Công tử Hai Miêng được giang hồ gọi là "miễn tử lưu linh" bởi cậu được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình không ai được phép "hỏi giấy"...
Công tử Hai Miêng, giang hồ ngang tàng nhất Sài Gòn hơn 120 năm trước, được dân chúng xem như anh hùng và là hình tượng trượng nghĩa đất Nam Kỳ xưa.
Rộng hơn 1.500 m2, đình Nhơn Hòa trên đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 (đối diện chợ Cầu Muối) là nơi thờ Thành Hoàng, các vị Tiền Hiền, Hậu Vãng...
Ngoài việc thờ tự những người có công khai lập vùng đất, đình cũng hương khói cho bài vị sơn son thiếp vàng, chạm trổ rồng phượng của Huỳnh Công Miêng (1862-1899).
Tương truyền, ông là gã giang hồ ngang tàng, giỏi võ và là hình tượng anh hùng xứ Nam Bộ cách nay hơn 120 năm.
Người dân thường gọi ông với Huỳnh Công Miêng là con lãnh binh Huỳnh Công Tấn - tay sai đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các nghĩa quân. Dân xứ Nam Kỳ thời đó coi lãnh binh Tấn như cái gai trong mắt.
Gia đình có thế lực, nhiều tiền của, năm Hai Miêng 17 tuổi được cha đưa sang Pháp học trường La Seyne gần Toulouse. Học 4 năm, không đỗ bằng cấp gì nhưng nói trôi chảy tiếng Pháp nên cậu Hai về nước được làm thông ngôn, sau làm tri huyện - quan đứng đầu trong huyện.
Tiếp đó, Pháp cho cậu phục vụ dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc với mong muốn Huỳnh Công Miêng giống cha đàn áp những người Việt chống đối sự cai trị. Khi Bá Lộc đem quân ra Khánh Hòa dẹp khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, Hai Miêng cũng đi theo.
Vốn hay bênh vực kẻ yếu, ghét cường hào ác bá nên khi chứng kiến tổng đốc bắt mẹ Mai Xuân Thưởng để người này ra hàng, Hai trả chức cho Pháp, chọn cuộc sống giang hồ ngồi ghe chu du khắp Nam Kỳ lục tỉnh.
Thừa hưởng gia tài đồ sộ của cha để lại, Hai Miêng phá phách, coi tiền như rác. Hằng ngày cậu đi đá gà, uống rượu, hối me (một hình thức cờ bạc)...
Công tử Hai Miêng được giang hồ gọi là "miễn tử lưu linh" bởi cậu được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình không ai được phép "hỏi giấy"... Vang danh khắp nơi, từ dân thường đến quan lại đều tỏ ra e ngại công tử chịu chơi này.
Cậu Hai như bao gã giang hồ khác thích võ nghệ, luyện côn quyền, múa kiếm và rất thông thạo các món ấy. Lúc đi đánh bạc ở Đồng Tháp ngang qua vườn xoài, cậu hỏi mua.
Chủ nhà nói chờ để lấy cây sào tới hái, công tử chỉ cười rồi nhún mình phóng lên cây vặt liền mấy quả chín.
Cuối thế kỷ 19, người Nam Kỳ trong các hội hè thường kể nhiều giai thoại về cậu Hai Miêng, trong đó có chuyện Pháp cho đào ao giữa trường đua ngựa bắt dân phu tỉnh Gò Công phục dịch.
Một lần Hai Miêng đi ngang qua đã nổi nóng khi thấy dân phu làm việc nặng nhọc còn bị đánh. Cậu xông vào nắm đầu tên cai mã tà đấm đá, những tên còn lại đều bị bạt tai. Nhóm này bị công tử giang hồ bắt đội đất thay dân chạy lên chạy xuống.
Sẵn roi, cậu thẳng tay quất, dân phu Gò Công được dịp hả hê. Từ đó họ bớt bị hà hiếp.
Ở Bạc Liêu thời ấy dân chúng rất ngán hai địa chủ tên Thời và Vận. Trong đó, ông Thời có con gái tên Hai Sáng rất hung ác, xem dân như cỏ rác nên không ai dám nói đụng đến tên cô. Các từ "buổi sáng", "hồi sáng mai" đều phải đổi sang "buổi sớm", "sớm mơi"...
Hay chuyện, một lần đi thuyền ngang nhà địa chủ Thời, cậu Hai Miêng tức khí bắt cô Hai Sáng trói trên cột buồm. Nghe danh cậu Hai, ông Thời phải lần mò xuống thuyền xin tha và chuộc con gái bằng cả bao tiền. Từ đó, cả ông này và chủ Vận đều bớt hống hách với dân làng.
Ngay cả với người Pháp, Hai Miêng cũng ương ngạnh, không khuất phục. Những lúc túng tiền cậu ghé dinh tham biện, chủ tỉnh "mượn đỡ" để xài. Nể tình cha cậu, các quan Tây cũng giúp đỡ ít nhiều, có người thành quen nên khi thấy mặt cậu Hai, bảo: "Tiền dưới kho cậu xuống mà lấy".
Khác với cha, cậu Hai Miêng ăn ở rất rộng rãi với mọi người, hay chia sẻ tiền của với anh em, bè bạn và những kẻ dưới tay. Vì điều này, du côn khắp xứ đều kiêng nể, kính phục, cậu tới đâu cũng được dân ủng hộ, thương mến.
Tại Gò Công và vùng Sài Gòn Chợ Lớn, nhiều thơ và bài vè về Hai Miêng xuất hiện và lưu truyền khá phổ biến. Dân gian coi gã giang hồ ngang dọc đầy khí khái là hình tượng tự do tự tại mà người dân hướng đến giữa thời buổi nhiễu nhương.
"Nam Kỳ có cậu Hai Miêng, con quan lớn Tấn ở miền Gò Công. Cậu Hai là bực anh hùng, ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh! Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh…"
Cuộc đời lừng lẫy giang hồ, lấy bài bạc làm tiêu khiển nhưng cuộc đời Hai Miêng cũng kết thúc vì nó. Năm 1899, cậu Hai đánh bài với giang hồ Kèo Vàng (người Hoa) ở bến Bình Đông. Bị thua khá nhiều, cậu Hai cay cú đập bàn đòi lại tiền.
Một cuộc "tả lùi thùi" (đả lôi đài) không công bằng xảy ra sau đó khiến công tử giỏi võ và có "kim bài miễn tử" bị chục người đánh tơi tả.
Bị ném ra đường, Hai Miêng "dính" thêm trận phục kích của 40 tay đâm thuê chém mướn do "cô Hai Sáng" từ Bạc Liêu thuê để trả thù. Chúng sẵn dao xắt chuối tập kích khiến cậu Hai Miêng phải bỏ mạng - chấm dứt cuộc đời khảng khái, đầy giai thoại ở tuổi 38.
Dân khu vực quanh vùng Cầu Muối vì tôn kính gã giang hồ trượng nghĩa đã đưa bài vị cậu vào thờ cúng ngay trong ngôi đình của làng. Hình tượng công tử Hai Miêng cũng là khởi đầu cho tính cách người Sài Gòn hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ người khốn khó.
Nguồn: VNE
Công tử Hai Miêng, giang hồ ngang tàng nhất Sài Gòn hơn 120 năm trước, được dân chúng xem như anh hùng và là hình tượng trượng nghĩa đất Nam Kỳ xưa.
Rộng hơn 1.500 m2, đình Nhơn Hòa trên đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 (đối diện chợ Cầu Muối) là nơi thờ Thành Hoàng, các vị Tiền Hiền, Hậu Vãng...
Cậu Hai Miêng lúc nhỏ với cha mẹ. |
Tương truyền, ông là gã giang hồ ngang tàng, giỏi võ và là hình tượng anh hùng xứ Nam Bộ cách nay hơn 120 năm.
Người dân thường gọi ông với Huỳnh Công Miêng là con lãnh binh Huỳnh Công Tấn - tay sai đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các nghĩa quân. Dân xứ Nam Kỳ thời đó coi lãnh binh Tấn như cái gai trong mắt.
Gia đình có thế lực, nhiều tiền của, năm Hai Miêng 17 tuổi được cha đưa sang Pháp học trường La Seyne gần Toulouse. Học 4 năm, không đỗ bằng cấp gì nhưng nói trôi chảy tiếng Pháp nên cậu Hai về nước được làm thông ngôn, sau làm tri huyện - quan đứng đầu trong huyện.
Tiếp đó, Pháp cho cậu phục vụ dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc với mong muốn Huỳnh Công Miêng giống cha đàn áp những người Việt chống đối sự cai trị. Khi Bá Lộc đem quân ra Khánh Hòa dẹp khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, Hai Miêng cũng đi theo.
Vốn hay bênh vực kẻ yếu, ghét cường hào ác bá nên khi chứng kiến tổng đốc bắt mẹ Mai Xuân Thưởng để người này ra hàng, Hai trả chức cho Pháp, chọn cuộc sống giang hồ ngồi ghe chu du khắp Nam Kỳ lục tỉnh.
Thừa hưởng gia tài đồ sộ của cha để lại, Hai Miêng phá phách, coi tiền như rác. Hằng ngày cậu đi đá gà, uống rượu, hối me (một hình thức cờ bạc)...
Công tử Hai Miêng được giang hồ gọi là "miễn tử lưu linh" bởi cậu được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình không ai được phép "hỏi giấy"... Vang danh khắp nơi, từ dân thường đến quan lại đều tỏ ra e ngại công tử chịu chơi này.
Cậu Hai như bao gã giang hồ khác thích võ nghệ, luyện côn quyền, múa kiếm và rất thông thạo các món ấy. Lúc đi đánh bạc ở Đồng Tháp ngang qua vườn xoài, cậu hỏi mua.
Chủ nhà nói chờ để lấy cây sào tới hái, công tử chỉ cười rồi nhún mình phóng lên cây vặt liền mấy quả chín.
Cuối thế kỷ 19, người Nam Kỳ trong các hội hè thường kể nhiều giai thoại về cậu Hai Miêng, trong đó có chuyện Pháp cho đào ao giữa trường đua ngựa bắt dân phu tỉnh Gò Công phục dịch.
Một lần Hai Miêng đi ngang qua đã nổi nóng khi thấy dân phu làm việc nặng nhọc còn bị đánh. Cậu xông vào nắm đầu tên cai mã tà đấm đá, những tên còn lại đều bị bạt tai. Nhóm này bị công tử giang hồ bắt đội đất thay dân chạy lên chạy xuống.
Sẵn roi, cậu thẳng tay quất, dân phu Gò Công được dịp hả hê. Từ đó họ bớt bị hà hiếp.
Ở Bạc Liêu thời ấy dân chúng rất ngán hai địa chủ tên Thời và Vận. Trong đó, ông Thời có con gái tên Hai Sáng rất hung ác, xem dân như cỏ rác nên không ai dám nói đụng đến tên cô. Các từ "buổi sáng", "hồi sáng mai" đều phải đổi sang "buổi sớm", "sớm mơi"...
Hay chuyện, một lần đi thuyền ngang nhà địa chủ Thời, cậu Hai Miêng tức khí bắt cô Hai Sáng trói trên cột buồm. Nghe danh cậu Hai, ông Thời phải lần mò xuống thuyền xin tha và chuộc con gái bằng cả bao tiền. Từ đó, cả ông này và chủ Vận đều bớt hống hách với dân làng.
Ngay cả với người Pháp, Hai Miêng cũng ương ngạnh, không khuất phục. Những lúc túng tiền cậu ghé dinh tham biện, chủ tỉnh "mượn đỡ" để xài. Nể tình cha cậu, các quan Tây cũng giúp đỡ ít nhiều, có người thành quen nên khi thấy mặt cậu Hai, bảo: "Tiền dưới kho cậu xuống mà lấy".
Khác với cha, cậu Hai Miêng ăn ở rất rộng rãi với mọi người, hay chia sẻ tiền của với anh em, bè bạn và những kẻ dưới tay. Vì điều này, du côn khắp xứ đều kiêng nể, kính phục, cậu tới đâu cũng được dân ủng hộ, thương mến.
Đình Nhơn Hòa, nơi thờ tự gã giang hồ Hai Miêng. Ảnh: S.H |
"Nam Kỳ có cậu Hai Miêng, con quan lớn Tấn ở miền Gò Công. Cậu Hai là bực anh hùng, ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh! Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh…"
Cuộc đời lừng lẫy giang hồ, lấy bài bạc làm tiêu khiển nhưng cuộc đời Hai Miêng cũng kết thúc vì nó. Năm 1899, cậu Hai đánh bài với giang hồ Kèo Vàng (người Hoa) ở bến Bình Đông. Bị thua khá nhiều, cậu Hai cay cú đập bàn đòi lại tiền.
Một cuộc "tả lùi thùi" (đả lôi đài) không công bằng xảy ra sau đó khiến công tử giỏi võ và có "kim bài miễn tử" bị chục người đánh tơi tả.
Bị ném ra đường, Hai Miêng "dính" thêm trận phục kích của 40 tay đâm thuê chém mướn do "cô Hai Sáng" từ Bạc Liêu thuê để trả thù. Chúng sẵn dao xắt chuối tập kích khiến cậu Hai Miêng phải bỏ mạng - chấm dứt cuộc đời khảng khái, đầy giai thoại ở tuổi 38.
Dân khu vực quanh vùng Cầu Muối vì tôn kính gã giang hồ trượng nghĩa đã đưa bài vị cậu vào thờ cúng ngay trong ngôi đình của làng. Hình tượng công tử Hai Miêng cũng là khởi đầu cho tính cách người Sài Gòn hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ người khốn khó.
Nguồn: VNE
Bình luận