Theo Sputnik, Lầu Năm Góc sẽ phải chịu toàn bộ chi phí sửa chữa máy bay bị hư hỏng do thời tiết. Khoản thiệt hại này có thể vượt quá 100 nghìn USD đối với mỗi máy bay.
Hiện tại, máy bay chiến đấu F-35 đang có mặt tại sân bay ở Fort Worth, Texas chờ nâng cấp phần cứng và phần mềm TR-3, dự kiến hoàn tất vào tháng 7 năm 2023. Ngoài ra, nhà sản xuất Lockheed Martin cũng có kế hoạch chuyển giao 75 - 110 máy bay trong tháng 7, mỗi chiếc có giá từ 82,5 - 109 triệu USD.
Trong khi văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, không có chiếc F-35 nào bị hư hại. Tuy nhiên, đường băng chứa máy bay có thể phải đối mặt với những cơn bão mùa hè nghiêm trọng đi kèm mưa đá và gió lên tới 60 dặm/giờ.
Hồi cuối tháng 6, Lockheed Martin Aeronautics nhận được hợp đồng trị giá hơn 1,5 tỷ USD từ hải quân Mỹ để hỗ trợ hậu cần và đào tạo phi công cho các máy bay chiến đấu F-35 Lightning II - vốn đã được chuyển giao.
F-35 được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng chủ chốt khác như Pratt & Whitney, BAE Systems và Northrop Grumman.
JSF là dự án nghiên cứu và chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian tới năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình dự kiến chế tạo hơn 100 chiếc mỗi năm.
Sau gần 20 năm phát triển và chế tạo, chương trình tiêm kích F-35 vẫn đang vật lộn để thoát khỏi những vấn đề kỹ thuật liên miên không có hồi kết.
Tính đến đầu năm 2024, Lockheed Martin cung cấp từ 75 đến 110 chiếc F-35 cho các đối tác của tập đoàn này. Tuy nhiên con số này thấp hơn 150 chiếc so với kế hoạch của Lockheed Martin.
Theo chuyên gia quân sự Stavros Atlamazoglou, Lockheed Martin thậm chí đang phát triển gói phần mềm Block 4 dành cho F-35 dựa trên nền tảng của TR-3. Kế hoạch này đã được công bố từ lâu nhưng đang chậm trễ khi việc khai TR-3 chưa hoàn tất.
“Gói phần mềm Block 4 sẽ giúp nâng cao hơn nữa khả năng của máy bay chiến đấu tàng hình bằng cách bổ sung thêm nhiều vũ khí chính xác tầm xa, tăng cường nhận dạng mục tiêu và củng cố các tính năng tác chiến điện tử”, Atlamazoglou cho biết, đồng thời cho rằng việc liên tiếp đưa ra các gói nâng cấp sẽ khiến việc chuyển giao và lắp ráp mới F-35 kéo dài.
Atlamazoglou nhận xét thêm TR-3 vẫn là một thành phần quan trọng đối với khả năng chiến đấu của F-35 trong tương lai. Sự chậm trễ liên quan đến TR-3 gây ảnh hưởng tới việc sản xuất chiếc Lightning II thứ 1.000.
Bất chấp những vấn đề còn tồn tại, việc hoàn thành lắp ráp 1.000 chiếc F-35 vẫn là một thành tựu lớn của Lockheed Martin nói riêng và Mỹ nói chung. Hiện tại, 17 quốc gia đồng minh của Washington trên khắp thế giới đang tham gia chương trình tiêm kích Lightning II.
Theo kế hoạch của Lockheed Martin công ty này sẽ chuyển giao 75-110 chiếc F-35 trong năm 2024 cho các khách hàng nhưng phần lớn trong số này đều được lên lịch vào gần cuối năm.
Bên cạnh đó Lockheed Martin vẫn chứng kiến doanh số bán hàng tăng trong năm 2023. Doanh thu của công ty này vào năm ngoái là 67,6 tỷ USD, so với 66,0 tỷ USD vào năm 2022, giá trị cổ phiếu của Lockheed Martin trong năm 2023 cũng tăng mạnh.
Bình luận