt sâu vào xung đột thương mại.
Nền kinh tế toàn cầu đang bị thống trị bởi mệnh lệnh độc tài "đơn phương", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói, kêu gọi cải cách WTO để đảm bảo thực hành công bằng và quyền bình đẳng cho tất cả các nước. "Chúng ta vẫn nên tập trung vào cải cách Tổ chức Thương mại thế giới để đạt được sự phát triển cân bằng của nền kinh tế toàn cầu để sự tăng trưởng này mở ra cho tất cả mọi người."
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói chủ nghĩa bảo hộ là nguồn gốc của sự bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, kêu gọi nỗ lực chung để bảo vệ các thành viên WTO khỏi những rủi ro như vậy. Ông lưu ý rằng các quốc gia BRICS nên "tăng cường khả năng phục hồi và khả năng đối phó với các rủi ro bên ngoài" ảnh hưởng đến "lợi ích chung của các nước chúng ta và làm lu mờ hòa bình và ổn định trên toàn thế giới".
Bình luận