Chưa có văn bản nào nói thủy điện miền Trung tham gia cắt lũ, ngay cả quy trình vận hành liên hồ Thủ tướng duyệt cũng chỉ nói giảm lũ.
Ông Đỗ Đức Quân, Vụ trưởng Vụ Thủy điện, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương khẳng định như vậy. Ông Quân khẳng định thêm một lần nữa là thủy điện miền Trung không cắt được lũ.
- Thưa ông trong cuộc họp mới đây giữa đoàn công tác của Bộ Công Thương với UBND tỉnh Phú Yên sau khi kiểm tra việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện trên lưu vực sông Ba, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc đã nói: “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”. Phát biểu này khiến dư luận khá bất bình và cho rằng cách nói thể hiện sự vô trách nhiệm với dân. Ông bình luận gì về điều này?
Đây là phát biểu ở trong cuộc họp chia sẻ để mọi người hiểu đúng về bản chất chứ không phải thách thức ai.
Ý muốn nói là nhiều khi chính quyền địa phương hay người dân chưa hiểu hết nên nghĩ xây hồ có hy vọng cắt được lũ. Nhưng phát biểu này có ý việc xây hồ thủy điện ở sông Ba rất hạn chế nên đừng có kỳ vọng cắt được lũ.
Ngay cả trong Quyết định của Thủ tướng phê duyệt về quy trình vận hành liên hồ cũng chỉ nêu giảm được lũ chứ không cắt được lũ.
Việc cắt lũ chỉ có thể thực hiện được ở hồ Thủy điện Hòa Bình hay thủy điện ở ngoài miền Bắc. Còn ở miền Trung kể từ Quảng Nam trở vào, ngay trong quy trình vận hành liên hồ cũng không ai nói thủy điện cắt dược lũ.
- Như vậy là do điều kiện không thể xây dựng hồ chứa dung tích đủ để cắt lũ hay nếu làm thì chi phí quá lớn khiến chủ đầu tư ngại đầu tư, thưa ông?
Do lũ ở sông Ba cực kỳ lớn. Từ xưa đến giờ kể cả trong nghiên cứu quy hoạch đều thống nhất một kết luận miền Trung địa hình không thể làm được.
Cả về tính khả thi cũng như mặt kỹ thuật đều không thể làm.
- Thế nhưng có ý kiến cho rằng hoàn toàn có thể điều tiết nếu thực sự cơ quan quản lý nghĩ cho dân. Tức là vào mùa lũ tăng cường cho các nhà máy này phát điện hết công suất, giảm phía nhiệt điện. Theo ông tại sao không áp dụng điều này?
Nhầm. Không phải như vậy. Nếu vào mùa lũ thủy điện phát hết công suất chỉ có ý nghĩa về mặt tiết kiệm tài nguyên, còn không phát điện thì vẫn phải xả tràn.
Về lý thuyết chung nếu cắt được lũ 2% hay 5% chẳng hạn thì Tuy Hòa phải không được ngập. Tức là phải có tiêu chuẩn đàng hoàng.
Ở miền Trung ngay cả quy hoạch thủy lợi hay các công trình phòng chống lũ như đắp kè, đê đều xác định với Tuy Hòa chỉ có thể không ngập khi lũ ở mức dưới 10%. Điều này là khẳng định và được tính toán bởi các ngành có liên quan.
- Nói như vậy có nghĩa từ nay trở đi với bất kỳ dự án thủy điện nào người dân hay địa phương cũng không nên trông chờ vào thủy điện tham gia cắt lũ, giảm lũ bởi nếu có nói cũng chỉ là cho “đẹp dự án” với mục đích cao đẹp cho việc phê duyệt được nhanh hơn thôi?
Không bao giờ có chuyện đó. Ngay từ ngày xưa trong quy hoạch thủy điện Bộ Công nghiệp phê duyệt cũng không bao giờ đưa câu thủy điện tham gia cắt lũ hay điều tiết mà chỉ nói là giảm thôi. Còn nếu nói cắt lũ thì phải là cắt bao nhiêu %.
Không riêng gì khu vực sông Ba mà cả hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn hay sông Côn ở Bình Định có dung tích phòng lũ cũng chỉ nói thủy điện có tác dụng giảm lũ.
Nói thì bảo bênh thủy điện nhưng phải hiểu đúng vấn đề. Nếu như ở miền Bắc thì nói cắt lũ được chứ miền Trung thì không thể nói như thế. Nếu nói cắt được lũ thì chống được lũ nào, bao nhiêu %.
- Đã không cắt được lũ, giảm lũ nhưng thời gian qua thủy điện lại tham gia xả lũ chồng lũ khiến nhiều nơi người dân hạ du điêu đứng. Ông nghĩ sao về điều này?
Nói như vậy cũng là sai. Phải hiểu lũ chồng lũ trong trường hợp lũ về nhỏ mà thủy điện lại xả lũ với lưu lượng lớn hơn thì mới đổ cho thủy điện. Còn nếu thủy điện xả lũ nhưng lưu lượng nhỏ hơn lũ tự nhiên thì vẫn là có tác dụng giảm
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
» Động đất liên tiếp xuất hiện, rung chuyển Sông Tranh 2
» Liên tiếp động đất kèm nổ lớn khiến Sông Tranh 2 rung chuyển
» Liên tiếp xảy ra hai trận động đất tại thủy điện Sông Tranh 2
Theo Đất Việt
Ông Đỗ Đức Quân, Vụ trưởng Vụ Thủy điện, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương khẳng định như vậy. Ông Quân khẳng định thêm một lần nữa là thủy điện miền Trung không cắt được lũ.
- Thưa ông trong cuộc họp mới đây giữa đoàn công tác của Bộ Công Thương với UBND tỉnh Phú Yên sau khi kiểm tra việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện trên lưu vực sông Ba, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc đã nói: “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”. Phát biểu này khiến dư luận khá bất bình và cho rằng cách nói thể hiện sự vô trách nhiệm với dân. Ông bình luận gì về điều này?
Đây là phát biểu ở trong cuộc họp chia sẻ để mọi người hiểu đúng về bản chất chứ không phải thách thức ai.
Ý muốn nói là nhiều khi chính quyền địa phương hay người dân chưa hiểu hết nên nghĩ xây hồ có hy vọng cắt được lũ. Nhưng phát biểu này có ý việc xây hồ thủy điện ở sông Ba rất hạn chế nên đừng có kỳ vọng cắt được lũ.
Ngay cả trong Quyết định của Thủ tướng phê duyệt về quy trình vận hành liên hồ cũng chỉ nêu giảm được lũ chứ không cắt được lũ.
Việc cắt lũ chỉ có thể thực hiện được ở hồ Thủy điện Hòa Bình hay thủy điện ở ngoài miền Bắc. Còn ở miền Trung kể từ Quảng Nam trở vào, ngay trong quy trình vận hành liên hồ cũng không ai nói thủy điện cắt dược lũ.
- Như vậy là do điều kiện không thể xây dựng hồ chứa dung tích đủ để cắt lũ hay nếu làm thì chi phí quá lớn khiến chủ đầu tư ngại đầu tư, thưa ông?
Do lũ ở sông Ba cực kỳ lớn. Từ xưa đến giờ kể cả trong nghiên cứu quy hoạch đều thống nhất một kết luận miền Trung địa hình không thể làm được.
Cả về tính khả thi cũng như mặt kỹ thuật đều không thể làm.
- Thế nhưng có ý kiến cho rằng hoàn toàn có thể điều tiết nếu thực sự cơ quan quản lý nghĩ cho dân. Tức là vào mùa lũ tăng cường cho các nhà máy này phát điện hết công suất, giảm phía nhiệt điện. Theo ông tại sao không áp dụng điều này?
Nhầm. Không phải như vậy. Nếu vào mùa lũ thủy điện phát hết công suất chỉ có ý nghĩa về mặt tiết kiệm tài nguyên, còn không phát điện thì vẫn phải xả tràn.
Về lý thuyết chung nếu cắt được lũ 2% hay 5% chẳng hạn thì Tuy Hòa phải không được ngập. Tức là phải có tiêu chuẩn đàng hoàng.
Ở miền Trung ngay cả quy hoạch thủy lợi hay các công trình phòng chống lũ như đắp kè, đê đều xác định với Tuy Hòa chỉ có thể không ngập khi lũ ở mức dưới 10%. Điều này là khẳng định và được tính toán bởi các ngành có liên quan.
- Nói như vậy có nghĩa từ nay trở đi với bất kỳ dự án thủy điện nào người dân hay địa phương cũng không nên trông chờ vào thủy điện tham gia cắt lũ, giảm lũ bởi nếu có nói cũng chỉ là cho “đẹp dự án” với mục đích cao đẹp cho việc phê duyệt được nhanh hơn thôi?
Không bao giờ có chuyện đó. Ngay từ ngày xưa trong quy hoạch thủy điện Bộ Công nghiệp phê duyệt cũng không bao giờ đưa câu thủy điện tham gia cắt lũ hay điều tiết mà chỉ nói là giảm thôi. Còn nếu nói cắt lũ thì phải là cắt bao nhiêu %.
Không riêng gì khu vực sông Ba mà cả hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn hay sông Côn ở Bình Định có dung tích phòng lũ cũng chỉ nói thủy điện có tác dụng giảm lũ.
Nói thì bảo bênh thủy điện nhưng phải hiểu đúng vấn đề. Nếu như ở miền Bắc thì nói cắt lũ được chứ miền Trung thì không thể nói như thế. Nếu nói cắt được lũ thì chống được lũ nào, bao nhiêu %.
- Đã không cắt được lũ, giảm lũ nhưng thời gian qua thủy điện lại tham gia xả lũ chồng lũ khiến nhiều nơi người dân hạ du điêu đứng. Ông nghĩ sao về điều này?
Nói như vậy cũng là sai. Phải hiểu lũ chồng lũ trong trường hợp lũ về nhỏ mà thủy điện lại xả lũ với lưu lượng lớn hơn thì mới đổ cho thủy điện. Còn nếu thủy điện xả lũ nhưng lưu lượng nhỏ hơn lũ tự nhiên thì vẫn là có tác dụng giảm
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
» Động đất liên tiếp xuất hiện, rung chuyển Sông Tranh 2
» Liên tiếp động đất kèm nổ lớn khiến Sông Tranh 2 rung chuyển
» Liên tiếp xảy ra hai trận động đất tại thủy điện Sông Tranh 2
Theo Đất Việt
Bình luận