Có những người đã dành trọn tuổi trẻ của mình cho Trường Sa. Họ góp phần của mình vào việc củng cố vững chắc chỗ dựa và niềm tin cho ngư dân kiên trung bám biển.
Trường Sa những ngày cuối tháng Năm, biển trời yên ả. Hình ảnh những chiếc thuyền của ngư dân rọi đèn sáng rực một vùng biển đánh bắt hằng đêm, hay từng tốp tàu thuyền thả neo quây quần bên những đảo chìm, đảo nổi là dấu ấn khó phai trong lòng người đi biển.
Những người lính không quân hàm
Với mái tóc đuôi ngựa và phong cách khá nghệ sĩ, trưởng trạm hải đăng đảo Sinh Tồn Nguyễn Văn Thu năm nay đã gần 60 tuổi. Hơn một nửa cuộc đời của ông gắn với nghiệp canh đèn biển, trong đó có hơn 20 năm ở Trường Sa. Đời nhà đèn lênh đênh từ đảo này sang đảo khác. Ông Thu đã có mặt tại 6/9 trạm hải đăng trên quần đảo Trường Sa.
Ông cũng chính là người đầu tiên tiếp quản các trạm hải đăng tại Trường Sa. Nhiệm vụ của những người canh đèn biển nghe chừng rất đơn giản: bật, tắt và bảo dưỡng hệ thống đèn biển theo giờ quy định.
“Những lúc đèn gặp sự cố, chúng tôi chỉ được phép xử lý trong vòng hai phút. Việc báo hiệu hàng hải bị gián đoạn sẽ khiến tàu thuyền mất phương hướng, đâm vào bãi ngầm, bãi san hô”, ông Thu nói.
Các trạm hải đăng trên quần đảo Trường Sa trực thuộc Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo - Tổng Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Nam (Bộ GTVT). Không như lính đảo, anh em nhà đèn phải tự túc về thức ăn, đồ dùng.
Ngoài những thứ dùng chung như gạo, dầu, mắm muối, ai muốn mua thêm gì phải đặt trong đất liền. Cứ vài tháng sẽ có tàu của công ty tiếp tế. Năm 2006, lúc còn làm trạm trưởng hải đăng đảo An Bang, ông Thu cùng kíp nhà đèn lên xuồng đi đánh cá cải thiện bữa ăn. Đang giữa biển khơi, xuồng chết máy.
Mấy anh em quyết định bơi vào bờ, cách đó khoảng 5km. Ông Thu bơi trước, dặn: “Anh em bơi cách tôi 50m. Nếu tôi bị trôi thì lập tức đổi hướng, không được cứu”. Nhờ trời, cả kíp bơi được vào đến bờ vẫn không tin được mình đã bơi một mạch suốt 5km mà vẫn sống sót.
Ở những trạm hải đăng đảo chìm, mỗi lần giông tố, mọi người đều chuẩn bị sẵn xuồng và phao cứu sinh. Trạm trưởng hải đăng đảo Đá Tây Ngô Văn Thanh kể: “Mùa biển động, bão tố đến dồn dập. Có những lúc biển nổi cơn thịnh nộ, sóng gió lên đến cấp 11 - 12, sóng đánh lên tận đỉnh, theo tính toán không thể đảm bảo được sự an toàn của nhà đèn. Chúng tôi phải qua đảo trú ngụ theo hướng dẫn của cấp trên”, ông kể.
Thế nhưng, ngồi trong pháo đài đảo chìm kiên cố, những nhân viên nhà đèn vẫn không thể an tâm. Tàu thuyền ngư dân sẽ đi về đâu giữa biển đêm giông tố nếu nhà đèn xảy ra sự cố? Nỗi đau đáu hay đơn thuần chỉ là sự tự trọng về nghề nghiệp khiến anh em nhà đèn lại quay xuồng về trạm, bất chấp việc biển khơi có thể nuốt gọn chiếc xuồng nhỏ bé ngay trong đêm bão.
“Người gác đèn bỏ trạm cũng như người lính rời vị trí chiến đấu. Ngọn đèn hải đăng còn là sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Dù trong đêm bão nhưng còn người, còn sáng đèn”, ông Thanh nói.
Quê ở Hải Phòng, ông Thanh có thâm niên hơn 20 năm gác đèn ở Trường Sa. Thời trẻ, ông gác hai trạm gần bờ là đảo Long Châu, Hòn Dấu (Đồ Sơn) trước khi lần lượt lênh đênh khắp các đảo Trường Sa, hết Trường Sa Lớn, Đá Tây B, Đá Lát lại qua An Bang, Song Tử Tây…
Năm 2011, Quân chủng Hải quân thành lập đội tự vệ biển với lực lượng nòng cốt là các công nhân đèn biển. Họ được huấn luyện, trang bị vũ khí, phối hợp với bộ đội chủ lực trên đảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo trong trường hợp có chiến sự xảy ra. Không quân hàm, không cấp bậc, họ thầm lặng làm công việc gác đèn suốt cả tuổi thanh xuân.
Nỗi lòng nghiệp gác đèn
Cứ thế, ngày ngày, đúng 17h30 phút, chín ngọn đèn biển ở Trường Sa bắt đầu phát sáng, cho đến 6h30 phút hôm sau. Nhân viên nhà đèn quanh năm suốt tháng sống trong cảnh chờ: sáng dậy tập thể dục, tắt đèn và chờ đến chiều. Tối phân ca trực, bật đèn và lại… chờ đến sáng.
Trong đêm, ngoài “mắt thần” – đèn biển nhấp nháy, vẫn còn có những đôi mắt anh em nhà đèn mãi hướng về phía biển xa thăm thẳm. “Một cuộc gọi điện bằng Icom, hay đơn giản chỉ là một ánh đèn ngoài khơi xa là niềm vui của anh em nhà đèn trong đêm dài canh biển”, ông Thu, trạm trưởng hải đăng đảo Sinh Tồn nói.
Có lẽ, chính vì suốt ngày đau đáu nhìn về phía biển, nên hầu như ai ở trạm hải đăng cũng mắc phải “hội chứng nhà đèn”, đặc biệt ở những nhà đèn đảo chìm. Ông Thu bảo: “Đôi lúc điều đó còn đáng sợ hơn cả những đêm cuồng phong, bão tố”. Trạm hải đăng vốn nằm trơ trọi giữa biển, bốn, năm người sống trong diện tích chật hẹp khoảng 15-20m2 phòng ở.
Các phòng khác đều là nơi chứa và vận hành máy móc. Ngay ở trạm hải đăng Trường Sa Lớn - “thủ đô” của cả quần đảo mà ông trưởng trạm Vũ Sỹ Lưu, người hơn 20 năm theo nghiệp gác đèn ở đảo vẫn phải ngậm ngùi: “Đôi lúc muốn nuôi con gà, con chó cho đỡ buồn mà cũng chịu. Người ở còn chật chội, lấy chỗ đâu ra mà nuôi”.
Những đôi mắt cứ ngày ngày mòn mỏi nhìn về phía biển, miệng lẩm nhẩm những câu chuyện cũ. “Nhân viên nhà đèn thường mắc phải tính hay quên, lẩn thẩn. Có khi đang ngồi bỗng thừ người ra, nhìn về khoảng không vô định. Đôi lúc có một chuyện cứ kể đi kể lại mà không hề hay biết”, ông trưởng trạm hải đăng đảo chìm Đá Tây Ngô Văn Thanh kể.
Ngày Tết, chỉ một vài người được cắt phép về thăm nhà. Ngay như ông “nghệ sĩ” Thu, hai lần bố mẹ mất đều không về được. Đến cả đám cưới con trai cũng phải nhờ vợ một tay gánh vác vì tàu trên đường về đất liền gặp bão. Mỗi năm, một nhân viên nhà đèn được bố trí nghỉ phép khoảng ba tháng. Sau đó lại ra biển tiếp tục nghiệp gác đèn.
Ông Thu bùi ngùi: “Nhân viên nhà đèn, dù có luân chuyển đi đâu thì cũng nằm giữa biển khơi. Đâu có trạm hải đăng, nơi đó có người gác”. 20 năm ở Trường Sa, ông Thu chợt cười khi được hỏi tại sao không xin chuyển về đất liền, làm một công việc bàn giấy cho đến khi về hưu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ dành phần ai?”.
Vững tin với Trường Sa
.
Đại tá Nguyễn Bá Ngọc, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, cho biết tại 21 đảo và 33 điểm đóng quân của huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa, hiện đã có chín ngọn hải đăng. “Hải đăng Trường Sa không chỉ giúp ngư dân vững tin bám biển mà còn khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước”, đại tá Nguyễn Bá Ngọc nói.
Những người như ông Thu, ông Thanh đều đã trên 50 tuổi. Vợ con đều ở quê nhà Hải Phòng.
“Chỉ còn chờ đến ngày về hưu mới có cơ hội bù đắp lại cho gia đình những năm tháng vợ thiếu chồng, con vắng cha”, ông Thanh nói.
Cả tuổi trẻ trôi qua ở Trường Sa, ông Thu, ông Thanh thỉnh thoảng lại mừng rỡ như trẻ con khi nhận được những cuộc điện thoại từ ngư dân giữa biển. Có những người đi biển cách đây cả chục năm, giờ đến đời con bám biển vẫn ghé qua trạm hải đăng gửi lời hỏi thăm. Những cuộc trò chuyện qua Icom cho vơi nỗi nhớ nhà, nhớ người, động viên nhau giữa biển khơi bao la khiến tình người khăng khít.
Ông Thanh trạm trưởng hải đăng Đá Tây vẫn nhớ rõ ngư dân Nguyễn Văn Kha, Hồ Quốc Minh ở Bình Định, Trần Văn Thanh ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) những lần đi ngang trạm hải đăng đều hú còi chào. Những lúc biển động, tàu thuyền lách lạch vào Đá Tây trú bão.
Ngư dân lại ghé qua trạm hải đăng, biếu anh em nhà đèn ít hải sản. Giữa biển, tình người trở nên khoáng đạt. Quà của biển, chẳng ai nghĩ đến chuyện giữ riêng cho mình. Cứ thế, hàng triệu ngư dân Việt cùng đội tàu 130 nghìn chiếc vẫn ngày đêm ngang dọc vững tin đánh bắt trên vùng biển chủ quyền.
Theo Tiền phong
Trạm trưởng hải đăng Đá Tây Ngô Văn Thanh |
Trường Sa những ngày cuối tháng Năm, biển trời yên ả. Hình ảnh những chiếc thuyền của ngư dân rọi đèn sáng rực một vùng biển đánh bắt hằng đêm, hay từng tốp tàu thuyền thả neo quây quần bên những đảo chìm, đảo nổi là dấu ấn khó phai trong lòng người đi biển.
Những người lính không quân hàm
Với mái tóc đuôi ngựa và phong cách khá nghệ sĩ, trưởng trạm hải đăng đảo Sinh Tồn Nguyễn Văn Thu năm nay đã gần 60 tuổi. Hơn một nửa cuộc đời của ông gắn với nghiệp canh đèn biển, trong đó có hơn 20 năm ở Trường Sa. Đời nhà đèn lênh đênh từ đảo này sang đảo khác. Ông Thu đã có mặt tại 6/9 trạm hải đăng trên quần đảo Trường Sa.
Ông cũng chính là người đầu tiên tiếp quản các trạm hải đăng tại Trường Sa. Nhiệm vụ của những người canh đèn biển nghe chừng rất đơn giản: bật, tắt và bảo dưỡng hệ thống đèn biển theo giờ quy định.
“Những lúc đèn gặp sự cố, chúng tôi chỉ được phép xử lý trong vòng hai phút. Việc báo hiệu hàng hải bị gián đoạn sẽ khiến tàu thuyền mất phương hướng, đâm vào bãi ngầm, bãi san hô”, ông Thu nói.
Các trạm hải đăng trên quần đảo Trường Sa trực thuộc Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo - Tổng Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Nam (Bộ GTVT). Không như lính đảo, anh em nhà đèn phải tự túc về thức ăn, đồ dùng.
Ngoài những thứ dùng chung như gạo, dầu, mắm muối, ai muốn mua thêm gì phải đặt trong đất liền. Cứ vài tháng sẽ có tàu của công ty tiếp tế. Năm 2006, lúc còn làm trạm trưởng hải đăng đảo An Bang, ông Thu cùng kíp nhà đèn lên xuồng đi đánh cá cải thiện bữa ăn. Đang giữa biển khơi, xuồng chết máy.
Mấy anh em quyết định bơi vào bờ, cách đó khoảng 5km. Ông Thu bơi trước, dặn: “Anh em bơi cách tôi 50m. Nếu tôi bị trôi thì lập tức đổi hướng, không được cứu”. Nhờ trời, cả kíp bơi được vào đến bờ vẫn không tin được mình đã bơi một mạch suốt 5km mà vẫn sống sót.
Ở những trạm hải đăng đảo chìm, mỗi lần giông tố, mọi người đều chuẩn bị sẵn xuồng và phao cứu sinh. Trạm trưởng hải đăng đảo Đá Tây Ngô Văn Thanh kể: “Mùa biển động, bão tố đến dồn dập. Có những lúc biển nổi cơn thịnh nộ, sóng gió lên đến cấp 11 - 12, sóng đánh lên tận đỉnh, theo tính toán không thể đảm bảo được sự an toàn của nhà đèn. Chúng tôi phải qua đảo trú ngụ theo hướng dẫn của cấp trên”, ông kể.
Thế nhưng, ngồi trong pháo đài đảo chìm kiên cố, những nhân viên nhà đèn vẫn không thể an tâm. Tàu thuyền ngư dân sẽ đi về đâu giữa biển đêm giông tố nếu nhà đèn xảy ra sự cố? Nỗi đau đáu hay đơn thuần chỉ là sự tự trọng về nghề nghiệp khiến anh em nhà đèn lại quay xuồng về trạm, bất chấp việc biển khơi có thể nuốt gọn chiếc xuồng nhỏ bé ngay trong đêm bão.
|
Quê ở Hải Phòng, ông Thanh có thâm niên hơn 20 năm gác đèn ở Trường Sa. Thời trẻ, ông gác hai trạm gần bờ là đảo Long Châu, Hòn Dấu (Đồ Sơn) trước khi lần lượt lênh đênh khắp các đảo Trường Sa, hết Trường Sa Lớn, Đá Tây B, Đá Lát lại qua An Bang, Song Tử Tây…
Năm 2011, Quân chủng Hải quân thành lập đội tự vệ biển với lực lượng nòng cốt là các công nhân đèn biển. Họ được huấn luyện, trang bị vũ khí, phối hợp với bộ đội chủ lực trên đảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo trong trường hợp có chiến sự xảy ra. Không quân hàm, không cấp bậc, họ thầm lặng làm công việc gác đèn suốt cả tuổi thanh xuân.
Nỗi lòng nghiệp gác đèn
Đôi mắt “lính” nhà đèn luôn đau đáu nhìn về biển khơi thăm thẳm. |
Cứ thế, ngày ngày, đúng 17h30 phút, chín ngọn đèn biển ở Trường Sa bắt đầu phát sáng, cho đến 6h30 phút hôm sau. Nhân viên nhà đèn quanh năm suốt tháng sống trong cảnh chờ: sáng dậy tập thể dục, tắt đèn và chờ đến chiều. Tối phân ca trực, bật đèn và lại… chờ đến sáng.
Trong đêm, ngoài “mắt thần” – đèn biển nhấp nháy, vẫn còn có những đôi mắt anh em nhà đèn mãi hướng về phía biển xa thăm thẳm. “Một cuộc gọi điện bằng Icom, hay đơn giản chỉ là một ánh đèn ngoài khơi xa là niềm vui của anh em nhà đèn trong đêm dài canh biển”, ông Thu, trạm trưởng hải đăng đảo Sinh Tồn nói.
Có lẽ, chính vì suốt ngày đau đáu nhìn về phía biển, nên hầu như ai ở trạm hải đăng cũng mắc phải “hội chứng nhà đèn”, đặc biệt ở những nhà đèn đảo chìm. Ông Thu bảo: “Đôi lúc điều đó còn đáng sợ hơn cả những đêm cuồng phong, bão tố”. Trạm hải đăng vốn nằm trơ trọi giữa biển, bốn, năm người sống trong diện tích chật hẹp khoảng 15-20m2 phòng ở.
Các phòng khác đều là nơi chứa và vận hành máy móc. Ngay ở trạm hải đăng Trường Sa Lớn - “thủ đô” của cả quần đảo mà ông trưởng trạm Vũ Sỹ Lưu, người hơn 20 năm theo nghiệp gác đèn ở đảo vẫn phải ngậm ngùi: “Đôi lúc muốn nuôi con gà, con chó cho đỡ buồn mà cũng chịu. Người ở còn chật chội, lấy chỗ đâu ra mà nuôi”.
Những đôi mắt cứ ngày ngày mòn mỏi nhìn về phía biển, miệng lẩm nhẩm những câu chuyện cũ. “Nhân viên nhà đèn thường mắc phải tính hay quên, lẩn thẩn. Có khi đang ngồi bỗng thừ người ra, nhìn về khoảng không vô định. Đôi lúc có một chuyện cứ kể đi kể lại mà không hề hay biết”, ông trưởng trạm hải đăng đảo chìm Đá Tây Ngô Văn Thanh kể.
Ngày Tết, chỉ một vài người được cắt phép về thăm nhà. Ngay như ông “nghệ sĩ” Thu, hai lần bố mẹ mất đều không về được. Đến cả đám cưới con trai cũng phải nhờ vợ một tay gánh vác vì tàu trên đường về đất liền gặp bão. Mỗi năm, một nhân viên nhà đèn được bố trí nghỉ phép khoảng ba tháng. Sau đó lại ra biển tiếp tục nghiệp gác đèn.
Ông Thu bùi ngùi: “Nhân viên nhà đèn, dù có luân chuyển đi đâu thì cũng nằm giữa biển khơi. Đâu có trạm hải đăng, nơi đó có người gác”. 20 năm ở Trường Sa, ông Thu chợt cười khi được hỏi tại sao không xin chuyển về đất liền, làm một công việc bàn giấy cho đến khi về hưu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ dành phần ai?”.
Vững tin với Trường Sa
Ông Nguyễn Văn Thu - người dành một phần ba cuộc đời ở Trường Sa. |
Đại tá Nguyễn Bá Ngọc, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, cho biết tại 21 đảo và 33 điểm đóng quân của huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa, hiện đã có chín ngọn hải đăng. “Hải đăng Trường Sa không chỉ giúp ngư dân vững tin bám biển mà còn khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước”, đại tá Nguyễn Bá Ngọc nói.
Những người như ông Thu, ông Thanh đều đã trên 50 tuổi. Vợ con đều ở quê nhà Hải Phòng.
“Chỉ còn chờ đến ngày về hưu mới có cơ hội bù đắp lại cho gia đình những năm tháng vợ thiếu chồng, con vắng cha”, ông Thanh nói.
Cả tuổi trẻ trôi qua ở Trường Sa, ông Thu, ông Thanh thỉnh thoảng lại mừng rỡ như trẻ con khi nhận được những cuộc điện thoại từ ngư dân giữa biển. Có những người đi biển cách đây cả chục năm, giờ đến đời con bám biển vẫn ghé qua trạm hải đăng gửi lời hỏi thăm. Những cuộc trò chuyện qua Icom cho vơi nỗi nhớ nhà, nhớ người, động viên nhau giữa biển khơi bao la khiến tình người khăng khít.
Ông Thanh trạm trưởng hải đăng Đá Tây vẫn nhớ rõ ngư dân Nguyễn Văn Kha, Hồ Quốc Minh ở Bình Định, Trần Văn Thanh ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) những lần đi ngang trạm hải đăng đều hú còi chào. Những lúc biển động, tàu thuyền lách lạch vào Đá Tây trú bão.
Ngư dân lại ghé qua trạm hải đăng, biếu anh em nhà đèn ít hải sản. Giữa biển, tình người trở nên khoáng đạt. Quà của biển, chẳng ai nghĩ đến chuyện giữ riêng cho mình. Cứ thế, hàng triệu ngư dân Việt cùng đội tàu 130 nghìn chiếc vẫn ngày đêm ngang dọc vững tin đánh bắt trên vùng biển chủ quyền.
Theo Tiền phong
Bình luận