Ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty VIMICO giấu thông tin khi IPO nên nhà đầu tư bỗng dưng phải gánh khoản bảo lãnh hơn 13 triệu USD “từ trên trời rơi xuống”.
Thời gian gần đây, chúng tôi liên tục nhận được đơn phản ánh của đại diện Công ty Cổ phần Lương Gia - là nhà đầu tư đã tham gia đấu giá cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên và hiện nay là cổ đông lớn, Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần KLM Thái Nguyên.
Công ty Lương gia và một số cổ đông khác đang sở hữu gần 49% vốn điều lệ của Công ty cổ phần KLM Thái Nguyên (VIMICO), được cổ phần hóa từ Công ty TNHH-MTV Kim loại màu Thái Nguyên (TMC) 100% vốn Nhà nước. Thông tin quan trọng nhất liên quan tới những đơn thư kiến nghị này xuất phát từ việc giấu giếm thông tin về khoản tài trợ vốn hàng chục triệu đô la Mỹ khi thực hiện IPO.
Khoản bảo lãnh hơn 13 triệu USD “từ trên trời rơi xuống”
Theo đơn thư phản ánh của đại diện Công ty cổ phần Lương Gia - ông Phạm Thế Vinh - sự việc “vỡ lở” khi tại cuộc họp HĐQT, các thành viên HĐQT là các nhà đầu tư mới không nhất trí ký biên bản bàn giao vì có nội dung “thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý liên quan phát sinh theo vụ kiện của ngân hàng Eximbank Thái Lan” có trong biên bản bàn giao không thuộc trách nhiệm của Công ty CP Kim loại mầu Thái Nguyên.
Cụ thể, năm 2001, Công ty Liên doanh Kẽm Việt - Thái vay của Eximbank Thái Lan 9.050.000 USD có bảo lãnh của Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên và công ty I.R.D.C Thái Lan. Do Công ty Liên doanh Kẽm Việt - Thái lâm vào tình trạng phá sản, không trả được nợ và không xác định được địa chỉ của công ty I.R.D.C Thái Lan, nên ngày 12/08/2012, Eximbank Thái Lan khởi kiện Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên ra Viện Trọng tài Thái Lan đòi nợ vay cả gốc lẫn lãi và Viện Trọng tài Thái Lan chấp thuận thụ lý vụ kiện ngay sau đó. Theo chỉ đạo của Tổng công ty Khoáng sản VN, thì TMC tham gia tố tụng vụ kiện với tư cách là bị đơn.
Đến ngày 3/4/2013 (tức là sau 8 tháng khi phát sinh vụ kiện), TKV có quyết định cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (TMC) thuộc Tổng công ty khoáng sản VN, nhưng Ban cổ phần hóa đã giấu nhẹm thông tin về khoản bảo lãnh 9.030.000 USD.
Vì không biết có khoản tài trợ này, ông Phạm Thế Vinh, đại diện Công ty Lương Gia sau khi mua cổ phiếu, đã kiên quyết yêu cầu: “Việc kế thừa trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty cổ phần không bao giờ vượt quá được nội dung trong công bố thông tin. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi công bố thông tin, ý thức được khi đưa IPO là ỉm, giấu nhẹm thông tin vụ kiện của Thái Lan đi. Bản thân Tổng công ty Khoáng sản VN chủ động đưa việc này “treo” vào cổ công ty Cổ phần KLM Thái Nguyên theo đuổi việc bảo lãnh này. Theo đuổi vụ kiện này là việc theo đuổi việc bảo lãnh ngân hàng, chứ không phải theo đuổi việc của liên doanh kẽm Việt-Thái, vì liên doanh kẽm Việt-Thái bây giờ chỉ chờ phá sản ở Bắc Cạn thôi, chứ đây là bảo lãnh cho vay”.
Sau khi Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên thực hiện IPO xong, đến ngày 3/6/2014 Viện Trọng tài Thái Lan ra phán quyết yêu cầu TMC trả cho Eximbank Thái Lan 13.785.678 USD (cả tiền nợ gốc và lãi).
Đến ngày 19/3/2015 các thành viên đại diện vốn của Tổng Công ty khoáng sản VN buộc Công ty CP KLM Thái Nguyên phải “thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý liên quan phát sinh theo vụ kiện”, còn Tổng công ty khoáng sản VN không nhận trách nhiệm pháp lý vụ kiện của Ngân hàng Eximbank Thái Lan trong phương án cổ phần hóa.
Quá bất ngờ về khoản bảo lãnh “từ trên trời rơi xuống” này, đại diện Công ty cổ phần Lương Gia đã gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng và không đồng ý ký vào biên bản bàn giao trước khoản nợ hàng chục triệu USD, bởi cho rằng, khi mua cổ phần tại phiên chào bán lần đầu (IPO), trong bản cáo bạch không có thông tin về khoản nợ này.
TKV lý giải một cách rối rắm
Lý giải về việc vì sao vụ kiện tranh chấp với ngân hàng Thái Lan lên đến hàng chục triệu USD khi chào bán cổ phiếu lại giấu các nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV giải thích: “Trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa, các thông tin liên quan đến vụ kiện tranh chấp với Eximbank Thái Lan đã được TMC “đưa vào dự thảo”. Tuy nhiên, “sau khi xem xét nhiều yếu tố liên quan, TMC đã không đưa chi tiết các thông tin về vụ tranh chấp vào bản công bố thông tin”, vì các lý do sau: Thứ nhất, tranh chấp với Eximbank Thái Lan xuất phát từ Thỏa thuận tài trợ - một tài liệu mà TMC không thừa nhận; Thứ hai, tại thời điểm công bố thông tin để IPO (ngày 18/4/2014), vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của Viện Trọng tài Thái Lan (phán quyết đưa ra ngày 23/5/2014).
Đồng thời, trong văn bản trả lời đơn của cổ đông, TKV cũng nhiều lần khẳng định đã thể hiện “trách nhiệm” bảo vệ TMC trong “giai đoạn tố tụng trọng tài”. Đó là TKV chỉ đạo TMC “thành lập, thực hiện, liên hệ, xin ý kiến, liên lạc, tìm cách liên lạc…” để giải quyết những vấn đề liên quan tới vụ kiện. Song song với đó, TKV kịp thời chỉ đạo IPO TMC và chủ động giấu nhẹm thông tin liên quan tới khoản nợ cả gốc và lãi là 13.785.678 USD khi IPO. Cho đến khi có phán quyết của trọng tài Thái Lan thì cổ phiếu của TMC cũng đã bán xong cho các nhà đầu tư!
Câu trả lời của TKV trở nên rối rắm, khó hiểu ở chỗ, dù phủ nhận sự tồn tại “Thỏa thuận tài trợ vốn” này, nhưng TKV lại yêu cầu TMC nhận trách nhiệm “nghĩa vụ pháp lý”. Cụ thể, tại Tờ trình số 5584 của TKV ngày 16/10/2014 gửi Bộ Công thương, Hội đồng thành viên TKV lại đề nghị “Công ty CP KLM Thái Nguyên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ pháp lý với tư cách là cổ đông góp vốn của Công ty Liên doanh, còn Công ty mẹ - Tổng công ty Khoáng sản sẽ thực hiện nghĩa vụ vật chất”. Phương án này của TKV cũng bị các cổ đông phản đối và nghi ngờ, tại sao khả năng rủi ro về khoản bảo lãnh hàng chục triệu USD, lại phân ra người “chịu trách nhiệm vật chất”, người “chịu trách nhiệm pháp lý”? Mặt khác, đối với nhà đầu tư trong nước, để IPO, TKV đã chủ động giấu thông tin về vụ kiện với ngân hàng Thái Lan.
Còn đối với phán quyết từ phía trọng tài Thái Lan thì phía TKV lại bị động, bất ngờ, như phân trần của bà Hoàng Thu Thủy, Ban Tổ chức cán bộ của TKV: “Khi Tòa trọng tài Thái Lan phán quyết không có mặt mình (TKV- PV) ở đấy. Khi phán quyết rồi họ mới gửi quyết định trọng tài về cho mình, lúc đấy mình mới ngã ngửa ra. Đây là ngân hàng của Thái Lan, lại đưa ra trọng tài Thái Lan, không có bản tiếng Việt”.
“Úp” rủi ro lên nhà đầu tư, còn TKV phủi tay?
Quá bức xúc vì bị “thòng” vào cổ khoản nợ này, ông Phạm Thế Vinh, đại diện Công ty Lương Gia – một nhà đầu tư, phản đối kết quả IPO: “Tôi yêu cầu phải giải quyết việc hủy kết quả IPO. Chúng tôi và bất kể nhà đầu tư nào cũng không bao giờ mua cổ phiếu công ty này nếu biết được các thông tin liên quan đến khoản bảo lãnh kia. Kể cả không bị thiệt đồng nào nhưng chỉ có theo kiện là chúng tôi không mua. Vì các cụ nói rằng: “rủ nhau đi mua đi bán, không ai rủ nhau đi kiện”. Trong công bố thông tin chỉ cần một điều là còn tồn tại pháp lý, còn rủi ro pháp lý là chẳng nhà đầu tư nào muốn mua”.
Hậu quả và nguy cơ phát sinh đối với các cổ đông, trong đó có công ty Lương Gia cũng được TKV thừa nhận. Đó là, khi có phán quyết từ phía Trọng tài Thái Lan về khoản nợ lên tới hơn 13 triệu USD, thì có “nguy cơ tiềm ẩn” đối với các cổ đông có thể bị liên đới trách nhiệm khi Eximbank Thái Lan yêu cầu thi hành phán quyết của trọng tài này tại Thái Lan và các nước khác là thành viên của Công ước New York do pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài ở các nước có thể có quy định khác nhau. Khi đó, Eximbank Thái Lan có thể yêu cầu bán tài sản, hàng hóa của TMC; phong tỏa, ngừng thanh toán các khoản tiền mà đối tác trả cho TMC.
Như vậy, trước tất cả các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho các cổ đông của TMC, nhưng không thấy có một dòng nào đề cập tới trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan, mà tất cả rủi ro này nhà đầu tư phải gánh chịu?
Vì thế, tới đây, trách nhiệm của các cơ quan chức năng (trong đó có Bộ Công thương) cần kiểm tra, xem xét lại những quyết định của TKV, Tổng Công ty Khoáng sản VN gây ảnh hưởng xấu như thế nào tới hoạt động của công ty sau cổ phần.
Đồng thời, xem xét về việc Tổng công ty khoáng sản Việt Nam phải tiếp nhận toàn bộ trách nhiệm pháp lý, vật chất trước vụ kiện của Ngân hàng Eximbank Thái Lan, để tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp được thực hiện minh bạch, đúng pháp luật, không bỏ lọt nghĩa vụ của Tổng công ty khoáng sản VN, không gây oan sai, thiệt hại cho các nhà đầu tư và người lao động.
Điều quan trọng là phải xem xét lại trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi đặt bút ký về một khoản bảo lãnh hàng chục triệu USD có đúng pháp luật, có gây thất thoát tài sản của Nhà nước?
Qua vụ việc này, mấu chốt nằm ở chỗ, việc không công bố đầy đủ thông tin, giấu giếm về khoản tài trợ hàng chục triệu USD liên quan tới ngân hàng Thái Lan. Hơn nữa, sau khi cổ phần hóa, việc chuyển giao mang tính áp đặt, cứng nhắc, gây bức xúc cho nhà đầu tư.
Vậy câu trả lời từ phía đại diện Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam như thế nào, của người đại diện phần vốn nhà nước ra sao? Mời các bạn đọc tiếp bài 2: “Gây hậu quả xấu, ai chịu trách nhiệm”
Nguồn: Đặng Khanh- Hà Nho/VOV
Thời gian gần đây, chúng tôi liên tục nhận được đơn phản ánh của đại diện Công ty Cổ phần Lương Gia - là nhà đầu tư đã tham gia đấu giá cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên và hiện nay là cổ đông lớn, Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần KLM Thái Nguyên.
Công ty Lương gia và một số cổ đông khác đang sở hữu gần 49% vốn điều lệ của Công ty cổ phần KLM Thái Nguyên (VIMICO), được cổ phần hóa từ Công ty TNHH-MTV Kim loại màu Thái Nguyên (TMC) 100% vốn Nhà nước. Thông tin quan trọng nhất liên quan tới những đơn thư kiến nghị này xuất phát từ việc giấu giếm thông tin về khoản tài trợ vốn hàng chục triệu đô la Mỹ khi thực hiện IPO.
Khoản bảo lãnh hơn 13 triệu USD “từ trên trời rơi xuống”
Theo đơn thư phản ánh của đại diện Công ty cổ phần Lương Gia - ông Phạm Thế Vinh - sự việc “vỡ lở” khi tại cuộc họp HĐQT, các thành viên HĐQT là các nhà đầu tư mới không nhất trí ký biên bản bàn giao vì có nội dung “thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý liên quan phát sinh theo vụ kiện của ngân hàng Eximbank Thái Lan” có trong biên bản bàn giao không thuộc trách nhiệm của Công ty CP Kim loại mầu Thái Nguyên.
Cụ thể, năm 2001, Công ty Liên doanh Kẽm Việt - Thái vay của Eximbank Thái Lan 9.050.000 USD có bảo lãnh của Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên và công ty I.R.D.C Thái Lan. Do Công ty Liên doanh Kẽm Việt - Thái lâm vào tình trạng phá sản, không trả được nợ và không xác định được địa chỉ của công ty I.R.D.C Thái Lan, nên ngày 12/08/2012, Eximbank Thái Lan khởi kiện Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên ra Viện Trọng tài Thái Lan đòi nợ vay cả gốc lẫn lãi và Viện Trọng tài Thái Lan chấp thuận thụ lý vụ kiện ngay sau đó. Theo chỉ đạo của Tổng công ty Khoáng sản VN, thì TMC tham gia tố tụng vụ kiện với tư cách là bị đơn.
Đến ngày 3/4/2013 (tức là sau 8 tháng khi phát sinh vụ kiện), TKV có quyết định cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (TMC) thuộc Tổng công ty khoáng sản VN, nhưng Ban cổ phần hóa đã giấu nhẹm thông tin về khoản bảo lãnh 9.030.000 USD.
Ông Phạm Thế Vinh, đại diện Công ty Lương Gia |
Vì không biết có khoản tài trợ này, ông Phạm Thế Vinh, đại diện Công ty Lương Gia sau khi mua cổ phiếu, đã kiên quyết yêu cầu: “Việc kế thừa trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty cổ phần không bao giờ vượt quá được nội dung trong công bố thông tin. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi công bố thông tin, ý thức được khi đưa IPO là ỉm, giấu nhẹm thông tin vụ kiện của Thái Lan đi. Bản thân Tổng công ty Khoáng sản VN chủ động đưa việc này “treo” vào cổ công ty Cổ phần KLM Thái Nguyên theo đuổi việc bảo lãnh này. Theo đuổi vụ kiện này là việc theo đuổi việc bảo lãnh ngân hàng, chứ không phải theo đuổi việc của liên doanh kẽm Việt-Thái, vì liên doanh kẽm Việt-Thái bây giờ chỉ chờ phá sản ở Bắc Cạn thôi, chứ đây là bảo lãnh cho vay”.
Sau khi Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên thực hiện IPO xong, đến ngày 3/6/2014 Viện Trọng tài Thái Lan ra phán quyết yêu cầu TMC trả cho Eximbank Thái Lan 13.785.678 USD (cả tiền nợ gốc và lãi).
Đến ngày 19/3/2015 các thành viên đại diện vốn của Tổng Công ty khoáng sản VN buộc Công ty CP KLM Thái Nguyên phải “thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý liên quan phát sinh theo vụ kiện”, còn Tổng công ty khoáng sản VN không nhận trách nhiệm pháp lý vụ kiện của Ngân hàng Eximbank Thái Lan trong phương án cổ phần hóa.
Quá bất ngờ về khoản bảo lãnh “từ trên trời rơi xuống” này, đại diện Công ty cổ phần Lương Gia đã gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng và không đồng ý ký vào biên bản bàn giao trước khoản nợ hàng chục triệu USD, bởi cho rằng, khi mua cổ phần tại phiên chào bán lần đầu (IPO), trong bản cáo bạch không có thông tin về khoản nợ này.
TKV lý giải một cách rối rắm
Lý giải về việc vì sao vụ kiện tranh chấp với ngân hàng Thái Lan lên đến hàng chục triệu USD khi chào bán cổ phiếu lại giấu các nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV giải thích: “Trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa, các thông tin liên quan đến vụ kiện tranh chấp với Eximbank Thái Lan đã được TMC “đưa vào dự thảo”. Tuy nhiên, “sau khi xem xét nhiều yếu tố liên quan, TMC đã không đưa chi tiết các thông tin về vụ tranh chấp vào bản công bố thông tin”, vì các lý do sau: Thứ nhất, tranh chấp với Eximbank Thái Lan xuất phát từ Thỏa thuận tài trợ - một tài liệu mà TMC không thừa nhận; Thứ hai, tại thời điểm công bố thông tin để IPO (ngày 18/4/2014), vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của Viện Trọng tài Thái Lan (phán quyết đưa ra ngày 23/5/2014).
Đồng thời, trong văn bản trả lời đơn của cổ đông, TKV cũng nhiều lần khẳng định đã thể hiện “trách nhiệm” bảo vệ TMC trong “giai đoạn tố tụng trọng tài”. Đó là TKV chỉ đạo TMC “thành lập, thực hiện, liên hệ, xin ý kiến, liên lạc, tìm cách liên lạc…” để giải quyết những vấn đề liên quan tới vụ kiện. Song song với đó, TKV kịp thời chỉ đạo IPO TMC và chủ động giấu nhẹm thông tin liên quan tới khoản nợ cả gốc và lãi là 13.785.678 USD khi IPO. Cho đến khi có phán quyết của trọng tài Thái Lan thì cổ phiếu của TMC cũng đã bán xong cho các nhà đầu tư!
Câu trả lời của TKV trở nên rối rắm, khó hiểu ở chỗ, dù phủ nhận sự tồn tại “Thỏa thuận tài trợ vốn” này, nhưng TKV lại yêu cầu TMC nhận trách nhiệm “nghĩa vụ pháp lý”. Cụ thể, tại Tờ trình số 5584 của TKV ngày 16/10/2014 gửi Bộ Công thương, Hội đồng thành viên TKV lại đề nghị “Công ty CP KLM Thái Nguyên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ pháp lý với tư cách là cổ đông góp vốn của Công ty Liên doanh, còn Công ty mẹ - Tổng công ty Khoáng sản sẽ thực hiện nghĩa vụ vật chất”. Phương án này của TKV cũng bị các cổ đông phản đối và nghi ngờ, tại sao khả năng rủi ro về khoản bảo lãnh hàng chục triệu USD, lại phân ra người “chịu trách nhiệm vật chất”, người “chịu trách nhiệm pháp lý”? Mặt khác, đối với nhà đầu tư trong nước, để IPO, TKV đã chủ động giấu thông tin về vụ kiện với ngân hàng Thái Lan.
Còn đối với phán quyết từ phía trọng tài Thái Lan thì phía TKV lại bị động, bất ngờ, như phân trần của bà Hoàng Thu Thủy, Ban Tổ chức cán bộ của TKV: “Khi Tòa trọng tài Thái Lan phán quyết không có mặt mình (TKV- PV) ở đấy. Khi phán quyết rồi họ mới gửi quyết định trọng tài về cho mình, lúc đấy mình mới ngã ngửa ra. Đây là ngân hàng của Thái Lan, lại đưa ra trọng tài Thái Lan, không có bản tiếng Việt”.
“Úp” rủi ro lên nhà đầu tư, còn TKV phủi tay?
Quá bức xúc vì bị “thòng” vào cổ khoản nợ này, ông Phạm Thế Vinh, đại diện Công ty Lương Gia – một nhà đầu tư, phản đối kết quả IPO: “Tôi yêu cầu phải giải quyết việc hủy kết quả IPO. Chúng tôi và bất kể nhà đầu tư nào cũng không bao giờ mua cổ phiếu công ty này nếu biết được các thông tin liên quan đến khoản bảo lãnh kia. Kể cả không bị thiệt đồng nào nhưng chỉ có theo kiện là chúng tôi không mua. Vì các cụ nói rằng: “rủ nhau đi mua đi bán, không ai rủ nhau đi kiện”. Trong công bố thông tin chỉ cần một điều là còn tồn tại pháp lý, còn rủi ro pháp lý là chẳng nhà đầu tư nào muốn mua”.
Như vậy, trước tất cả các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho các cổ đông của TMC, nhưng không thấy có một dòng nào đề cập tới trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan, mà tất cả rủi ro này nhà đầu tư phải gánh chịu?
Vì thế, tới đây, trách nhiệm của các cơ quan chức năng (trong đó có Bộ Công thương) cần kiểm tra, xem xét lại những quyết định của TKV, Tổng Công ty Khoáng sản VN gây ảnh hưởng xấu như thế nào tới hoạt động của công ty sau cổ phần.
Đồng thời, xem xét về việc Tổng công ty khoáng sản Việt Nam phải tiếp nhận toàn bộ trách nhiệm pháp lý, vật chất trước vụ kiện của Ngân hàng Eximbank Thái Lan, để tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp được thực hiện minh bạch, đúng pháp luật, không bỏ lọt nghĩa vụ của Tổng công ty khoáng sản VN, không gây oan sai, thiệt hại cho các nhà đầu tư và người lao động.
Điều quan trọng là phải xem xét lại trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi đặt bút ký về một khoản bảo lãnh hàng chục triệu USD có đúng pháp luật, có gây thất thoát tài sản của Nhà nước?
Qua vụ việc này, mấu chốt nằm ở chỗ, việc không công bố đầy đủ thông tin, giấu giếm về khoản tài trợ hàng chục triệu USD liên quan tới ngân hàng Thái Lan. Hơn nữa, sau khi cổ phần hóa, việc chuyển giao mang tính áp đặt, cứng nhắc, gây bức xúc cho nhà đầu tư.
Vậy câu trả lời từ phía đại diện Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam như thế nào, của người đại diện phần vốn nhà nước ra sao? Mời các bạn đọc tiếp bài 2: “Gây hậu quả xấu, ai chịu trách nhiệm”
Nguồn: Đặng Khanh- Hà Nho/VOV
Bình luận