“Liên minh đã thống nhất về một mức giá cố định đối với đầu mỏ Nga, con số này có thể sẽ được điều chỉnh tùy thuộc hoàn cảnh. Điều này sẽ tăng tính ổn định của thị trường và đơn giản hóa việc tuân thủ để giảm thiểu gánh nặng cho các quốc gia tham gia thị trường", Reuters dẫn nguồn tin cho hay.
Nguồn tin trên cho biết thêm, việc đặt dưới hạn giá dầu trong khung giá sẽ gây khả năng biến động giá.
Tuy nhiên, giá ban đầu vẫn chưa được đặt ra, nhưng sẽ có trong vài tuần tới. Nguồn tin Reuters cho biết, các đối tác của G7 đã đồng ý thường xuyên điều chỉnh mức giá cố định song không tiết lộ thêm chi tiết.
G7 lo ngại Nga sẽ hưởng lợi từ giá thả nổi được neo dưới mức tiêu chuẩn quốc tế đối với dầu Brent. Bởi vì, giá dầu của Nga cũng sẽ tăng nếu dầu Brent tăng đột biến do việc cắt giảm nguồn cung dầu từ Moskva.
Việc áp đặt mức giá cố định đối với dầu Nga sẽ đòi hỏi G7 tổ chức nhiều cuộc họp để đánh giá, điều chỉnh mức giá.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và các quan chức G7 khác cho rằng, mức áp trần giá sẽ bắt đầu từ ngày 5/12 đối với dầu thô và ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm từ dầu của Nga. Họ hy vọng điều này sẽ siết chặt nguồn thu của Nga, trong khi nguồn cung đối với thị trường không giảm.
Phía Nga nhiều lần tuyên bố nước này từ chối vận chuyển dầu đến các quốc gia áp đặt giới hạn giá dầu.
Đầu tháng 9, bộ trưởng tài chính các nước thuộc nhóm G7 tuyên bố sẽ khẩn trương làm việc để hoàn thành và thực hiện biện pháp áp giá trần với dầu Nga, song không nêu rõ mức trần là bao nhiêu. Mục đích của biện pháp này là nhằm ngăn Nga thu nguồn tiền quan trọng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, cũng như ngăn giá năng lượng toàn cầu tiếp tục tăng.
Hôm 21/10, theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) "đồng ý làm việc về các biện pháp" để chống lại sự tăng giá năng lượng, song không đạt được nhất trí về việc giới hạn giá dầu Nga.
Bình luận