(VTC News) - Một điều mà nhiều người ở Thung lũng Silicon đang truyền tai nhau thời điểm này: Rất có thể mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ đi vào vết xe đổ của Yahoo.
Mùa đông năm qua, Facebook đã hoãn việc giới thiệu giao diện mới. Lý do là thiết kế mới này trông sẽ rất tuyệt vời trên những máy tính với màn hình lớn, sắc nét nhưng lại rất khó sử dụng với những máy tính kiểu cũ, có màn hình nhỏ, thiếu sức sống.
Cuối cùng, giao diện mới với đặc trưng là hình ảnh nhiều, bắt mắt dự định ra mắt đã được thay thế bằng một giao diện trông như từ năm 2009. Tuy nhiên, giao diện này lại thích hợp xem trên máy tính của đa phần người dùng Facebook.
Sự việc này cho thấy, nếu Facebook không thể cải tiến thiết kế của mình bởi còn phụ thuộc vào lượng người dùng khổng lồ, công ty này đang dần trở thành Yahoo thứ 2.
Ngay từ những ngày đầu tiên, Yahoo đã phải đối mặt với một bài toán hóc búa mang tên cải tiến, đổi mới. Những thay đổi thực sự không thể thực hiện được trên trang Yahoo.com bởi bản thân trang web này đã quá phổ cập với lượng người dùng lên tới hàng trăm triệu.
Điều này khiến Yahoo thiếu khó lòng cạnh tranh với những công ty nhỏ hơn - những công ty có thể dễ dàng đưa ra những đổi táo bạo do không quá lệ thuộc vào bất cứ thứ gì.
Kết quả là chính những công ty nhỏ, mà Google và Facebook cũng nằm trong số này, lại phát triển thành công ty lớn hơn và dần ăn vào doanh thu của Yahoo.
Giờ đây, Facebook đang phải đối mặt với vấn đề tương tự.
Facebook không thể thiết kế lại giao diện theo một cách hiện đại và hấp dẫn hơn bởi nó chỉ phù hợp với người dùng năm 2017 và làm khó chịu cả tỷ người dùng đã quen với giao diện hiện có từ năm 2004. Điều này làm cho Facebook lại trở nên thiếu tính cạnh tranh trước những công ty mới xuất hiện, nhất là những công ty có thể xây dựng các công cụ chia sẻ xã hội thích hợp cho máy tính bảng, điện thoại di động và máy vi tính công nghệ mới.
Những đối thủ tiềm năng đó không cần tới 1 tỷ người dùng để duy trì sự tăng trưởng cho tới khi họ bắt đầu rút dần những đồng USD quảng cáo từ Facebook.
Tuy nhiên, tin tốt dành cho các cổ đông Facebook là CEO Mark Zuckerberg có vẻ như đã nhận ra con cưng của mình đang dần đi vào vết xe đổ của Yahoo từ năm 2005 và đã bắt đầu có những động thái tích cực chống lại tiến trình đó.
Tỷ phú sinh năm 1984 đang sử dụng nguồn vốn thị trường dồi dào của mình để tiến hành thu mua những công ty có thể thực hiện được nhiều thay đổi mang tính đổi mới và mạo hiểm - những thứ mà Facebook không thể thực hiện được trên Facebook.com.
Trong vòng 16 tháng qua, Zuckerberg đã chi tới 22 tỷ USD mua lại Instagram, Whatsapp và Oculus.
Bạn có thể đặt câu hỏi, tại sao 10 năm trước, những người điều hành Yahoo không làm điều tương tự? Sự thật là họ đã cố gắng làm như vậy. Nhưng ban lãnh đạo Yahoo lại phạm sai lầm lớn mà Mark Zuckerberg không mắc phải: quá đong đếm từng đồng khi đưa ra mức giá cho một thương vụ lớn.
Năm 2006, Yahoo đã có thể sở hữu một công ty nhỏ, mới thành lập nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh. Ban lãnh đạo hai bên đi tới thống nhất, vụ mua bán có thể được hoàn thành với khoản tiền 1 tỷ USD. Nhưng vào giây phút cuối cùng, CEO Yahoo lúc đó, Terry Semel nhận thấy, 1 tỷ USD là quá nhiều. Semel bèn hẹn gặp CEO công ty nhỏ, nói với anh ta rằng ông có thể sẵn sàng trả mức giá 850 triệu USD. Nhưng điều mà Semel không hay biết chính là CEO của công ty nhỏ thực ra đâu muốn bán công ty.
Trong một lần trò chuyện với ban giám đốc, vị CEO này nói, nếu có ai trả giá 1 tỷ USD mới bán. Vì vậy, khi Yahoo dự định trả số tiền này, ban giám đốc công ty nhỏ ngay lập tức đồng ý. Nhưng khi Semel mặc cả xuống giá 850 triệu USD, vị CEO trẻ tuổi nhanh chóng chớp lấy thời cơ và dừng ngay cuộc mua bán.
Và thế là, trong một nỗ lực để tiết kiệm 150 triệu USD, Yahoo đã mất đi một công ty mà trị giá của nó vào thời điểm này lên tới hơn 150 tỷ USD. Công ty đó chính là Facebook và vị CEO khôn ngoan đó chính là Mark Zuckerberg.
Bài học ở chỗ: Facebook sẵn sàng chi bộn tiền để mua lại những công ty nhỏ có ích cho mình và điều đó giúp họ tránh đi vào vết xe đổ của Yahoo. Semel đã giúp Zuckerberg nhận ra, khi quyết định một thương vụ lớn, việc tiết kiệm một khoản tiền nhỏ là điều không bao giờ nên làm bởi nó sẽ chẳng là gì so với giá trị tương lai của công ty.
Mark Zuckerberg hiểu hơn ai hết, trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ, việc thu mua chỉ có hai kết quả: hoặc là sẽ giúp công ty giải quyết bài toán đổi mới, hoặc sẽ chẳng có tác dụng gì.
Khánh Huyền (theo Bi)
Cuối cùng, giao diện mới với đặc trưng là hình ảnh nhiều, bắt mắt dự định ra mắt đã được thay thế bằng một giao diện trông như từ năm 2009. Tuy nhiên, giao diện này lại thích hợp xem trên máy tính của đa phần người dùng Facebook.
Giao diện mới lẽ ra đã được trình làng của Facebook với điểm nhấn là hiển thị hình ảnh to hơn, rõ nét hơn. |
Ngay từ những ngày đầu tiên, Yahoo đã phải đối mặt với một bài toán hóc búa mang tên cải tiến, đổi mới. Những thay đổi thực sự không thể thực hiện được trên trang Yahoo.com bởi bản thân trang web này đã quá phổ cập với lượng người dùng lên tới hàng trăm triệu.
Điều này khiến Yahoo thiếu khó lòng cạnh tranh với những công ty nhỏ hơn - những công ty có thể dễ dàng đưa ra những đổi táo bạo do không quá lệ thuộc vào bất cứ thứ gì.
Kết quả là chính những công ty nhỏ, mà Google và Facebook cũng nằm trong số này, lại phát triển thành công ty lớn hơn và dần ăn vào doanh thu của Yahoo.
Giờ đây, Facebook đang phải đối mặt với vấn đề tương tự.
Facebook không thể thiết kế lại giao diện theo một cách hiện đại và hấp dẫn hơn bởi nó chỉ phù hợp với người dùng năm 2017 và làm khó chịu cả tỷ người dùng đã quen với giao diện hiện có từ năm 2004. Điều này làm cho Facebook lại trở nên thiếu tính cạnh tranh trước những công ty mới xuất hiện, nhất là những công ty có thể xây dựng các công cụ chia sẻ xã hội thích hợp cho máy tính bảng, điện thoại di động và máy vi tính công nghệ mới.
Những đối thủ tiềm năng đó không cần tới 1 tỷ người dùng để duy trì sự tăng trưởng cho tới khi họ bắt đầu rút dần những đồng USD quảng cáo từ Facebook.
Tuy nhiên, tin tốt dành cho các cổ đông Facebook là CEO Mark Zuckerberg có vẻ như đã nhận ra con cưng của mình đang dần đi vào vết xe đổ của Yahoo từ năm 2005 và đã bắt đầu có những động thái tích cực chống lại tiến trình đó.
Tỷ phú sinh năm 1984 đang sử dụng nguồn vốn thị trường dồi dào của mình để tiến hành thu mua những công ty có thể thực hiện được nhiều thay đổi mang tính đổi mới và mạo hiểm - những thứ mà Facebook không thể thực hiện được trên Facebook.com.
Trong vòng 16 tháng qua, Zuckerberg đã chi tới 22 tỷ USD mua lại Instagram, Whatsapp và Oculus.
Các vụ mua bán của Facebook |
Năm 2006, Yahoo đã có thể sở hữu một công ty nhỏ, mới thành lập nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh. Ban lãnh đạo hai bên đi tới thống nhất, vụ mua bán có thể được hoàn thành với khoản tiền 1 tỷ USD. Nhưng vào giây phút cuối cùng, CEO Yahoo lúc đó, Terry Semel nhận thấy, 1 tỷ USD là quá nhiều. Semel bèn hẹn gặp CEO công ty nhỏ, nói với anh ta rằng ông có thể sẵn sàng trả mức giá 850 triệu USD. Nhưng điều mà Semel không hay biết chính là CEO của công ty nhỏ thực ra đâu muốn bán công ty.
Trong một lần trò chuyện với ban giám đốc, vị CEO này nói, nếu có ai trả giá 1 tỷ USD mới bán. Vì vậy, khi Yahoo dự định trả số tiền này, ban giám đốc công ty nhỏ ngay lập tức đồng ý. Nhưng khi Semel mặc cả xuống giá 850 triệu USD, vị CEO trẻ tuổi nhanh chóng chớp lấy thời cơ và dừng ngay cuộc mua bán.
Và thế là, trong một nỗ lực để tiết kiệm 150 triệu USD, Yahoo đã mất đi một công ty mà trị giá của nó vào thời điểm này lên tới hơn 150 tỷ USD. Công ty đó chính là Facebook và vị CEO khôn ngoan đó chính là Mark Zuckerberg.
Bài học ở chỗ: Facebook sẵn sàng chi bộn tiền để mua lại những công ty nhỏ có ích cho mình và điều đó giúp họ tránh đi vào vết xe đổ của Yahoo. Semel đã giúp Zuckerberg nhận ra, khi quyết định một thương vụ lớn, việc tiết kiệm một khoản tiền nhỏ là điều không bao giờ nên làm bởi nó sẽ chẳng là gì so với giá trị tương lai của công ty.
Mark Zuckerberg hiểu hơn ai hết, trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ, việc thu mua chỉ có hai kết quả: hoặc là sẽ giúp công ty giải quyết bài toán đổi mới, hoặc sẽ chẳng có tác dụng gì.
Khánh Huyền (theo Bi)
Bình luận