(VTC News) - Vấn nạn game online bất hợp pháp lan tràn ảnh hưởng không nhỏ tới người chơi cũng như các doanh nghiệp.
Hàng "lởm" nhiều hơn hàng "thật"
Hiện nay trên thị trường game online Việt Nam, có tổng số 73 trò chơi được cấp phép phát hành chính thức. Tuy nhiên các trò chơi trực tuyến bất hợp pháp hay còn gọi là game online lậu lại lớn hơn con số trên rất nhiều, ước tính có không dưới 200 đầu game thuộc dạng này.
Khác với kinh doanh hợp pháp, game online lậu sẽ giúp các nhà phát hành thu được một nguồn lợi không nhỏ. Chi phí vận hành thấp, khâu chăm sóc khách hàng hoàn toàn bị bỏ qua, bên cạnh đó không bị rằng buộc bởi bất cứ vấn đề pháp lý nào.
Điều này đồng nghĩa với việc sau khi thu đủ lợi nhuận từ game, các hãng phát hành có thể thoải mái "bỏ của chạy lấy người", lúc đó game thủ sẽ hoàn toàn trắng tay mà không biết phải khiếu nại ai.
Điều này đồng nghĩa với việc sau khi thu đủ lợi nhuận từ game, các hãng phát hành có thể thoải mái "bỏ của chạy lấy người", lúc đó game thủ sẽ hoàn toàn trắng tay mà không biết phải khiếu nại ai.
Bản game lậu của game online "đình đám" Kiếm Thế đến từ VNG |
Về phía cơ quan quản lý, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT), ông Hoàng Vĩnh Bảo, thẳng thắn cho biết hiện tại ở thị trường Việt Nam tồn tại hiều trò chơi lậu, trong đó có cả trò chơi trực tuyến (game online) và trò chơi không trực tuyến (game offline).
Ông Bảo cho biết với game online lậu, máy chủ thường được đặt ở nước ngoài, sau đó phát hành và bán thẻ tại Việt Nam. Trong số đó, có cả doanh nghiệp Việt Nam trốn phép và doanh nghiệp nước ngoài tự ý phát hành game lậu vào Việt Nam.
Thậm chí, tình trạng ăn cắp mã nguồn game của doanh nghiệp trong nước để phát hành lậu cũng là khá phổ biến. Còn game offline lậu được cài đặt sẵn trên các phòng game, in lậu trên băng đĩa ...
Thậm chí, tình trạng ăn cắp mã nguồn game của doanh nghiệp trong nước để phát hành lậu cũng là khá phổ biến. Còn game offline lậu được cài đặt sẵn trên các phòng game, in lậu trên băng đĩa ...
Còn theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ tính riêng trong 2 năm 2011 và 2012, đã xử phạt vi phạm hành chính 14 doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến với số tiền 577 triệu đồng. Có doanh nghiệp bị phạt nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.
Về hình thức vi phạm cũng rất đa dạng, có khi nhà phát hành đặt máy chủ trò chơi ở nước ngoài cung cấp phiên bản quốc tế hoặc phiên bản tiếng Việt. Hoặc đặt máy chủ trong nước trong thời gian rất ngắn (private server) bằng việc đánh cắp phần mềm của các trò chơi, thu tiền người chơi sau đó đóng máy chủ. Thủ đoạn này là hành vi lừa đảo, được áp dụng với các trò chơi quốc tế hấp dẫn thu hút đông đảo người chơi như MU, Cabal, Aion ... Gần đây nhất là cho phép người chơi chơi ngay trên trình duyệt mà không cần cài đặt.
Ông Hùng cũng cảnh báo tình trạng, trong thời gian qua một số nhà sản xuất game online nước ngoài khi phát hiện thấy các Công ty của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc triển khai dịch vụ tại Việt Nam đã chủ động Việt hóa trò chơi, liên hệ với một số cá nhân trong nước thành lập doanh nghiệp mới, cung cấp trực tiếp trò chơi và thu phí qua thẻ cào hoặc dịch vụ đầu số hoặc thông qua các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác.
Hiện nay Thanh tra Bộ đã xác định được trên thị trường có ít nhất 4 Công ty như vậy, cung cấp trái phép hàng chục trò chơi, tránh nghĩa vụ đóng thuế cũng như quản lý nhà nước của Việt Nam. Đây là hành động hết sức nguy hiểm, đáng báo động đối với dịch vụ cung cấp trò chơi trực tuyến tại Việt Nam, ông Hùng cho biết.
Game lậu tràn lan vì đâu?
Lý giải cho nguyên nhân dẫn tới tình trạng game lậu xuất hiện tràn ngập hiện nay, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, ông Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng Thông tư 60 hiện đã đã bộc lộ sự bất cập, không phù hợp với thực tế. Đây là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho game nước ngoài hoặc không rõ nguồn gốc phát hành vào Việt Nam.
Cùng quan điểm trên ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, thừa nhận các chính sách quản lý dành cho game online hiện nay thực sự là trói chân trói tay và không hiệu quả. Các biện pháp này không những không tạo điều kiện cho doanh nghiệp game chân chính phát triển mà còn tạo ra khe hở cho các doanh nghiệp bất hợp pháp hoạt động. Đơn cử là tình trạng game không phép hiện nay nhiều gấp mấy lần game có phép.
Game lậu ảnh hưởng không nhỏ tới người chơi lẫn doanh nghiệp |
Các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật, hoạt động trái phép tại Việt Nam gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong nước, gây thất thoát một lượng không nhỏ ngoại tệ ra nước ngoài.
Điều này vô hình chung đã loại doanh nghiệp Việt Nam ra khỏi thị trường cung cấp game online ngay tại nước ta, để các công ty nước ngoài thao túng, làm chủ thị trường, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các doanh nghiệp và nhà nước, ông Hùng lý giải thêm.
Để tiêu trừ "dịch" game lậu kể trên, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho rằng đã đến lúc cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với game online.
Cụ thể, Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 97 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet trong đó có nội dung cụ thể về quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư 60.
Hiện nay, Nghị định thay thế này đã được trình lên Chính phủ và chuẩn bị được ban hành trong thời gian tới.
Cụ thể, Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 97 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet trong đó có nội dung cụ thể về quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư 60.
Hiện nay, Nghị định thay thế này đã được trình lên Chính phủ và chuẩn bị được ban hành trong thời gian tới.
Bên cạnh đó tiến hành phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành có liên quan triển khai tích cực các biện pháp ngăn chặn các loại hình trò chơi bất hợp pháp. Chư cấm các trò chơi bất hợp pháp từ máy chủ đặt tại nước ngoài cung cấp vào Việt Nam. Ngăn chặn việc nhập khẩu, in và cài đặt các đĩa trò chơi bất hợp pháp.
Hà Thanh
Bình luận