(VTC News) - Hiện nay, hầu hết các độc giả cập nhật tin tức không phải thông qua cácphiên bản in báo, tạp chí hoặc các trang trực tuyến, mà thông qua các trang mạng xã hội, chủ yếu là Facebook.
Nhóm nghiên cứu gồm các kỹ sư của Facebook đã thiết kế mật mã có thể điều khiển News Feed của Facebook – phần nội dung nằm trong cột chính giữa trang chủ Facebook của bạn, bao gồm một danh sách cập nhật liên tục những câu chuyện từ mọi người và các trang bạn theo dõi trên Facebook.
News feed bao gồm các status, hình ảnh, video, liên kết, hoạt động ứng dụng và like.
News feed bao gồm các status, hình ảnh, video, liên kết, hoạt động ứng dụng và like.
Facebook đang thay đổi phương thức tiếp nhận tin tức của người dùng |
Hiện nay, có khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới đăng nhập vào Facebook hàng tháng. Do đó, Facebook có thể kiểm soát đến 20% lượng truy cập vào các trang tin tức, theo con số thống kê từ các nhà phân tích công ty chuyên về phân tích xã hội Simple Reach. Đối với các thiết bị di động, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn, và không ngừng tăng.
Khoảng 30% người dân Mỹ tiếp cận tin tức, cập nhật thông tin báo chí thông qua Facebook, theo một nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu Pew. Do vậy, lượng truy cập vào một trang tin tức có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tần suất xuất hiện của nó trên News Feed của Facebook.
Mặc dù các dịch vụ khác như Twitter hay Google cũng có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng Facebook vẫn là mạng xã hội hàng đầu có tầm ảnh hưởng đến việc tiếp cận với báo chí của độc giả.
Hầu hết các độc giả hiện nay cập nhật tin tức không phải thông qua các phiên bản in báo, tạp chí hoặc các trang trực tuyến, mà thông qua các trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm được điều khiển bởi một thuật toán có thể dự đoán tin tức người dùng muốn đọc.
"Khoảng 30% người dân Mỹ tiếp nhận tin tức, cập nhật thông tin báo chí thông qua Facebook" |
Đối với các trang tin tức, sự thay đổi thể hiện “phân loại rõ rệt” của báo chí, theo bà Cory Haik, biên tập viên cao cấp của Washington Post.
Cũng như trong lĩnh vực âm nhạc đã có những thay đổi lớn từ việc bán các album đến những bài hát ngay trên mạng, các tờ báo cũng đang hướng đến ngày càng nhiều độc giả thông qua News Feed của Facebook thay vì quảng cáo phiên bản hoàn chỉnh của tờ báo đó.
"Mọi người sẽ không gõ WashingtonPost.com nữa, mà thay vào đó họ sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội”, bà Haik nói.
Sự thay đổi này đặt ra câu hỏi về khả năng kiểm soát tin tức của máy tính, vốn là công việc của các biên tập viên.
Facebook và các tờ báo nảy ra ý tưởng hợp tác để phát triển với phương châm “hai bên cùng có lợi”. Khi các trang báo điện tử đưa tin bài lên Facebook, như vậy người dùng có thể vừa lướt Facebook vừa đọc báo. Các trang báo cũng sẽ thu hút nhiều độc giả hơn.
Bà Haik cho biết, “tờ Washington Post đang đặt thời gian và công sức vào những nỗ lực vì mục tiêu cuối cùng là nó có thể giúp chúng tôi “duy trì hoạt động kinh doanh hoặc làm tăng lượng độc giả”. Bà còn cho hay, hơn một nửa số người sử dụng điện thoại di động của họ để cập nhật tin tức trên các trang mạng xã hội như Facebook.
Ông Robert Cottrell, cựu phóng viên của báo The Financial Times và The Economist, người chỉnh sửa lại bài trên trang web The Bowser. Ông cho biết, mỗi ngày, ông đọc lướt khoảng 1000 bài báo, sau đó ông tập hợp lại và xuất bản khoảng 5 hoặc 6 bài báo. Chính điều này đã khiến ông nhận ra một điều thú vị rằng có khoảng 7000 thuê bao đã trả trước 20 đôla mỗi năm để đọc những bài báo này.
"Ý tưởng xuyên suốt cho chương trình này là nhằm cung cấp cho độc giả mỗi ngày một chút thông tin thú vị và có tính giá trị lâu dài”, ông Cottrell nói.
Ông nhận định, những tin tức mới nhất có thể được tìm thấy trên những dòng News Feed, người dùng có thể thấy thông tin đó hữu ích và muốn chia sẻ cho mọi người.
Ông Marra, kỹ sư Facebook, cũng đồng ý với quan điểm rằng việc cần có biên tập viên cho mỗi trang cá nhân của người dùng Facebook là một ý tưởng hay. "Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này lại không thể nhân rộng cho tất cả mọi người.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ vẫn cần những hệ thống hỗn hợp như News Feed để giúp mỗi cá nhân có thể tự tìm kiếm những thứ họ quan tâm. Nó chỉ đơn giản là một “tờ báo cá nhân” mà thôi”, ông nói.
Cũng như trong lĩnh vực âm nhạc đã có những thay đổi lớn từ việc bán các album đến những bài hát ngay trên mạng, các tờ báo cũng đang hướng đến ngày càng nhiều độc giả thông qua News Feed của Facebook thay vì quảng cáo phiên bản hoàn chỉnh của tờ báo đó.
"Mọi người sẽ không gõ WashingtonPost.com nữa, mà thay vào đó họ sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội”, bà Haik nói.
Sự thay đổi này đặt ra câu hỏi về khả năng kiểm soát tin tức của máy tính, vốn là công việc của các biên tập viên.
Facebook và các tờ báo nảy ra ý tưởng hợp tác để phát triển với phương châm “hai bên cùng có lợi”. Khi các trang báo điện tử đưa tin bài lên Facebook, như vậy người dùng có thể vừa lướt Facebook vừa đọc báo. Các trang báo cũng sẽ thu hút nhiều độc giả hơn.
Bà Haik cho biết, “tờ Washington Post đang đặt thời gian và công sức vào những nỗ lực vì mục tiêu cuối cùng là nó có thể giúp chúng tôi “duy trì hoạt động kinh doanh hoặc làm tăng lượng độc giả”. Bà còn cho hay, hơn một nửa số người sử dụng điện thoại di động của họ để cập nhật tin tức trên các trang mạng xã hội như Facebook.
Ông Robert Cottrell, cựu phóng viên của báo The Financial Times và The Economist, người chỉnh sửa lại bài trên trang web The Bowser. Ông cho biết, mỗi ngày, ông đọc lướt khoảng 1000 bài báo, sau đó ông tập hợp lại và xuất bản khoảng 5 hoặc 6 bài báo. Chính điều này đã khiến ông nhận ra một điều thú vị rằng có khoảng 7000 thuê bao đã trả trước 20 đôla mỗi năm để đọc những bài báo này.
"Ý tưởng xuyên suốt cho chương trình này là nhằm cung cấp cho độc giả mỗi ngày một chút thông tin thú vị và có tính giá trị lâu dài”, ông Cottrell nói.
Ông nhận định, những tin tức mới nhất có thể được tìm thấy trên những dòng News Feed, người dùng có thể thấy thông tin đó hữu ích và muốn chia sẻ cho mọi người.
Ông Marra, kỹ sư Facebook, cũng đồng ý với quan điểm rằng việc cần có biên tập viên cho mỗi trang cá nhân của người dùng Facebook là một ý tưởng hay. "Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này lại không thể nhân rộng cho tất cả mọi người.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ vẫn cần những hệ thống hỗn hợp như News Feed để giúp mỗi cá nhân có thể tự tìm kiếm những thứ họ quan tâm. Nó chỉ đơn giản là một “tờ báo cá nhân” mà thôi”, ông nói.
Minh Lý(theo News York Times)
Bình luận