(VTC News) - Nhen nhóm từ những thập niên 70-80 với một vài giải đấu trên các hệ máy thùng (arcade), thể thao điện tử - eSports nay đã trở thành một nhánh lớn của ngành công nghiệp game toàn cầu.
Thuật ngữ Electronic Sports (eSports) hay thể thao điện tử đơn giản được sử dụng để chỉ các trò chơi trên máy tính. Về cơ bản eSport cũng không quá khác biệt so với các game chúng ta hay chơi.
Xét tổng thể các trò chơi hiện được chia ra làm các loại chính sau:
* Casual: game đơn giản, chủ yếu dành cho trẻ em hoặc giải trí đơn thuần.eSports cũng tương tự thế, nhưng nó chủ yếu tập trung vào một số thể loại như FPS, RTS và Sports. Các game thuộc eSports đều có đặc điểm chung là mang tính ganh đua giữa các người chơi rất cao, người tham gia đều cần có một ký năng nhất định để có thể tham gia tranh tài.
* FPS (First Person Shooter): Bắn súng
* RTS (Real Time Strategy): Chiến thuật thời gian thực
* Sport: thể thao
* Racing: đua xe (được coi tách biệt khỏi sport)
* Fighting: Game đối kháng.
* Adventure: phiêu lưu
* Puzzle: Giải đố
* MMOG: Các game online.
* Education: Game giáo dục cho từng múc đích riêng biệt.
* Simulation: Mô phỏng
Để một game có thể mang mác eSports, trước tiên nó phải có một gameplay tốt, có cách chơi dễ tiếp cận nhưng cũng không quá nhàm chán. Có một chế độ chơi mạng phong phú và rông lớn, có một cộng đồng người chơi đông đảo vả gắn bó. Và khi đạt đủ những tiêu chuẩn đó thì các giải đấu mặc nhiên sẽ xuất hiện và nếu gặt hái được nhiều kết quả tốt thì dần dần game đó sẽ được nhìn nhận như một game eSports.
Xương sống của các game loại này đa số tập trung vào phần chơi mạng hơn là chơi đơn. Không giống như những game thông thường bạn hay chơi, chỉ cần một vài lần là có thể nắm bắt được game, dễ dàng vượt qua các thử thách hay "làm thịt" các con trùm( boss), bí lăm thì lôi cheatcode hay trainer ra. Hay như các game online (chủ yếu là MMORPG) phần lớn dựa vào thời gian cày cuốc và tiền bạc.
Với eSports lại khác, đối thủ của bạn cũng chính là những người ngôi trước máy tính, họ sử dụng những chiêu thức, súng ống, phép thuật y như bạn, họ cũng có một cái đầu để suy nghĩ làm sao đưa bạn lên bảng đếm số nhanh nhất có thể. Có thể bạn không ngán hàng đàn quái vật, hàng trăm khấu súng hướng vào người mình trong một nhiệm vụ chơi đơn nào đó, nhưng khi tham gia đấu trường trực tuyến, một thằng bé con với khẩu lục 1.1 cũng có thể dễ dàng cho bạn "nằm".
Để pro eSports là cả một quá trình tiếp thu và rèn luyện, chính vì thể nên nó cũng không thua kém gì so với các môn thể thao ngoài đời thật.
ESWC - sân chơi quy tụ các VĐV hàng đầu Thế giới
Sự trỗi dậy của eSports bắt đầu vào những năm 90 của thế kỷ trước, song song với sự phát triển của các mạng IRC(Internet Replay Chat cho phép game thủ có thể kết nối với nhau không chỉ qua game. Đầu tiên phải kể đến ID Software với 2 seri Doom(1993) với phương thức multi player là DWAN (Dial-up Wide Area Network), tiếp theo đó là Quake(1996). 2 game PFS giả tưởng này đã có một số lượng gamer không lồ ở Bắc Mỹ và một số giải đấu với mức tiền thưởng tương đối cao đã được mở ra.
Tại một giải Quake năm 1997, một game thủ tên là Dennis Wong đã chiến thắng 1 chiếc Ferrari từ người chủ thương hiệu Quake là John Carmack. Anh cũng thuộc lớp game thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới và được vinh danh là "Michael Jordan của thể loại Video Games". Tiếp theo sự thành công của Quake, là sự suất hiện của những tên tuổi như Counter Strike, StarCraft, WarCraft, FIFA, chúng trở thành những bộ môn eSports được hâm mộ nhất trên toàn thế giới cùng sử đổ bộ ồ ạt các giải đấu.
Và người đầu tiên có công lan tỏa cơn lốc eSport ra toàn cầu lại là ông trùm Angel Munoz với giải đấu Cyberathlete Professional League(CPL) với rất nhiều tựa game như Quake, CounterStrike, StarCraft, WarCraft... Các trận đấu của giải được phát qua các kênh truyền thông trên internet và thu hút đông đảo người xem.
Nhận ra sự màu mỡ của nền công nghiệp còn non trẻ, rất nhiều tổ chức khác đã đầu tư vào eSport với các giải đấu tầm cỡ như World Cyber Games (WCG), Electronic Sports World Cup (ESWC), Mayjor League Gaming, World Series of Video Games... với phần tiền thưởng rất cao. Khái niệm pro gamer dần được coi như một nghề. Một ví dụ tiêu biểu cho sự phát triển của eSports đó là đất nước Hàn Quốc với một nền thể thao điện tử cực kì phát triển và chuyên nghiệp bậc nhất thế giới.
Tại một giải Quake năm 1997, một game thủ tên là Dennis Wong đã chiến thắng 1 chiếc Ferrari từ người chủ thương hiệu Quake là John Carmack. Anh cũng thuộc lớp game thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới và được vinh danh là "Michael Jordan của thể loại Video Games". Tiếp theo sự thành công của Quake, là sự suất hiện của những tên tuổi như Counter Strike, StarCraft, WarCraft, FIFA, chúng trở thành những bộ môn eSports được hâm mộ nhất trên toàn thế giới cùng sử đổ bộ ồ ạt các giải đấu.
Và người đầu tiên có công lan tỏa cơn lốc eSport ra toàn cầu lại là ông trùm Angel Munoz với giải đấu Cyberathlete Professional League(CPL) với rất nhiều tựa game như Quake, CounterStrike, StarCraft, WarCraft... Các trận đấu của giải được phát qua các kênh truyền thông trên internet và thu hút đông đảo người xem.
Nhận ra sự màu mỡ của nền công nghiệp còn non trẻ, rất nhiều tổ chức khác đã đầu tư vào eSport với các giải đấu tầm cỡ như World Cyber Games (WCG), Electronic Sports World Cup (ESWC), Mayjor League Gaming, World Series of Video Games... với phần tiền thưởng rất cao. Khái niệm pro gamer dần được coi như một nghề. Một ví dụ tiêu biểu cho sự phát triển của eSports đó là đất nước Hàn Quốc với một nền thể thao điện tử cực kì phát triển và chuyên nghiệp bậc nhất thế giới.
Moon- tượng đài WarCraft III của Hàn Quốc
eSports ở Việt Nam?
Internet chính thức xuất hiện ở nước ta vào năm 1997, cho đến nay với sự bủng nổ của công nghệ thông tin thì giờ đây việc kết nối mạng đã trở nên quá dễ dàng và eSports cũng không nằm ngoài làn sóng đó. Một phần vì các game eSports không đòi hỏi phần cứng quá cao và sự đam mê tìm tòi của các bạn trẻ mà chúng ta cũng đã làm quen được khá sớm.
Có thể kể đến Counter Strike 1.0/1.1 từ những năm 2000, rồi AOE hay FIFA. Sự xuất hiện lần đầu của World Cyber Games vào năm 2002 đã thổi một làn do mới vào cộng đồng eSport nước nhà. Lần đầu tiên có một giải đấu game quy mô và tầm cỡ thế giới xuất hiện, lôi kéo rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng game thủ. Lúc này các clan game với đội ngũ những game thủ giỏi đã ra đời, có thể kể đến như clan VIE, SSP và sau này là ProA Gaming, 3H, 1st hay SB, họ đều là những cái tên đã làm rạng ranh nền eSports nước nhà. Do mặt hạn chế về phần cứng cũng như chi phí vì thế ở Việt Nam hiện nay rất thịnh hành các game có cấu hình tầm trung như Counter Strike 1.6, Dota, FIFA, AOE....
Internet chính thức xuất hiện ở nước ta vào năm 1997, cho đến nay với sự bủng nổ của công nghệ thông tin thì giờ đây việc kết nối mạng đã trở nên quá dễ dàng và eSports cũng không nằm ngoài làn sóng đó. Một phần vì các game eSports không đòi hỏi phần cứng quá cao và sự đam mê tìm tòi của các bạn trẻ mà chúng ta cũng đã làm quen được khá sớm.
Có thể kể đến Counter Strike 1.0/1.1 từ những năm 2000, rồi AOE hay FIFA. Sự xuất hiện lần đầu của World Cyber Games vào năm 2002 đã thổi một làn do mới vào cộng đồng eSport nước nhà. Lần đầu tiên có một giải đấu game quy mô và tầm cỡ thế giới xuất hiện, lôi kéo rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng game thủ. Lúc này các clan game với đội ngũ những game thủ giỏi đã ra đời, có thể kể đến như clan VIE, SSP và sau này là ProA Gaming, 3H, 1st hay SB, họ đều là những cái tên đã làm rạng ranh nền eSports nước nhà. Do mặt hạn chế về phần cứng cũng như chi phí vì thế ở Việt Nam hiện nay rất thịnh hành các game có cấu hình tầm trung như Counter Strike 1.6, Dota, FIFA, AOE....
FIFA Online 2 đã có mặt tại Việt Nam hơn 3 năm
FIFA Online 2, dưới sự hợp tác của VTC Game, EA Sports và IAHGames, đã chính thức được phát hành tại Việt Nam vào ngày 19/10/2008.
Kể từ đó, FIFA Online 2 dần khẳng định sức hút của mình. Sau hơn 3 năm hoạt động, FIFA Online 2 vẫn đang trên đà phát triển của mình, đặc biệt hơn khi gần đây, FIFA Online 2 đã chính thức được công nhận là mộn thể thao điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
Kể từ đó, FIFA Online 2 dần khẳng định sức hút của mình. Sau hơn 3 năm hoạt động, FIFA Online 2 vẫn đang trên đà phát triển của mình, đặc biệt hơn khi gần đây, FIFA Online 2 đã chính thức được công nhận là mộn thể thao điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
OAC 2009, giải đấu đáng nhớ của FIFA Online 2 Việt Nam
Sau 3 năm, với hơn 2 triệu NQL và rất nhiều giải đấu như Vietnam Esports Championship, Hyundai Cup, One Asia Cup, Asian Indoor Games..., FIFA Online 2 đã vinh danh rất nhiều VĐV như Tô Trung Hiếu, Vũ Hoài Nam, Trần Minh Khôi với những thành tích xuất sắc tại AIG 3rd, OAC 2009... Và mới đây, trong đêm chung kết Quốc Gia VEC 2011, nhờ những thành tích xuất sắc của mình trong quá khứ, VĐV Tô Trung Hiếu đã nhận được bằng khen vì những đóng góp lớn lao cho thể thao điện tử nước nhà.
Tô Trung Hiếu nhận bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Theo trưởng dự án FIFA Online 2, anh Phạm Văn Thành, mục tiêu của FIFA Online 2 với tư cách là một môn thể thao điện tử sẽ là phát triển giống các bộ môn thể thao ngoài đời. Hệ thống quản lý của FIFA Online 2 sẽ chi tiết hơn với những CLB, Liên đoàn... Và quan trọng hơn cả là các giải đấu sẽ có quy mô lớn, từ cấp CLB, Liên đoàn cho tới cấp Quốc gia. Mong muốn của FIFA Online 2 chính là trở thành cấu nối của các NQL nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và giải trí của mình.
H.V
H.V
Bình luận